Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang - Lần 1 - năm 2017 (có lời giải chi tiết) TRƯỜẠ ỌẦ– ĐỀỬỐC GIA NĂM 2017 ỮVĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện “Cần lưu ý là dưới những danh từ truyền thống như chí, công danh, phận sự,... Nguyễn Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân, ngược với thánh hiền. Khổng Tử nói: “Kẻ sĩ chí ở đạo, nếu xẩu hổ về nỗi áo xấu cơm thô thì không thể cùng bàn bạc về đạo ” (Lý nhân). Khổng Tử lại nói: “Người quân tử làm việc đời, không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm” (Lý nhân). Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ “thích chí”, và chí của ông là chí được thi thố tài năng cá nhân, “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, lấy việc nghèo khổ làm điều xấu xa, nhục nhã (Hàn nho phong vị phú). Khổng Tử đối lập quân tử và tiểu nhân ở chỗ người quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thượng còn tiểu nhân chỉ chăm lo ăn sung mặc sướng. Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai: “Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ”, “Càng tài tử càng nhiều tình ái”,... Khổng Tử chủ trương sống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang. Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi: “Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười - Phong lưu cho bõ kiếp người”. Có thể nói, dưới hình thức ngôn ngữ nhà nho, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cá nhân mới — thích chí, hành lạc.” (Con người cá nhân trong văn học Việt nam thế kỉ XIX- Trần Đình Sử) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích trên? (0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý thức cá nhân thích chí, hành lạc của Nguyễn Công Trứ? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đê “công danh” trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về phong vị dân gian trong đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiêu lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về -----HẾT-----
00:00:00