Vòng 3

Câu 2: Ta có bảng so sánh sau:

Tinh trùng Trứng

- Sản xuất từ tinh hoàn thuộc cơ quan sinh dục nam khi vào tuổi dậy thì.

- Tinh trùng rất nhỏ gồm đầu, cổ và đuôi dài.

- Là tế bào sinh dục cái trưởng thành (chín).

- Tế bào trứng nhỏ chứa nhiều chất tế bào.

+ Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai:

- Sử dụng thuốc tránh thai ngăn trứng chín và rụng.

- Sử dụng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo.

- Sử dụng dụng cụ tử cung để ngăn trứng làm tổ trong âm đạo.

Câu 3: 

+ Khi thức ăn vào khoang miệng, diễn ra các hoạt động:

- Tiết nước bọt.

- Nhai.

- Đảo trộn thức ăn.

- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.

- Tạo viên thức ăn.

+ Sau đó, viên thức ăn được nuốt. Hoạt động nuốt:

- Lưỡi nâng cao viên thức ăn chạm vòm miệng, hơi rụt lại để viên thức ăn chuyển xuống họng vào thực quản.

- Khi lưỡi nâng lên thì đồng thời kéo nắp thanh quản đóng lỗ khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khẩu cái mềm nâng lên đóng kín hai lỗ thông lên mũi. Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.

+ Ở dạ dày, thức ăn được làm nhuyễn và đảo trộn đến khi thấm đều dịch vị. Thức ăn được tiêu hóa từ 3 - 6 giờ rồi đẩy dần xuống ruột non.

Câu 4: 

- Sau quá trình lọc máu, máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch nang cầu thận. Đó là nước tiểu đầu.

- Các thành phần của nước tiểu chính thức: các cặn bã (axit uric, crêatin...), các chất thuốc và các ion thừa (H+, K+...)

Câu 6:

- Các loại miệng chính của côn trùng và chức năng:

+ Miệng nhai (nghiền): để gặm nhấm.

+ Miệng chích hút: để đâm vào và hút thức ăn.

+ Miệng nhai hút: nhai nhỏ thức ăn đồng thời hút thức ăn.

+ Miệng liếm hút: liếm để hòa tan thức ăn rồi hút vào bụng.

Câu 7: 

a) Hình thức cộng sinh.

b) Rệp Vừng hút nhựa thực vật sẽ còn dư lượng đường. Đường sẽ được Rệp Vừng tiết ra qua hậu môn và cung cấp cho Kiến lượng đường cần thiết để phục vụ đời sống. Kiến chăm sóc trứng Rệp Vừng để khi trứng nở, Rệp lại cung cấp đường cho Kiến. Nhưng Rệp cũng là nguồn thức ăn của Bọ Rùa.

Vậy 3 loài này sống cộng sinh. 

*) Sơ đồ:

Kiến (nuôi trứng Rệp Vừng nở) \(\rightarrow\) Rệp Vừng (tiết đường) \(\rightarrow\) Bọ Rùa (ăn Rệp).

Câu 8: Chức năng của các cơ quan tiêu hóa:

- Miệng: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn vào khoang miệng trở thành viên mềm, nhuyễn, dễ nuốt.

- Thực quản: các cơ vòng thực quản lần lượt co đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày: thức ăn được dạ dày đảo trộn cho thấm đều dịch vị, tiêu hóa rồi đẩy dần xuống ruột non.

- Ruột non: các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin...) thành các chất dinh dưỡng hấp thụ được (đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin).

- Ruột già: hấp thụ nước và thải phân.

+ Mặt trong ruột non có các nếp gấp với các lông ruột cực nhỏ.

Câu 9: 

- Mắt báo Pega nằm ở phía trước phần mặt.

- Mắt ngựa vằn nằm ở hai bên đầu.

Câu 10: 

b) 

  Trong rừng rậm Ngoài rừng rậm
Ánh sáng mặt trời Ít Nhiều
Sự thay đổi nhiệt độ Không thường xuyên Thường xuyên, rõ rệt
Độ ẩm Cao Thấp
Độ thoáng gió Bí (ít) Thoáng
Độ phì nhiêu Cao Thấp
Nhiệt độ Thấp Cao

 

 

Điểm  47

Nhận xét: Câu 1 ; 5 chưa làm (mất 20đ) Câu 2 : So sánh còn thiếu, biện pháp tránh thai cũng thiếu (5đ) Câu 3 : Giải thích theo hai cơ chế biến đổi hóa học và biến đổi cơ học, bạn làm cũng có ý đúng tuy mình vẫn chưa thể cho điểm tối đa (5đ) Câu 4 Giải thích còn thiếu (2đ) Câu 6 (10đ) Câu 7 (10đ) Câu 8 (13đ) Còn thiếu vì sao mặt trong ruột non lại cấu tạo như thế phù hợp với chức năng của nó. Câu 9 Chưa giải thích rõ. Câu 10 (2đ)