Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 BÀI KIỂM TRA CỦNG CỐ KIẾN THỨC SINH HỌC TỪNG CHUYÊN ĐỀ - LẦN 5 Chuyên đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng Câu 1: Hiện tượng nào sau đây do sức đẩy của rễ tạo ra. A. Thoát hơi nước của lá, B. Ứ giọt ở mép lá. C. Vận chuyển của nước trong mạch rây, D. Thẩm thấu ion khoáng từ đất vào rễ. Câu 2: Ngoài sáng, khí khổng mở ra vì: A. Ánh sáng tác dụng làm cong tế bào khí khổng. B. Lục lạp trong tế bào khí khổng tạo chất hữu cơ làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng. C. Lượng CO2 trong khí khổng tăng lên. D. Độ pH của tế bào khí khổng giảm xuống. Câu 3: Ở nhóm động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưởng mà không vận chuyển khí? A. Chim B. Côn trùng C. Cá D. Lưỡng cư Câu 4: Ở người trưởng thành, thời gian của một chu kỳ co tim là: A. 1,2 giây B. 1,5 giây C. 0,8 giây D. 1 giây Câu 5: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ diễn ra ở đâu? A. Tế bào chất. B. Quan điểm khác. C. Khoang ti thể D. Màng trong ti thể Câu 6: Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây: A. Bón vôi cho đất kiềm B. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước. C. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua. D. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion. Câu 7: Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sắp xếp từ lớn đến nhỏ theo thứ tự là: A. Bèo hoa dâu, rong đuôi chó, bí ngô, sú vẹt. B. Bèo hoa dâu, bí ngô, rong đuôi chó, sú vẹt. C. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, bí ngô, sú vẹt. D. Sú vẹt, bí ngô, bèo hoa dâu, rong đuôi chó. Câu 8: Nồng độ 2Ca trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận 2Ca ằng cách: A. Hấp thụ bị động B. Hấp thụ chủ động C. Khuyếch tán D. Thẩm thấu Câu 9: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men? A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men. HOC24.VN 2 B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu khí. C. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí. D. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau. Câu 10: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất. B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. C. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. D. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch về tim). Câu 11: Một cây 3C và một cây 4C được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được cung cấp đủ nước, ánh sáng nhưng không cung cấp thêm 2CO . Theo lý thuyết, nồng độ 2CO sẽ thay đổi như thế nào trong chuông? A. Không thay đổi. B. Giảm đến điểm bù của cây 3C . C. Giảm đến điểm bù của cây 4C . D. Tăng dần, sau đó giữ ổn định. Câu 12: Ở thực vật 3C , toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG. Để tổng hợp 90g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước? A. 108 B. 12 C. 18 D. 54 Câu 13: Trong chu trình Canvil, chất nào sau đây đóng vai trò là chất nhận 2CO đầu tiên? A. ALPG (anđêhit photphoglixêric). B. APG (axit photphoglixêric). C. AM (axit malic). D. RiDP (ribulozơ -1,5- điphotphat). Câu 14: Người ta chiết rút hệ sắc tố của thực vật bậc cao bằng dung môi hữu cơ và tiến hành sắc kí trên giấy thu được sắc kí đồ như sau: 4 3 2 1 Vệấ ạch 1, 2, 3, 4 lần lượt tương ứng với những loại sắc tố nào của lá? A. Diệp lục a, diệp lục b, carôtenoit, xantophil. B. Diệp lục b, diệp lục a, carôtenoit, xantophil. C. Diệp lục a, diệp lục b, xantophil, carôtenoit. HOC24.VN 3 D. Diệp lục b, diệp lục a, xantophil, carôtenoit. Câu 15: Cho sơ đồ sau: 2N 2Nito N 1 4 2 3 344NH NO NHbbr bbr bbr ất hữu cơ Chú thích nào sau đây là đúng? A. 1- oxi hóa nitơ phân tử; 2- quá trình amon hóa; 3- quá trình chuyển vị amin; 4-phản ứng nitrat hóa. B. 1- cố định đạm; 2 - quá trình amon hóa; 3-quá trình chuyển vị amin; 4-phản ứng nitrat hóa. C. 1- cố định đạm; 2- quá trình amon hóa; 3-quá trình nitrat hóa; 4-phản nitrat hóa. D. 1- cố định đạm; 2- quá trình amon hóa; 3-quá trình khử amon; 4-phản