Vòng 3

Câu 1:

undefined

- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản sẵn có trong tế bào thành các chất đặc trưng của tế bào trong cơ thể và tích lũy năng lượng trong các chất đã tổng hợp được.

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.

undefined

Sự liên quan giữa đồng hóa và dị hóa là:

- Hai quá trình này là 2 quá trình đối lập. Đồng hóa tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng còn dị hóa lại phân giải các chất và giải phóng năng lượng.

- Hai quá trình này cùng thống nhất trong 1 cơ thể:

+ Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu để dị hóa phân hủy.

+ Nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp.

\(\Rightarrow\) Không thể thiếu 1 trong 2 quá trình dị hóa và đồng hóa vì như thế sự sống sẽ không tồn tại ( Như vậy, đồng hóa và dị hóa là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất để sự sống có thể tồn tại và phát triển)

- Tuy đồng hóa và dị hóa khác nhau trong mỗi cơ thể nhưng trong 1 cơ thể nào đó thì 2 quá trình này lại luôn thống nhất và song song nhau để giúp cơ thể tồn tại.

undefined

Theo mình, ý kiến nói đồng hóa và dị hóa có giữ quan hệ cân bằng là đúng nhưng không phải bao giờ cũng như vậy. Vì:

- Khi cơ thể con người ta đang ở trong giai đoạn phát triển hay đang phục hồi sao khi bị bênh, bị đói thì đồng hóa sẽ vượt dị hóa, trao đổi có lãi và cơ thể lên cân.

- Khi cơ thể con người ta đang ở trong giai đoạn về già hay trong thời gian giảm cân(hay đại loại là bị gì để để bị sút cân) thì dị hóa sẽ vượt đồng hóa, trao đổi bị lỗ và cơ thể xuống cân.

Như vậy, chỉ khi cơ thể ta không thay đổi về mặt khối lượng thì đồng hóa và dị hóa mới cần bằng, lúc này chỉ đổi mới về chất sống.

Câu 2:

undefined

- Điểm giống nhau giữa tinh trùng và trứng là:

+ Đều có cấu tạo đơn giản của tế bào: màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân.

+ Cả tinh trùng và trứng đều được tạo ra bởi 3 giai đoạn: vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và cùng chín.

+ Đều mang ý nghĩa kế tục vật chất di truyền ổn định qua các thế hệ.

+ Nhiễm sắc thể ở tinh trùng và trứng đều ở trạng thái xoắn cực đại.

- Điểm khác nhau giữa tinh trùng và trứng là: 

undefined

undefined

Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai là:

- Ngăn không cho trứng thụ tinh (không cho trứng gặp tinh trùng) bằng 1 số cách như: dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng),...

- Ngăn không cho trứng chín và rụng. Bằng 1 số cách như: dùng viên tránh thai, tiêm thuốc tránh thai (không nên áp dụng nhiều), ... 

- Ngăn hợp tử làm tổ: Đặt vòng tránh thai,...

Câu 3:

- Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng là:

Sau khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, thức ăn sẽ được làm ướt và mềm bởi các tuyến nước bọt. Sau đó chúng sẽ được răng làm nhuyễn ra. Tiếp! Răng, lưỡi, các cơ môi và má sẽ làm cho thức ăn thấm đẫm nước bọt và tạo viên thức ăn vừa nuốt (đây là biến đổi lí học). Đồng thời, 1 phần tinh bột trong thức ăn trở thành đường mantôzơ nhờ enzim amilaza trong nước bọt (đây là biến đổi hóa học).

- Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày là:

Khi thức ăn chuyển xuống dạ dày, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, kích thích tiết dịch vị để giúp hòa loãng thức ăn. Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị (đây là biến đổi lí học). Đồng thời, 1 phần tinh bột tiếp tục được phân giải bởi mem amilaza thành đường mantôzơ. Sau đó, 1 phần prôtêin chuỗi dài được men pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin)(đây là biến đổi hóa học).

Câu 4:

- Điểm giống nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức là:

+ Đều được tạo ra từ đơn vị chức năng của thận.

+ Đều có chứa nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như: axit uric, crêatin,...

- Điểm khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức là:

undefined

Câu 5:

undefined Những hình thức biến hóa của động vật là: 

- Biến thái hoàn toàn.

