Cảnh báo
Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
\(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) tạo ra tối đa 10.3 = 30 kiểu gen.
\(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{DD}} \times \frac{{AB}}{{ab}}{\rm{dd}}\) tạo ra tối đa 10.1 = 10 kiểu gen.
\(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{\rm{dd}}\) tạo ra tối đa 7.2 = 14 kiểu gen.
\(\frac{{Ab}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{\rm{dd}}\) tạo ra tối đa 3.2 = 6 kiểu gen.
Trong quá trình dịch mã, phân tử đóng vai trò như “người phiên dịch” là
Trong dịch mã, tARN có chức năng mang và vận chuyển axit amin, khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã sao trên mARN → tARN là phân tử đóng vai trò như người phiên dịch.
Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều
- Quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực đều được diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN còn quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên 1 mạch.
- Quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của ADN pôlimeraza còn phiên mã thì không.
Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
Cơ thể dị hợp về cả hai cặp gen là AaBb.
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 trong chuỗi thức ăn này là cáo.
Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
Tần số alen D trong quần thể là (400 + 200: 2):2000 = 0,25.
Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?
Lai xa kèm đa bội hóa tạo ra thể song nhị bội → Phương pháp này có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
AaBb dị hợp về 2 cặp gen → Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là 2.2 = 4.
Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
Người con trai bị mù màu có kiểu gen \({X^a}Y\) → người con trai này nhận Y từ bố và \({X^a}\)từ mẹ
Do đó, người con trai này nhận alen gây bệnh từ mẹ.
Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình. CLTN giữ lại các kiểu hình thích nghi và đào thải các kiểu hình không thích nghi với điều kiện sống.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ
Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Phấn trắng, thuộc đại Trung sinh.
Quần thể sinh vật là tập hợp
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới.
- Tập hợp cây cỏ trên đồng cỏ thì có thể có nhiều loài cỏ khác nhau → đây không phải quần thể sinh vật.
- Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương → có nhiều loài bướm khác nhau → không phải quần thể.
- Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn → có nhiều loài chim → không phải quần thể.
- Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây → cùng là loài cá chép → đây là quần thể sinh vật.
Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
Đột biến làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật là đột biến
Loại đột biến làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật là đột biến điểm.
Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này mắc
Bộ NST của người này có 3 NST số 21 → người này mắc hội chứng Đao.
Kiểu phân bố chỉ có trong quần xã sinh vật là phân bố
Phân bố đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên là các kiểu phân bố ở quần thể sinh vật.
Kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng là kiểu phân bố chỉ có trong quần xã sinh vật.
Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Aabb × aaBb → đời con có tỉ lệ kiểu hình là (1:1).(1:1) = 1:1:1:1
AaBb × AaBb → đời con có tỉ lệ kiểu hình là (3:1).(3:1) = 9:3:3:1
AaBB × AABb → đời con có tỉ lệ kiểu hình là 100% A_B_
AaBB × AaBb → đời con có tỉ lệ kiểu hình là (3:1).1 = 3:1
Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?
Cây tầm gửi và cây thân gỗ → mối quan hệ kí sinh.
Trong đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba: sai vì có thể tạo thể không, thể một, thể ba hoặ thể bốn.
Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Từ hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ?
F1 là tất cả ruồi đực mắt đỏ → mẹ chỉ cho 1 loại giao tử là \({{\rm{X}}^A}\) → kiểu gen của ruồi cái mẹ phải là \({{\rm{X}}^A}{X^A}\).
Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
Quy ước: A-B- : đỏ; A-bb, aaB-, aabb: trắng.
Nếu đời con có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng → AaBB x Aabb và AABb x aaBb.
Nếu dời con có tỉ lệ 3 trắng: 1 đỏ → AaBb x aabb.
Vậy có 3 phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:1.
Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân cao; một nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:
(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phép lai.
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen này phân li độc lập.
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được ${F_1}$ có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thì các gen này di truyền liên kết.
(4) Lai hai cây ban đầu với nhau thu được ${F_1}$ có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen này phân li độc lập.
Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời.
Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) đúng vì chỉ dùng 1 phép lai thì ở đời ${{\rm{F}}_1}$ dù là gen liên kết hay gen phân li độc lập cũng đều cho tỉ lệ kiểu hình như nhau (100% hoặc 1:1 hoặc 1:2:1). Đến đời ${F_2}$, giả sử kết quả ở ${F_1}$ là 100% hoa đỏ, thân cao thì nếu 2 gen phân li độc lập sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 nhưng nếu liên kết gen sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
(2) sai vì nếu 2 cây ban đầu có kiểu gen $\frac{{Ab}}{{ab}}$ và $\frac{{aB}}{{ab}}$ thì lai với nhau sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 dù đó là gen liên kết.
(3) đúng vì khi lai các cây hoa đỏ thân cao cho tỉ lệ 1:2:1 chứng tỏ gen liên kết trong trường hợp trội hoàn toàn.
(4) đúng vì nếu không có hoán vị gen thì liên kết gen không thể cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 được.
Ở một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể này 5 loại kiểu gen thuộc về gen trên. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể này cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
Quá trình ngẫu phối tạo ra 5 kiểu gen trong quần thể → gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 0,5AA : 0,5aa.
(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
(4) 0,75AA : 0,25aa.
(5) 100% AA.
(6) 100% Aa.