nitrat hóa. Câu 16: Cho biết công thức hóa học của một số loại phân đạm tương ứng như sau: Kí hiệ ạĐạĐạ ứ ọ 22NH CO 3KNO 442NH SO 43NH NO Sắp xếp hàm lượng nitơ trong các loại phân đạm trên theo thứ tự từ loại phân có hàm lượng thấp nhất đến loại phân có hàm lượng cao nhất là: A. I II III IV r r r B. II → I → III → IV C. II → III → IV → I D. III → II → IV → I Câu 17: Trong những lý do sau, có bao nhiêu lý do làm cho nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột thường thấp hơn nhiệt độ không khí xung quanh 1-2 độ? (1) Quả dưa chuột hấp thụ nhiệt tốt. (2) Vì khối lượng quả dưa chuột lớn. (3) Vì tỷ lệ diện tích thoát hơi nước so với thể tích của quả dưa chuột là rất lớn. (4) Vì hàm lượng nước của quả dưa chuột rất cao, khả năng điều hòa nhiệt độ tốt và khả năng bốc hơi nước rất cao A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Có bao nhiêu chất không phải là sản phẩm của chu trình Crep? (1) ATP (2) Axit pyruvic (3) Axit citric (4) Axit fumaric (5) CO2. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Khi nói về tiến hóa và hoạt động tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Cấu tạo cơ quan chuyên hóa ngày càng phức tạp, chức năng ngày càng chuyên hóa. (2) Cấu tạo cơ quan chuyên hóa ngày càng đơn giản, tính chuyên hóa ngày càng giảm. HOC24.VN 4 (3) Hình thức tiêu hóa tiến hóa từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. (4) Một số cơ quan bộ phận ngày càng tiêu giảm như cá có răng còn chim không có răng, mang tràng ở người bị tiêu giảm. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Ruột non có bao nhiêu hình thức cử động cơ học trong các hình thức cử động dưới đây: (1) Cử động co thắt từng phần. (2) Cử động quả lắc. (3) Cử động nhu động. (4) Cử động phản nhu động. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21: Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau: (1) Quá trình hấp thụ O2 và giải phòng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí. (2) Trong hô hấp sáng, enzim Cacboxilaza chuyển thành enzim Oxigenaza oxi hóa RiDP đến CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các tế bào quan lục lạp → ti thể → peroxixom. (3) Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá. (4) Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhắm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ. A. 1 B. 2 C. 0 D. 3 Câu 22: Có bao nhiêu hệ cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi? (1) Hệ tiêu hóa. (2) Hệ thần kinh. (3) Hệ tiết niệu. (4) Hệ hô hấp. (5) Hệ tuần hoàn. (6) Hệ vận động. (7) Hệ nội tiết. A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 23: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Có bao nhiêu điều nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng được mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhầm phân biệt cây 3C và cây 4C (2) Nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây 3C phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của hai cây A và B. (4) Cây 4C (Cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 24: Trong các đặc điểm dưới đây có bao nhiêu đặc điểm là sự sai khác giữa tuần hoàn máu của thai nhi so với trẻ em bình thường sau khi được sinh ra. (1) Ở trẻ em, lỗ bầu dục được bịt kín, 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn. (2) Ở thai nhi chỉ có tuần hoàn một vòng. HOC24.VN 5 (3) Ở thai nhi có hệ trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn. (4) Ở trẻ em máu có loại hemoglobin có ái lực với oxi thấp hơn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Dựa vào hình bên và kiến thức sinh học của em hãy cho biết bao nhiêu phát biểu đúng dưới đây. (1) Hình bên là dạ dày của động vật nhai lại (trâu, bò, hươu, nai, dê, ngựa...) chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. (2) 1- Thực quản; 2- Dạ cỏ; 3- Dạ lá sách; 4- Dạ tổ ong; 5- Dạ múi khế; 6- Môn vị. (3) Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác. (4) Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
00:00:00