Vòng 3

Câu 1:

-         Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.

-         Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.

-         Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp ở đồng hóa. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau:

+ Không có quá trình đông hóa thì không có vật chất để sử dụng trong dị hóa.

+ Không có quá trình dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống của tế bào.

- Có ý kiến cho rằng: Đồng hóa và dị hóa bao giờ cũng giữ quan hệ cân bằng. Theo tôi thì: Đồng hóa và dị hóa không phải bao giờ cũng giữ quan hệ cân bằng là vì nó còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể,... :

+ Đồng hóa > dị hóa : cơ thể phát triển (trẻ đang lớn)

+ Đồng hóa = dị hóa : ổn định

+ Đồng hóa < dị hóa : cơ thể suy yếu (người già)

Câu 2: 

-         So sánh :

+ Tinh trùng là tế bào sinh dục đực. Tinh trùng rất nhỏ (dài 0,06mm). Cấu tạo của tinh trùng gồm 3 phần là: đầu, thân và đuôi. 
+ Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín).Trứng có kích thước lớn, có dạng hình cầu, lượng tế bào chất nhiều. Tế bào trứng nhỏ (đường kính 0,15-0,25mm) chứa nhiều chất tế bào.
+ Chức năng của tinh trùng và trứng: tạo ra mầm sống.

- Các cơ sở khoa của các biện pháp tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng (sử dụng thuốc tránh thai,...)

+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng (sử dụng bao cao su,...)

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh (sử dụng dụng cụ tránh thai hay dụng cụ tử cung)

Câu 3:

- Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra:

+ Biến đổi lí học: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

+ Biến đổi hóa học: Một phần tinh bột được enxim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantôzơ.

- Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra:

+ Biến đổi lí học: Nhờ cấu tạo đặc biệt của dạ dày (sự tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày) nên thức ăn xuống đây được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm dịch vị.

+ Biến đổi hóa học: Dưới sự hoạt động của enzim pepsin loại thức ăn protein được phân cắt một thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Câu 4: So sánh:

- Thành phần của nước tiểu đầu: các chất dinh dưỡng, có ít chất độc, chất cặn bã, không có tế bào máu và protein,

- Thành phần của nước tiểu chính thức: không có các chất dinh dưỡng, có nhiều chất độc, chất cặn bã, có các chất thuốc, các ion thừa.

Câu 5:

- Những hình thức biến hóa của động vật: sự biến hóa của các cơ quan di chuyển, biến hóa về tổ chức cơ thể, biến hóa về sinh sản.

- Bọ cánh cứng thuộc kiểu biến hóa về các cơ quan di chuyển. Châu chấu thuộc kiểu biến hóa về các cơ quan di chuyển và về sinh sản.

Câu 6: Có 2 dạng miệng cơ bản là miệng nhai và miệng hút. Miệng nhai là dạng miệng nguyên thuỷ, thích hợp với các thức ăn là động - thực vật ở dạng rắn, thường gặp ở các côn trùng bộ cánh cứng, bộ cánh thẳng và các sâu non bộ cánh vẩy. Miệng nhai gồm các bộ phận môi trên, môi dưới, hàm trên và hàm dưới. Chức năng của miệng nhai: là nghiền nhỏ thức ăn.
  Miệng hút là kiểu miệng được biến hoá từ miệng nhai để thích nghi với thức ăn lỏng, thường thấy ở các loài bướm, ruồi, bọ rầy, bọ xít. bọ trĩ, ong. Ở miệng hút, các bộ phận môi và hàm biến thành kim chích và vòi hút. Chức năng: các chi phụ đều kéo dài để thích nghi cho việc lấy thức ăn ở dạng lỏng như dịch cây, mật hoa.

Câu 7: 

a) Chúng dựa vào hình thức hợp tác với nhau mà sống.

b) Kiến và bọ rùa có thể chung sống với nhau vì bọ rùa ăn rệp vừng và kiến thích ăn mật của rệp vừng,

Câu 8:

- Miệng: có chức năng nhận thức ăn và bắt đầu tiêu hóa bằng cách nghiền nát cơ học thức ăn thành kích thước nhỏ hơn và trộn với nước miếng.

- Thực quản: Chức năng của thực quả là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày.

- Dạ dày: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ enzim tiêu hóa trong dịch vị.

- Ruột non: tiêu hóa và hấp thụ triệt để.

- Ruột già: Nó có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Vai trò chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và thải phân.

Câu 9:

Phân biệt:

Mắt của động vật ăn thịt là báo Pega: mắt của chúng đều nằm phía trước phần mặt. Sở dĩ như vậy là trong quá trình bắt mồi đôi mắt để quan sát chăm chú mục tiêu, ước lượng chính xác khoảng cách. Chính vì thế, mắt ở phía trước mặt sẽ tạo thuận lợi cho quá trình săn đuổi này.

Mắt của động vật ăn cỏ là ngưa vằn: vị trí mắt của các loài thú ăn cỏ lại ở hai bên là vì mắt hai bên sẽ tạo ra tầm nhìn rộng rãi (có con có tầm nhìn tới 360 độ), giúp chúng nhanh chóng phát hiện ra kẻ địch và chạy trốn.

Câu 10:

a) Trình tự hình thành một khu rừng thông qua loại đất mùn là: Đầy đủ phì nhiêu, không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

b)

  Trong rừng rậm Ngoài rừng rậm
Ánh sáng mặt trời Ít Nhiều
Nhiệt độ Thấp Cao
Sự thay đổi nhiệt độ
Độ ẩm Không
Độ thoáng gió Không
Độ phì nhiêu

 

Điểm  60

Nhận xét: Câu 1 (10đ) Câu 2 So sánh chưa đủ. (7đ) Câu 3 (10đ) Câu 4 Còn thiếu (4đ) Câu 5 sai hoàn toàn. Câu 6 Bạn thiếu 1 miệng nữa là miệng liếm (7đ) Câu 7 Chưa chính xác hoàn toàn (1đ) Câu 8 Chưa chính xác hoàn toàn (9đ) Câu 9 (10đ) Câu 10 (2đ)