Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ SỐ 9 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng đã khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và còng nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thế diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu ”. (Theo Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương, Câu chuyện tiếng lai, báo điện tử Vietnamnet ngày 03/03/2007) Câu 1: Đoạn trích trên nhắc tới hiện tượng nào đang xảy ra trong xã hội? Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dừng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Câu văn vừa phân tích là câu đơn, câu ghép hay câu phức? Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên? Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của giới trẻ trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong bộ phim Three Idiots (Ba chàng ngốc), câu nói cuối phim đọng lại một cách sâu sắc trong lòng mỗi khán giả đó là: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói trên? Viết một đoạn văn khoảng 200 từ, bàn về vấn đề theo đuổi đam mê là cách tốt nhất để đi đến thành công. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nùng? (Tương tư, Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục , 2008, tr.55) Con sóng dưới lòng sâu HOC24.VN 2 Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 123)
00:00:00