Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene

Mở đầu (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Liên kết gene đã gây nên hiện tượng này.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Liên kết gene là hiện tượng các gene trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau.

Cơ sở tế bào học giải thích cho hiện tượng liên kết gene mà Morgan khám phá ra là mỗi gene nằm trên NST tại một vị trí xác định gọi là locus, các gene phân bố dọc theo chiều dài của NST, các NST phân li trong giảm phân dẫn tới các gene trên cùng một NST phân li cùng nhau.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

- Trong tự nhiên, các gene có lợi, đảm bảo cho sinh vật thích nghi với môi trường có thể được tập hợp trên cùng một NST. Các gene này luôn di truyền cùng nhau đảm bảo duy trì sự ổn định của loài.

- Trong chọn, tạo giống, các chỉ thị phân tử được sử dụng để hỗ trợ việc sàng lọc, lựa chọn kiểu hình mong muốn của vật nuôi hay giống cây trồng. Chỉ thị phân tử thường được sử dụng là các đoạn trình tự nucleotide liên kết chặt với gene quy định tính trạng mong muốn. Ngoài ra, trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng các phương pháp khác nhau, ví dụ, gây đột biến chuyển đoạn NST để đưa các gene có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống mới có nhiều đặc điểm mong muốn.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Hoán vị gene là hiện tượng các allele tương ứng của một gene trao đổi vị trí cho nhau trên cặp NST tương đồng, làm xuất hiện các tổ hợp gene mới, từ đó dẫn tới tạo thành các tổ hợp kiểu hình mới.

Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở kì đầu của giảm phân ,I ở một số tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa các chromatid khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng dẫn tới sự hoán đổi vị trí của các gene.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Hoán vị gene do trao đổi chéo giữa các NST tương đồng, xảy ra trong giảm phân tạo ra các giao tử tái tố hợp mang các tố hợp gene mới. Kết hợp với sự tố hợp ngu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử ở các loài sinh sản hữu tính, làm tăng nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

 

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Bản đồ di truyền là sơ đồ biểu diễn trật tự sắp xếp và khoảng cách tương đối giữa các gene trên NST.

Ý nghĩa: 

Bản đồ di truyền với thông tin về tần số hoán vị gene giữa hai gene có thể giúp dự đoán tần số các tổ hợp gene mới trong các phép lai. Điều này có ý nghĩa trong việc chọn, tạo giống.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 1 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Các kiểu gene có thể có cho cá thể dị hợp tử: AB/ab, Ab/aB

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 2 (SGK Sinh học 12 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:

+ Thân đen: thân xám = (751+45):(721+49)=1:1

+ Mắt đỏ: mắt tím = (721+45):(751+49)=1:1

Ta thấy: 1:1:1:1 khác với 751:721:49:45 => Tuân theo di truyền liên kết

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)