Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 03 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: HÁT QUỐC CA Quốc kì là lá cờ của một nước, quốc ca là bài hát chính thức của một nước. Nước nào cũng có quốc kì và quốc ca. Ghi nhận vinh quang của vận động viên một nước được giải trong các cuộc thi đấu quốc tế, người ta kéo cờ và cử quốc ca nước đó. Đàm phán giữa các đoàn đại biểu của hai hay nhiều quốc gia, người ta đặt cờ của mỗi nước trước đoàn đại biểu của nước đó. Mỗi người dân chào cờ và hát quốc ca là để luôn luôn nhớ tới đất nước mình. Trước đây, trong doanh trại quân đội, các trước học, hằng ngày hoặc buổi sáng ngày đầu tuần, anh chị em tập hợp lại chào cờ và hát quốc ca. Nhưng không hiểu tại sao bây giờ nhiều trường học lại sao nhãng. Rồi bước vào thời hiện đạ,i hoặc là có dàn nhạc thay thế trong các buổi lễ trọng thể, hoặc là phát băng cát xét ghi quốc ca; vì vậy có nơi đã nhầm lẫn khi định bấm băng quốc ca mà lại phát ra một bài gì đó làm mất vẻ trang nghiêm. Đi thăm một số nước, thấy nước nào người ta cũng quan tâm đến chào quốc kì và hát quốc ca mỗi buổi sáng, mà là hát chứ không phải mở băng nhạc. Ở nhiều buổi lễ trang trọng, có quân nhạc cử quốc thiều, nhưng có ông tổng thống vẫn mấp máy môi hát quốc ca của nước mình theo tiếng nhạc, có nơi cử một danh ca cỡ nhất nước hát quốc ca trong lúc chào cờ, và ngay vận động viên khi nghiêm chỉnh chào cờ nước mình mỗi lần đạt giải cung thấy họ hát quốc ca nước họ theo dàn nhạc của nước chủ nhà. Những lúc đó, mình thấy yêu thêm bạn bè, vì cùng sống với nhau trong một cộng đồng nhân loại nhưng mỗi người có một Tổ quốc, một quê hương để mà nhớ, mà yêu, mà xây dựng, mà bảo vệ. Chúng tôi được biết là ở một số nơi đã quyết định khôi phục và thực hiện nghiêm chỉnh lễ chào cờ, trước hết là trong trường học, các công sở, các đơn vị quân đội. Mà hát chứ không được mở băng. Chúng tôi rất hoan nghênh quyết định đó. Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca Tổ quốc, mọi người sẽ nhớ mình là người nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương. (Theo Bình luận báo chí thời kì đổi mới – Hữu Thọ, NXB Giáo dục, 2000) Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.? Câu 2 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 3(1,0 điểm). Anh/ chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không? Vì sao? “Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca tổ quốc, mọi người sẽ nhớ mình là người nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương.” Câu 4 (0,75 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩa gì khi đọc mẩu tin dau: “… Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kể lại, một lần khi đến thăm một quốc gia Bắc Âu, người ta cử quốc ca hai nước. Khi quốc HOC24.VN 2 thiều của nước ta vang lên, không thấy ai trong đoàn Việt Nam hát, trong khi nước chủ nhà họ hát rất nghiêm túc. Nhà vua nước bạn hỏi nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Quốc ca nước bạn không có lời à?”. (Trích “Câu hỏi của nhà vua “Quốc ca nước bạn không có lời à?” – Hồ Quang Lợi, Dẫn theo http://vietnamnet.vn, ngày 07/06/2015) Phần II. Làm văn Câu 1 (2 điểm) Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí đều gắn liền với số. (Trích Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười. Dẫn theo http://giaoducthoidai.vn, ngày 23.06.2014) Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu Ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương” (Ngữ văn 12 cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156) ----------HẾT----------
00:00:00