Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT … TRƯỜNG … ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ SỐ 26 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hơn 2 triệu người đã chết vì đói... Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi, Và bước vào Ất Dậu 2005 này, chúng ta hãy cùng mở lại những trang hồ sơ về trận đói khủng khiếp để đừng bao giờ quên nỗi đau ấy... Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình. Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói. Năm đó, 1945, cũng là năm Ất Dậu, cách đây tròn một vòng quay 60 năm của vũ trụ. (GS. Văn Tạo - GS. Furuta Moto, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng nhân lịch sử) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. . Câu 2: Hoàn cảnh nạn đói năm 1945 được miêu tả như thế nào? . Câu 3: Chi tiết về cái đói được điệp lại nhiều lần, anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của việc điệp lại chi tiết đó. . Câu 4: Hậu quả nạn đói được nhắc tới trong hai tác phẩm nào anh (chị) được học trong chương trình lớp 12 THPT? Trong khoảng 5 — 7 dòng, anh (chị) hãy liên hệ tới hai tác phẩm đó để trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả nạn đói năm 1945. . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): “Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ ”. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ ăn cắp vặt gần như đã biến mất trong từ điển. (Trích “Bốn chuyện lạ ở đất nước Nhật Bản” - theo Internet) Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh chị về phẩm chất được nói đến trong đoạn văn trên. Câu 2 (5 điểm): Tùy bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng mười của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thừ lửa” ở tâm hồn của những người lao động. Anh/chị hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
00:00:00