- Biến thái không hoàn toàn.

undefined Bọ cánh cứng thuộc kiểu động vật biến thái hoàn toàn vì từ lúc sinh ra bọ cánh cứng không có cơ thể như bọ cánh cứng trưởng thành. Từ:

Trứng\(\rightarrow\)Ấu trùng nở\(\rightarrow\)Ấu trùng lột xác\(\rightarrow\)Ấu trùng cực đại\(\rightarrow\)Nhộng\(\rightarrow\)Trưởng thành

undefined Châu chấu thuộc kiểu động vật biến thái không hoàn toàn vì con non cũng đã có hình dạng giống với châu chấu trưởng thành.

undefined Chi tiết quá trình trưởng thành của bướm trắng là:

Giai đoạn 1: Giai đoạn Trứng

Ở giai đoạn này là do quá trình thụ tinh của bướm đực và bướm cái. Trứng thường được đẻ ở trên lá cây.

Giai đoạn 2: Giai đoạn Ấu trùng(Sâu non)

Sau khoảng 8-9 ngày thì ấu trùng sẽ chào đời. Ở giai đoạn này thì chúng cần lượng thức ăn rất lớn để chuẩn bị cho giai đoạn biến thành nhộng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn trở thành Nhộng

Sau khi ăn đủ lương thực, sâu non sẽ kiểm 1 chỗ (dưới lá cây) để hóa nhộng (thường sau 2-3 tuần).

Giai đoan 4 (cuối): Giai đoạn Bướm trưởng thành

Sau nhiều ngày, lớp kén sẽ trở nên trong và mờ. Dần sẽ bị mòn và vỡ. Lúc này, nhộng sẽ chính thức biến thành bướm trưởng thành. Giai đoạn này là giai đoạn ngắn nhất của bướm.

Câu 6:

undefined Miệng côn trùng chia làm 2 loại chính là:

- Miệng nhai (gặm nhai)

- Miệng hút (gặm hút, chích hút, liếm hút, giũa hút, miệng hút, cứa hút)

undefined Chức năng của các loại miệng côn trùng chính là:

- Miệng nhai: gặm và nghiền thức ăn rắn. (Ví dụ: Bọ cánh cứng, châu chấu, dế,...)

- Miệng hút: tiến hóa từ miệng nhai thích nghi với việc ăn thức ăn dạng lỏng, nhão.

Chi tiết:

+ Gặm hút: Ăn thức ăn ở dạng lỏng và thức ăn ở dạng rắn. (Thường ở các loại ong mật)

+ Miệng hút: Để lấy mật hoa. (Thường ở các loài có vẩy cách như bươm bướm)

+ Chích hút: Hút dịch cây hay là hút máu. (Ví dụ: Rầy, bọ xít,...)

+ Liếm hút: Liếm hút thức ăn ở thể lỏng cũng như thể nhão. ( Ví dụ: Ruồi,...)

+ Giũa hút: Giũa, hút thức ăn. (Ví dụ: Bọ trĩ,...)

+ Cứa hút: Cứa, hút thức ăn (Ví dụ: ruồi trâu,...)

Câu 7:

a) Các loài dựa vào nhau chung sống mà bạn B nói là hình thức cộng sinh.

b) Theo ta được biết:

Rệp vừng là thức ăn của bọ rùa. Bọ rùa có thể ăn lên đến 1000 con rệp trong một thời gian cực ngắn. Đồng thời, bọ rùa là bạn của kiến. Thế nhưng, kiến lại kiếm thức ăn ở lượng đường mà rệp vừng thải ra. Lượng đường này đủ cho kiến sinh hoạt nên kiến đã chăm sóc rệp con và bảo vệ cho rệp.

\(\rightarrow\) Vì vậy, bọ rùa, rệp vừng và kiến có thể dựa vào nhau mà chung sống.

Câu 8:

undefined 

- Chức năng của miệng là: Thực hiện chức năng tiếp nhận, cắn xé, nghiền, tạo viên thức ăn và chuyển 1 phần tinh bột sang đường mantôzơ.

- Chức năng của thực quản là: Thực hiện chức năng dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

- Chức năng của dạ dày là: Tiếp nhận thức ăn từ thực quản, lưu giữ và tiêu hóa thức ăn về mặt lí học và hóa học (Nghiền thức ăn cho thấm dịch vị và phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôrêin chuỗi ngắn nhờ enzim pepsin có trong dịch vị.

