Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 123)

Hướng dẫn giải

a. Từ trông được lặp lại 8 lần.

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng: nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng; nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề; muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 124)

Hướng dẫn giải

Từ học được lặp lại trong câu tục ngữ dưới. Việc lặp lại từ học có tác dụng nhấn mạnh mỗi người trong đời cần phải học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, tri thức từ nhiều người, nhiều công việc; học để biết nhưng còn học để xử lí, học để ứng dụng, sử dụng được thứ đã học. Ý muốn nói sự học cần tỉ mỉ, suốt đời, học để làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 124)

Hướng dẫn giải

a. Từ bỗng xuất hiện trong đoạn thơ 2 lần.

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng:

D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 124)

Hướng dẫn giải

a. Từ được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn là từ tre.

b. Việc lặp lại từ tre có tác dụng: đề cao vai trò của hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam khi xưa cho tới tận bây giờ. Tre là loài cây biểu tượng và gắn liền với làng của người Việt. Tre che chắn và ẩn náu cho dân làng, kiên cố làng Việt. Tre trải qua những ngày tháng chiến tranh, đồng hành và gắn bó như máu mủ, người thân của ta. Lặp lại nhiều lần từ tre nhằm thể hiện tình yêu, sự quan trọng và gắn bó một lòng của dân ta với cây tre Việt Nam. Khó có quốc gia nào yêu tre như dân ta.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)