Quần thể có thành phần kiểu gen xAA : yAa : zaa = 1 đạt trạng thái cân bằng khi x.z = \({\left( {\frac{y}{2}} \right)^2}\)
→ Quần thể (2), (5) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở cá thế hệ như sau:
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp giảm dần qua các thế hệ còn tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn tăng dần qua các thế hệ → Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
Trong quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao để giúp cho mật độ quần thể cân bằng trở lại chứ không dẫn đến làm cho quần thể bị diệt vong.
Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình 3. Phân tích hình 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Cho các thông tin ở bảng dưới đây:
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để giảm sự cạnh tranh giữa chúng.
Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
Các biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là (1), (3),(4).
(2) sai vì lấy đất rừng làm nương rẫy có thể dẫn tới xói mòn, sạt lở đất,..
(5) sai vì để phát triển bền vững thì nên sử dụng phân bón sinh học chứ không phải phân bón hóa học.
Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai?
Chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa là Met – Lys – Phe – Gly.
- Do alen đột biến 1 bị đột biến thay thế G ở bộ ba thứ 4 trên mạch gốc thành A → côđon mã hóa từ 5’GGX3’ sau đột biến thành 5’GGU3’. Mà 2 loại bộ ba này đều mã hóa cho axit amin Gly → Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa: đúng.
- Alen đột biến 2 làm 3’TTX5’ trên mạch gốc đột biến thành 3’ATX5’, mà bộ ba này quy định bộ ba 5’UAG3’ → đây là bộ ba kết thúc → Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã: đúng.
- Alen đột biến 3 làm 3’XXG5’ trên mạch gốc đột biến thành 3’TXG5’ → côđon mã hóa từ 5’GGX3’ sau đột biến thành 5’AGX3’ → Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit: đúng.
→ Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến: sai.
Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:
Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận sau đây đúng?
(1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
(2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ.
(3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2.
(4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen giống nhau.
- Thế hệ I: Bố mẹ không bị bệnh sinh ra con bị bệnh => alen gây bệnh là lặn, alen bình thường là trội => (1) sai
Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.
Mẹ II.2 bị bệnh sinh ra con trai bình thường => gen gây bệnh không nằm trên NST giới tính X mà nằm trên NST thường.
Những cá thể có kiểu gen có thể xác định chính xác được là:
+ I.4, II.2, II.4, II.6, IV.1 : aa.
+ I.1 và I.2 bình thường nhưng sinh con II.2 mắc bệnh => Aa.
+ I.3 bình thường kết hôn với I.4 bệnh aa sinh con bị bệnh => I.3 có kiểu gen Aa. + III.1 và III.2 bình thường sinh con bị bệnh => Aa.
+ II.5 sinh ra từ bố aa và mẹ Aa => II.5 là Aa.
=> 11 người có thể xác định được kiểu gen => (2) sai.
III.1 và III.2 có kiểu gen Aa => xác suất sinh con không bị bệnh là 3/4 => (3) sai.
(4) đúng vì I.4, II.2, II.4, II.6, IV.1 : aa.
(5) đúng vì có kiểu gen Aa.
Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được \({F_1}\). Trong tổng số cá thể \({F_1}\), số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?
Xét các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: bố mẹ có kiểu gen giống nhau và đều xảy ra hoán vị.
→ mỗi bên bố mẹ cho giao tử ab = 0,2 → đây là giao tử hoán vị → bố mẹ có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) và tần số hoán vị gen = 40%.
- Trường hợp 2: bố mẹ có kiểu gen khác nhau và đều xảy ra hoán vị → \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
Gọi tần số hoán vị gen là \(f = 2x →\frac{{ab}}{{ab}} = x.(0,5 – x) = 0,04 → x = 0,1\) → tần số hoán vị gen là 20%.
- Trường hợp 3: 1 bên bố hoặc mẹ có hoán vị
→ cơ thể không xảy ra hoán vị chắc chắn có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) (do đời con có kiểu gen đồng hợp lặn).
Vậy bên còn lại cho ab = 0,04 : 0,5 = 0,08 → đây là giao tử hoán vị → bên còn lại có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) và có tần số hoán vị gen là 16%.
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là
Cây H x cây 1 → \({F_1}\): 7 cao, tròn : 3 thấp, bầu : 5 cao, bầu : 1 thấp, tròn.
Cao : thấp = 3 : 1 → P: Aa x Aa.
Tròn : bầu = 1 : 1 → P: Bb x bb.
Cây H x cây 2 → \({F_1}\): 7 cao, tròn : 3 thấp, bầu : 1 cao, bầu : 5 thấp, tròn
Cao : thấp = 1 : 1 → P: Aa x aa
Tròn : bầu = 3 : 1 → Bb x Bb
Vậy cây H (Aa, Bb)
Xét phép lai 1: (Aa,Bb) x \(\frac{{Ab}}{{ab}}\) → \({F_1}\): aabb = 0,1875 → cây H cho ab = 0,375 → đây là giao tử liên kết
→ cây H có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\).
Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?
P: 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa
\({F_n}\) có A- chiếm tỉ lệ 0,475 → aa = 0,525 → tỉ lệ kiểu hình lặn aa tăng lên so với P là 0,175.
→ \(0,4.\frac{1}{2}.\left( {1 - \frac{1}{{{2^n}}}} \right) = 0,175 → n =3.\)
Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán như thế nào về mối quan hệ họ hàng giữa các loài?