1.Đọc đoạn đầu bức thư :từ Đối với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.
a/ Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa được dùng
b/ Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên.
2. Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.
a/ Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và “người da trắng” trên những vấn đề gì?
b/ Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và thể hiện thái độ, tình cảm của mình?
(Gợi ý: cách dùng phép so sánh, phép nhân hóa, phép lặp, phép đối lập; cách sử dụng các kiểu câu; cách sử dụng từ ngữ,…)
3. Đọc đoạn còn lại của bức thư.
a/ Hãy nêu các ý chính của đoạn này.
b/ Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?
c/ Nên hiểu thế nào về câu : Đất là Mẹ.
4. Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp (lặp ý, lặp từ ngữ, lặp kiểu câu).Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của chúng.
5*.Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
(Gợi ý: Vận dụng tổng hợp kết quả việc đọc- hiểu ở trên và kết hợp với việc làm bài Luyện tập dưới đây)