Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ SỐ 10 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đi lễ đầu năm là truyền thống lâu đời và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam cứ mỗi độ Tết đến Xuân về. Phong tục này đã thấm nhuần vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, để rồi khi không khí Tết ùa về, mọi người lại chuẩn bị sắm sửa lễ quả, cùng gia đình bạn bè, người thân nô nức đến các nơi thờ phụng linh thiêng. Tục lệ đi đền, chùa, phủ... đầu năm không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc hạnh phúc, no đủ mà đây còn là dịp để người dân Việt tìm về với cội nguồn dân tộc. Có lẽ trong từng nhịp thở của tiết Xuân, chúng ta lại cảm nhận được sự giao hòa của trời đất. Sự linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa... tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên. Sau một năm cố gắng hết mình vì công việc, chìm trong những bộn bề lo toan của cuộc sống hàng ngày thì đây là thời khắc mọi người dân Việt được lắng lòng lại, một lòng hướng về nơi linh thiêng, cầu nguyện một cuộc sống sung túc đủ đầy hơn cho năm sau. (Phương Anh, Đi lễ đầu năm - Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, tạp chí Quê Hương, số 3/2015) Câu 1: Đoạn trích trên nhắc đến tục lệ đẹp nào của dân tộc Việt ta? Câu 2: Giá trị, ý nghĩa của tục lệ được tác giả miêu tả như thế nào? Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sự linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa... tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên. Câu 4: Theo anh (chị), mỗi người dân cần có ý thức như thế nào trong việc lưu giữ, bảo tồn văn hóa Việt? Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Khi trời đẹp hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu. (Thomas Fuller). Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá, dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Trong Việt Bắc, Tố Hữu viết: "Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng HOC24.VN 2 Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan ”. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.
00:00:00