Cửa khẩu nào sau đây nằm trên biên giới Lào - Việt?
- Cầu Treo.
- Xà Xía.
- Mộc Bài.
- Lào Cai
Cảng biển nào ở nước ta mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?
- Hải Phòng.
- Cửa Lò.
- Đà Nẵng.
- Nha Trang
Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước
- được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
- được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
- được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển theo Công ước.
- được làm những gì mà các nước mong muốn không cần phụ thuộc nước ta.
Đặc điểm nào là quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác?
- Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
- Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
- địa hình nước ta ít hiểm trở.
- địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
- tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
- thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :
- Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.
- Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.
- Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
- Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.
Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :
- Độ cao trên 1 000 m.
- Độ cao trên 2 000 m.
- Độ cao trên 2 600 m.
- Độ cao thay đổi theo miền.
Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
- Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
- Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
- Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :
- Nước ta là nước nhiều đồi núi.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
- Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
- Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
- Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
- Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là :
- Xâm thực.
- Mài mòn.
- Bồi tụ.
- Xâm thực - bồi tụ.
Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là
- Móng Cái.
- Hà Tiên.
- Rạch Giá.
- Cà Mau.
Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là gì?
- Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Thường xuyên hình thành các đợt thủy triều đỏ.
- Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
- Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :
- Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
- Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
- Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
- Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở :
- Vùng trũng Hà - Nam - Ninh.
- Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau.
- Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Nguyên nhân không phù hợp với việc bảo vệ, quản lí tài nguyên rừng ở nước ta :
- Định canh, định cư, phát triển kinh tế lên vùng cao.
- Lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
- Mở rộng thêm diện tích trồng cây công nghiệp.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia :
- Các miền khí hậu.
- Các vùng địa hình.
- Các miền thuỷ văn.
- Các miền địa lí tự nhiên.
Sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ :
- Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
- Có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
- Có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
- Đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.
Nhận định nào sau đây không chính xác về Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
- Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ dầu.
- Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
- Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :
- Đông Bắc.
- Tây Bắc.
- Bắc Trung Bộ.
- Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :
- Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Tây Bắc.
- Bắc Trung Bộ.
- Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc
- thành phố Hải Phòng.
- thành phố Hồ Chí Minh.
- tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- tỉnh Cà Mau.
Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là :
- Đất phèn.
- Đất mặn.
- Đất xám bạc màu.
- Đất than bùn, glây hoá.
Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào :
- Tháng 8 - 1991.
- Tháng 1 - 1994.
- Tháng 12 - 2003.
- Tháng 4 - 2007.
Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở :
- Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.
- Ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).
- Ở Mường Xén (Nghệ An).
Đâu là đặc điểm của vùng Nam Bộ?
- Không có bão.
- Ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm.
- Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.
Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian :
- Nửa đầu mùa hè.
- Cuối mùa hè.
- Đầu mùa thu - đông.
- Cuối mùa xuân đầu mùa hè.
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là :
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên.
- Tây Bắc.
Vùng nào ở nước ta thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô?
- Tây Bắc.
- Đông Bắc.
- Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 4-5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc không có tỉnh nào sau đây?
- Lạng Sơn.
- Tuyên Quang.
- Cao Bằng.
- Hà Giang.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hướng dẫn giải:
Nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội
- 2
- 3
- 4
- 5
Tại sao việc giao lưu buôn bán giữa nước ta với các nước láng giềng( Lào, Trung Quốc) chỉ tiến hành được ở một số cửa khẩu thuận lợi?
Hướng dẫn giải:
Do địa hình các vùng biên giới chủ yếu là đồi núi nên giao thông trở nên khó khăn, việc giao lưu với các nước khác cũng không được thuận lợi
- Do lãnh thổ kéo dài
- Do có nhiều sông lớn chảy qua
- Do địa hình các vùng biên giới chủ yếu là đồi núi
- Do khí hậu thất thường
Hiện tượng gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu vào mùa hạ, mạnh nhất ở vùng nào của nước ta?
- Đồng bằng Bắc Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
- Đông Bắc.
- Tây Bắc.
Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
- Cho năng suất sinh vật cao
- Phân bố ở ven biển
- Có nhiều loài cây gỗ quý hiếm.
- Giàu tài nguyên động vật
Có 2 cực đại về nhiệt độ và lượng mưa trong năm là nét tiêu biểu về khí hậu ở địa điểm nào sau đây?
- Hà Nội.
- Lạng Sơn.
- Huế.
- TP. Hồ Chí Minh.
Mưa vào thu đông là nét tiêu biểu của khí hậu vùng nào?
- Đồng bằng Bắc Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đông Nam Bộ.
- Tây Nguyên.
Gió tây khô nóng thổi tới Bắc Trung Bộ và các tháng đầu mùa hạ xuất phát từ khu vực?
- Nam bán cầu.
- Nam biển Đông.
- Áp cao vịnh Bengan.
- Cap áp Xibia.
Nguyên nhân dẫn đến vùng cực Nam Trung Bộ có lượng mưa vào loại thấp nhất cả nước là:
- Nằm ở vùng khuất gió
- Địa hình song song với hướng gió
- Do sự hoạt động của gió Lào
- Sự hoạt động của gió Tín phong
Dãy núi nào trở thành bức chắn làm cho về mùa đông khu vực Bình - Trị - Thiên bớt lạnh?
- Dãy Bạch Mã.
- Dãy Hoành Sơn.
- Dãy Con Voi.
- Dãy Hoàng Liên Sơn.
Cho bảng số liệu: Dân số, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và 2002
Chỉ tiêu
|
Đồng bằng sông Hồng
|
Cả nước
|
1995
|
2002
|
1995
|
2002
|
Dân số (nghìn người)
|
16.137
|
17.456
|
71.996
|
79.727
|
Diện tích cây lương thực (nghìn ha)
|
1.288
|
1.267
|
7.322
|
8.296
|
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
|
5.340
|
6.919
|
26.141
|
36.378
|
Bình quân lương thực (kg/người)
|
331
|
396
|
363
|
456
|
Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là
- dân số.
- diện tích cây lương thực.
- sản lượng lương thực.
- bình quân lương thực/người.