Vòng 3

Câu 1 :

* Khái niệm :

- Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được .

- Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng  năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào .

* Mối quan hệ :

- Đồng hoá và dị hoá đối lập với nhau :

+ Đồng hoá tổng hợp các chất , dị hóa phân giải các chất

+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng , dị hóa giải phóng năng lượng

- Đồng hoá và dị hoá thống nhất nhau :

+ Không có đồng hoá thì không có các chất để dị hóa phân huỷ

+ Không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất

- Nêú thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống không tồn tại . Vậy Đồng hoá và Dị hoá là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất giúp sự sống tồn tại và phát triển .

* Có ý kiến cho rằng : '' Đồng hoá và dị hoá luôn giữ quan hệ cân bằng '' .

Theo em ý kiến đó không đúng vì 

Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể là không giống nhau và phụ thuộc vào : độ tuổi và trạng thái cơ thể .

- Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở tuổi già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.

- Trang thái cơ thể: lúc lao dộng dị hóa lớn hơn đồng hóa , ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa mạnh hơn dị hóa. 

=> Đồng hoá và dị hoá không phải lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng .

Câu 2 : 

*)Giống nhau:

-  Đều cấu tạo đơn giản từ:màng,tế bào chất,nhân
- Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản,vùng sinh trưởng,vùng chín
 - Vai trò:góp phần ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ cơ thể
*)Khác nhau:

Trứng Tinh trùng 
Kích thước to do nhân chứa lượng tế bào chất lớn , không có 3 thành phần:đầu,mình,đuôi Kích thước nhỏ do nhân có chứa lượng tế bào nhỏ, ó 3 thành phần:đầu,mình,đuôi .
Cung cấp bộ gen trong nhân và trong tế bào chất Cung cấp bộ gen

*) Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai .

- Nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.
- Biện pháp tránh thai:
+ Sử dụng viên thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng.

+ Sử dụng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo hoặc ở những người đã có đủ số con quy định có thể “đình sản bằng thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng để tránh cho tinh trùng không gặp được trứng để thụ tinh. 

+ Sử dụng dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung) để ngăn trứng làm tổ trong thành từ cung....

Câu 3 :

- Biến đổi thức ăn ở khoang miệng :

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng  Các hoạt động tham gia  Các thành phần tham gia hoạt động  Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học 

-Tiết nước bọt  

-Nhai

 -Đảo trộn thức ăn tạo viên thức ăn

 - Các tuyến nước bọt  
- Răng  
 - Răng, lưỡi, các cơ môi và má  
-Răng, lưỡi, các cơ môi và má       

 
-     Làm ướt và mềm thức ăn 
 - Làm mềm và nhuyễn thức ăn  
- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt      
- Tạo viên thức ăn vừa nuốt

 
Biến đổi hoá học  Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt 
 
Enzim Amilaza Biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ 

- Biến đổi thức ăn ở dạ dày : Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.

- Trong dạ dày:

+ Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu), khi dịch vị chứa HCl là pH thấp (2 - 3) chưa được trộn đều thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantôzơ.

+ Thức ăn lipit không dược tiêu hoá trong dạ dày, vì trong dịch vị không có men tiêu hoá lipit.

- Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phàn hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ờ cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngàn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
Câu 4 : 

- Nước tiểu đầu: 
+Nồng độ các chất hòa tan thấp 
+Chất độc & cặn bã ít 
+Tỷ lệ nước cao 
+Chất dinh dưỡg còn nhiều 
+Nước tiểu đầu đc tạo thành trog quá trình lọc máu ở cầu thận. 
- Nước tiểu chính thức: 
+Có nồg độ các chất hoà tan cao 
+Chất độc và cặn bã nhiều 
+Tỷ lệ nước thấp 
+Hầu như ko có chất dinh dưỡg. 
+Nước tiểu chính thức đc tạo thành trog quá trình bài tiết tiếp ở ống thận. 

Câu 5 : 

Những hình thứ biến hoá ở động vật :

- Không biến hoá 

-Qua biến hoá không hoàn toàn

- Qua biến hoá hoàn toàn

Bọ cánh cứng thuộc kiểu biến hoá hoàn toàn

Châu chấu thuộc kiêủ biến hoá không hoàn toàn

- Qúa trình hình thành của bướm gồm các giai đoạn :

+ Sâu non : dạng hình sâu , có đốt , không cánh , có chi để bò , có hàm để ăn lá cây .

+ Nhộng : được bao trong kén ở trạng thái tiềm sinh , không cử động , không ăn , không có chi , hàm ,cánh .

+ Ngài : Là bướm trưởng thành có cánh vẫy , có 6 chi có khớp có vòi hút , không ăn lá cây sống bằng mật hoa , nhiệm vụ của chúng là giao cấu , đẻ trứng và chết .

Câu 6 : 

Căn cứ vào tính ăn của côn trùng chia ra 2 kiểu miệng chính: Miệng gặm nhai và miệng hút. Miệng gặm nhai là loại hình nguyên thuỷ và các loại miệng khác do miệng gặm nhai biến hoá thành.

  • Miệng gặm nhai: là kiểu miệng ăn các thức ăn động, thực vật dạng thể rắn. Ví dụ: cào cào, chấu chấu, chuồn chuồn…

– Cấu tạo miệng nhai: Gồm 5 phần: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới và lưỡi.

+ Môi trên: là một mảnh cứng, cử động được để đậy kín mặt trước miệng côn trùng.

+ Hàm trên: là đôi xương cứng nằm ngay phía dưới môi trên và được chia làm hai phần: phía trước hàm là răng cắn, phía sau hàm là răng nhai. Răng nhai thô và to, dùng để nghiền nát thức ăn.

