Bài 10. Biến trở - Điện trở sử dụng trong kỹ thuật

Câu C2 (SGK trang 29)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Vì khi đó, nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở, con chạy không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua.



(Trả lời bởi LY VÂN VÂN)
Thảo luận (2)

Câu C3 (SGK trang 29)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Khi biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, với hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a, b SGK, nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, do đó làm thay đổi diện trở của biến trở, và điện trở của mạch điện sẽ thay đổi theo.



(Trả lời bởi LY VÂN VÂN)
Thảo luận (2)

Câu C4 (SGK trang 29)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c trên hình 10.2 SGK : Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi ddiiejn trở của biện trở.


(Trả lời bởi LY VÂN VÂN)
Thảo luận (2)

Câu C5 (SGK trang 29)

Hướng dẫn giải

Sơ đồ mạch điện như hình 10.1

(Trả lời bởi LY VÂN VÂN)
Thảo luận (2)

Câu C6 (SGK trang 29)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

+ Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điên trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua tất cả cuộn dây của biến trở.

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con trở của biến trở đến vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất ( vì biến trở mắc nối tiếp với đèn trong mạch), đó là điểm M.

Khi con chạy đặt ở điểm M thì dòng điện hầu như không chạy qua cuộn dây của biến trở, điện trở của biến trở khi ấy là nhỏ nhất.



(Trả lời bởi LY VÂN VÂN)
Thảo luận (3)