Vòng 3

1,
  * Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng
   - Đồng hóa : quá trình tổng hợp các chất đơn giản -> phức tạp diễn ra trong cơ thể và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
   - Dị hóa : quá trình phân giải các chất phức tạp ( tích lũy trong đồng hóa ) -> đơn giản , bẻ gãy các liên kết hóa học -> giải phóng năng lượng
x Đồng hóa và dị hóa đối lập nhau, nhưng liên hệ lại chặt chẽ với nhau :
 - Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp năng lượng. Vật chất được tổng hợp nên có tích lũy năng lượng dạng thể năng.
- Quá trình dị hóa thì cần vật chất.Năng lượng được giải phóng thì cần cho tổng hợp chất trong quá trình đồng hóa tiếp theo và cung cấp cho mọi hoạt động trong tế bào.
=> Không có đồng hóa thì không có nguyên liệu (vật chất) cho dị hóa
     Không có dị hóa thì không có nguyên liệu(năng lượng) cho đồng hóa và hoạt động sống của tế bào
X Đồng hóa và dị hóa không phải lúc nào cũng cân bằng với nhau vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh , điều kiện. tuổi tác, giới tính hay trạng thái cơ thể …
 - Ví dụ những đứa trẻ đang lớn hay ng’ đang phục hồi sức khỏe thì đồng hóa > dị hóa
             ng’ già cao tuổi hay bệnh giảm sút thì dị hóa > đồng hóa
       Còn với những ng’ bthg, đã trưởng thành , đồng hóa cân bằng với dị hóa
  Lúc lao động : đị hóa > đồng hóa
  Lúc nghỉ ngơi : đồng hóa > dị hóa
2.
*Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai :
 - Ngăn trứng chín và rụng
 - Không để tinh trùng gặp trứng
 - Tránh sự làm tổ để thụ thai trứng đã thụ tinh
3,Quá trình biến đổi thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày :
         Ở khoang miệng                                                 Ở dạ dày
-  Biến đổi lí học mạnh hơn hóa học               - Biến đổi lí học mạnh hơn hóa học
- Biến đổi lí học do răng, lưỡi, các                 - Biến đổi lí học do các thành trên dạ dày
cơ nhai,…                                           
+ Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt :             => làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm
làm mềm và ướt thức ăn                                  đều dịch vị
+ Răng nhai giúp mềm nhuyễn thức                + Tuyến vị tiết dịch vị ăn  => hòa loãng
+ Răng, lưỡi , cơ môi, cơ má:                           thức ăn
 - đảo trộn thức ăn : làm thức ăn ngấm nc bọt
 - tạo viên thức ăn : tạo viên thức ăn vừa nuốt
 - Biến đổi hóa học do dịch nước bọt              - Biến đổi hóa học do dịch vị
- Môi trường tiêu hóa mang tính hơi               - Môi trường tiêu hóa mang tính axit
kiềm
- Enzim Amilaza biến đổi tinh bột (chin)       - Enzim pepsin biến đổi protein phức tạp
thành man tô zơ                                           thành protein mạch ngắn
4, Thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Giống nhau :
- Tạo ra từ đơn vị chức năng của thận
- Chứa nước và một số chất bài tiết hay cặn bã : ure , axit uric…
Khác nhau :
        Nước tiểu đầu                                              Nước tiểu chính thức
- Tỉ lệ nước cao hơn so với nc tiểu               - Tỉ lệ nước thấp hơn so với nc tiểu
chính thức                                                         đầu
- Nồng độ các chất hòa tan loãng                - Nồng độ chất hòa tan đậm đặc hơn
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng              - Gần như không còn chất dinh dưỡng
- Các chất cặn bã và chất độc ít hơn            - Các chất cặn bã và chất độc nhiều hơn
- Có chứa một số tế bào máu,protein,         - Không chứa tế bào máu và protein
ion cần thiết cho cơ thể