+ Hàm dưới: Là đôi xương cứng nằm phía dưới hàm trên. Hàm dưới gồm 5 phần: Đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá trong hàm, lá ngoài hàm, râu hàm dưới.

Râu hàm dưới có 1-5 đốt dùng để nếm hoặc ngửi thức ăn

+ Môi dưới: chia làm 5 phần: cằm sau, cằm trước, lá giữa môi, lá cạnh môi và đôi râu môi dưới.

+ Lưỡi: là phần u lồi nằm giữa hàm trên và hàm dưới. Lưỡi không phải là phần phụ của đầu nhưng cũng tham gia cấu tạo miệng.

  • Miệng hút: Là kiểu miệng dùng để ăn thức ăn động, thực vật ở thể lỏng

– Miệng gặm hút: như ở ong. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là hàm trên, môi trên còn giữ theo kiểu miệng nhai; hàm dưới, môi dưới kéo dài ra.

– Miệng chích hút: Thường gặp ở côn trùng bộ cánh đều Homoptera như rầy, rệp muội; bộ cánh nửa như bọ xít hoặc bộ hai cánh như các loài muỗi.

– Miệng giũa hút: Bọ trĩ

– Miệng liếm hút: Ruồi nhà.

– Miệng cứa liếm: Ruồi trâu

Câu 7 :

a, Các loại dựa vào nhau mà sống như bạn B nói là hình thức côn trùng sống theo bầy .

b, Ví dụ :

Bọ rùa giúp dẫn đường cho rệp phá hoại cây trồng .

Các loại kiến sẽ ký sinh ăn đường của rệp, nhờ vậy đưa trứng rệp phát tán khắp vườn cây. Tiếp đến, lượng đường thừa của rệp là vùng đất màu mỡ phát sinh các loại muội đen làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.

Kiến mang thức ăn và kí sinh đường đi cho bọ rùa .

Câu 8 : 

Chức năng của các cơ quan tiêu hoá 

- Miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn và bắt đầu tiêu hóa bằng cách nghiền nát cơ học thức ăn thành kích thước nhỏ hơn và trộn với nước miếng. Ngoài chức năng là nơi bắt đầu tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, ở người, miệng còn đóng vai trò giao tiếp. Dù giọng nói được tạo ra ở cổ họng, lưỡi, môi và hàm cũng có vai trò tạo ra một phạm vi âm thanh nhất định, trong đó gồm có ngôn ngữ.

Thực quản là một cơ quan trong cơ thể các loài động vật có xương sống, thuộc hệ tiêu hóa, gồm một ống cơ đưa thức ăn từ yết hầu vào dạ dày.

-Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:

  1. Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
  2. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Ruột non là một phần của hệ tiêu hóa sau dạ dày và trước ruột già. Đây là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể. 

Ruột già là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn - trong những động vật có xương sống. Nó có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

Câu 9 

- Các loài ăn thịt trong tự nhiên đều là những kẻ tấn công chủ động, tích cực. Một khi đã phát hiện thấy con mồi, chúng sẽ nhanh chóng truy đuổi. Trong quá trình này, chúng không những cần cơ đùi khỏe, một cái miệng rộng với hàm răng sắc nhọn, mà còn phải dùng đến đôi mắt để quan sát chăm chú mục tiêu, ước lượng chính xác khoảng cách. Chính vì thế, mắt ở phía trước mặt sẽ tạo thuận lợi cho quá trình săn đuổi này.

-Các loài động vật ăn cỏ lại không giống như vậy. Số phận của chúng là dễ trở thành mồi ngon cho các loài ăn thịt bất cứ lúc nào. Vì thế, mắt hai bên sẽ tạo ra tầm nhìn rộng rãi (có con có tầm nhìn tới 360 độ), giúp chúng nhanh chóng phát hiện ra kẻ địch và chạy trốn.Vượn và khỉ tuy không hung dữ như các loài thú ăn thịt, nhưng cũng có mắt mọc ở chính trước mặt. Đó là vì cấu trúc này có lợi cho chúng trong việc xác định khoảng cách giữa các cành cây. Từ đó, chúng có thể nhanh chóng lẩn tránh kẻ thù.

=> Mắt các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt không giống nhau .

Câu 10

Qúa trình hình thành rừng qua loại đất mùn :

Thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn. Chất mùn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, là chất keo làm cho đất có cấu tượng tốt.  Vì vậy người ta phải tìm mọi biện pháp để tăng chất hữu cơ, tạo ra chất mùn cho đất. Đất mùn này kết hợp với cây cối sau những quá trình tái tại của lớp vỏ trái đất sẽ phát triển thành rừng .

So sánh điều kiện tự nhiên trong rừng và ngoài rừng :

  Trong rừng rậm  Ngoài rừng rậm
Ánh sáng mặt trời  Rất ít Nhiều
Nhiệt độ Thấp Cao
Sự thay đổi nhiệt độ Ít khi thay đổi Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra liên tục
Độ ẩm Lớn Thấp
Độ thoáng gió Rất nhỏ Rất lớn
Độ phì nhiêu Cao Thấp

 

 

 

 

Điểm  76

Nhận xét: Câu 1 (10đ) Câu 2 Điểm giống nhau,khác nhau chưa hoàn toàn chính xác. (7đ) Câu 3 Phần giải thích viết bằng chữ nhiều nhiều có thể viết gọn lại thành sơ đồ (10đ) Câu 4 (5đ) Câu 5 Quá trình biến hóa của bướm you nhầm ở bước đầu (8đ) Câu 6 Có 3 kiểu miệng chính, you còn thiếu miệng để liếm (7đ) Câu 7 Câu a là hình thức cộng sinh, ví dụ sai. Câu 8 You không cần phải giải thích dài như thế đâu (14đ) Câu 9 (10đ) Câu 10 (5đ)