- Chức năng của ruột non là: Thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất. Hầu hết thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở ruột non nhờ có đầy đủ các loại enzim của các tuyến tiêu hóa (trừ xenlulôzơ)

- Chức năng của ruột già là: Các chất cặn bã ở các quá trình trên được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phân, nước tiếp tục hấp thụ tại ruột già và phần còn lại trở nên rắn và thải ra ngoài.

undefined Mặt trong của ruột non được cấu tạo và lí do được cấu tạo như thế (làm thế này để dễ đọc nhé):

- Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa (dài khoảng 2,8-3m) làm cho bề mặt bên trong đạt tới 400-500\(m^2\).

- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lông ruột và có vô số lông cực nhỏ nên đã làm tăng diện tích bề mặt bên trong gấp khoảng 600 lần so với diện tích bề mặt ngoài.

- Ruột non có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc nên việc hấp thụ và vận chuyển các chất một cách nhanh chóng.

- Màng ruột non là 1 màng thấm có tính chọn lọc nên nó chỉ hấp thụ máu và các chất cần thiết cho cơ thể.

Câu 9:

Dựa theo hoạt động đặc thù của các loài động vật bị ăn thịt và động vật ăn thịt.

Do báo Gêpa là loài động vật ăn thịt nên nó cần có 1 tầm nhìn kép để biết được chính xác con mồi nằm ở bao xa nên mắt báo Gêpa nằm ở phía trước mặt (trước hộp sọ). Trái lại, ngựa vằn lại là loài động vật ăn cỏ nên nó cần có 1 cặp mắt có tầm nhìn rộng có thể nhìn thấy được "thợ săn" ở đâu để cách ly. Vì vậy, mắt của ngựa vằn nằm ơt phía 2 bên mặt (2 bên hộp sọ)

Cũng như các loài động vật ăn cỏ khác, chúng đều có mắt nằm ở phía 2 bên và động vật ăn thịt có mắt ở phía trước mặt. Trừ 1 số trường hợp hiếm hoi như gấu trúc là do di truyền hay là khỉ. Dù khỉ ăn cỏ, lá, hoa quả,.... nhưng khỉ cũng cần tìm kiếm con mồi(con mồi là thực vật) nên nó vẫn có 2 mắt ở phía trước hộp sọ.

Câu 10:

a) Người ta thường tìm hiểu sự hình thành của rừng qua lớp đất mùn vì đất là 1 thành phần quyết định năng suất của các quần thể thực vật (như là rừng). Ví dụ như khi ta thấy đất rừng đó là loại đất ít mùn, tức là đất đó có chứa ít chất hữu cơ, chất khoáng, khô và có ít độ phì nhiêu. Thì hẳn là rừng đó được hình thành từ môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp,... Cây cối sẽ rất khó phát triển ở đây, thường thì phải loại cây đặc biệt có đặc điểm thích nghi với môi trường đó mới sống được.

Ngược lại, khi nhìn thấy loại đất có chứa nhiều chất mùn (màu đen hoặc nâu) thì rừng cây đó chắc chắc sẽ rất rậm rạp  và phát triển. Cũng bởi vì chất có chứa nhiều mùn, có hàm lượng phù nhiêu và chất hữu cơ cao. Từ đó, ta có thể suy ra được rằng rừng ở đây phải được hình thành từ môi trường có độ ẩm cao, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ thích hợp,...

b)

Bảng so sánh trong rừng và ngoài rừng:

undefined

Điểm  85

Nhận xét: Câu 1 (10đ) Câu 2 điểm giống nhau còn thiếu (8đ) Câu 3 (10đ) Câu 4 So sánh thiếu tỉ lệ nước (4đ) Câu 5 (10đ) Câu 6 Miệng chia làm 3 loại : miệng cắn, liếm và hút, bài của bạn và của bạn Như Khương Nguyễn giống nhau câu này, mình hơi phân vân khi cho điểm. (7đ) Câu 7 (10đ) Câu 8 (10đ) Câu 9 (10đ) Câu 10 Chưa nêu ra trình tự hình thành khu rừng (6đ)