5, Có hai hình thức biến hóa ở động vật :
 . Biến hóa toàn diện
 . Biến hóa không toàn diện
  + Bọ cánh cứng thuộc kiểu  biến hóa toàn diện
  + Châu chấu thuộc kiểu biến hóa không toàn diện
* Quá trình trưởng thành của bướm trắng :
 Trứng => Ấu trùng 2 m m => lột xác => 5 mm => lột xác => 11 mm => lột xác => 17 mm => lột xác => 28 mm => Nhộng => lột xác => bướm trắng trưởng thành
6, Miệng côn trùng chia ra làm 3 loại chính : ( tùy vào loại thức ăn mà miệng có hình dáng đặc trưng khác nhau )
- Miệng cắn : loài này có chiếc hàm khỏe , cần phải cắn -> ăn các thực vật, động vật dạng thể rắn , động vật còn sống : cỏ, châu chấu ..
- Miệng hút: dài, có thể dễ dàng hút mật, nhựa cây hay hút máu(dạng lỏng),...
- Miệng liếm : được cấu tạo để dễ dàng liếm được thức ăn
7, 
a, Các loài dựa vào nhau mà chung sống như bạn B nói là hình thức : CộNG SINH
b,
Ví dụ :
- Bọ rừa ăn rệp vừng
- Rệp vừng hút nhựa cây, xong sẽ dư và tiết ra một lượng đường
- Kiến thu hoạch chất dịch ngọt ấy
Vì thế kiến sẽ bảo vệ rệp vừng khỏi bọ rừa, hai loài này sống cộng sinh với nhau
8, Chức năng của hệ tiêu hóa :
- Miệng : + Răng : nhai, tạo viên thức ăn
                + Tuyến nước bọt : tiết ra nước bọt, trộn ngấm vào thức ăn -> để phân giải tinh bột
- Thực quản : giúp chuyển thức ăn tới dạ dày
- Dạ dày : + Nhờ sự co bóp của cơ bắp để nghiền nát thức ăn
                  + Tiết dịch vị để phân giải protein
- Ruột non : Mật tiết ra dịch mật và tụy tiết ra dịch tụy => tiếp tục phân giải thức ăn và hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng
- Ruột già :  Nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non, hấp thụ nước và muối khoáng
* Cấu tạo mặt trong ruột non :
- Ruột non có tuyến ruột tiết ra đủ loại enzim => sự tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.
- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài) => sự hấp thụ dinh dưỡng đạt hiểu quả cao
- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột
=> sự hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả cao
- Lớp cơ trong thành ruột non :
=> Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp của ruột
=> Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa
9, 
* Báo Pega ( báo săn ) : là động vật ăn thịt nói chung
=> Nó ăn ngựa vằn
Báo có tầm nhìn rất hẹp, vị trí mắt của báo giúp nó dễ xác định khoảng cách, cự ly con vật
* Ngựa vằn : là động vật ăn cỏ, bị ăn thịt nói chung
Vị trí mắt giúp ngựa quan sát đc kẻ thủ dưới diện rộng, giúp nó dễ chạy trốn khỏi kẻ thù.
10, 

b, Điều kiện tự nhiên trong và ngoài rừng :
 

 

Trong rừng rậm

Ngoài rừng rậm

Ánh sang mặt trời

   Ít

  Nhiều

Nhiệt độ

  Thấp

  Cao

Sự thay đổi nhiệt độ

   Ít

  Cao

Độ ẩm

  Nhiều

  ít

Độ thoáng gió

  Thấp

  Cao

Độ phì phiêu

  Cao

  Thấp

 

 












Điểm  87

Nhận xét: Câu 1 (9đ) Câu 2 Chưa so sánh, CSKH thiếu (3đ) Câu 3 (10đ) Câu 4 (5đ) Câu 5 (10đ) Câu 6 (10đ) Câu 7 (10đ) Câu 8 (15đ) Câu 9 (10đ) Câu 10 (5đ)