Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 05 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước. (Trích Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng – Hồ Chí Minh, Dẫn theo Thơ Văn Hồ Chí Minh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Phương thức biểu đạt đó được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? (0,5 điểm) Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0,5 điểm) Câu 3. Nét đặc sắc trong cách sử dụng câu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt đó. (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, thanh niên ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”? (0,5điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết bài văn nghị luận chia sẻ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Đời người cũng như một bài thơ, giá trị không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung”. Câu 2. (5,0 điểm) Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước.” Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.” Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. ……………………………..Hết…………………………….
00:00:00