Vòng 2 - Vòng chung kết

Câu 1 : 

- Người bị bệnh tiểu đường là những người thường có lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường

- Vì vậy, để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí cho người bị bệnh tiểu đường thì cần những yêu cầu sau : 

+ Căn cứ vào nhu cầu cơ thể và lượng chất có trong thức ăn, người tiểu đường không được ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều gluxit

+ Căn cứ vào giới tính, độ tuổi, cân nặng, chiều cao, mức hoạt động ...., cần tính toán lượng chất và số kcal phù hợp

+ Khẩu phần ăn phải có đủ các chất cần thiết là chất khoáng và chất hữu cơ

+ Khẩu phần ăn có thể giúp giảm triệu chứng bệnh cho người bệnh

Câu 2 : 

- Quy ước :   Cao : A                 /      Thấp :  a

                   Đỏ : B                 /            Trắng : b

- Theo đề ra, tỉ lệ :      57 cao, đỏ: 3 cao, trắng: 3 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng

tách ra sẽ được :  ( 48 cao, đỏ  +  9 cao, đỏ ) : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ  : 1 thấp , trắng

\(\rightarrow\)   48 cao, đỏ  +  ( 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ  : 1 thấp , trắng )

- Trog phép lai 2 cặp tính trạng, ta thấy xuất hiện tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1

\(\rightarrow\) Khẳng định các gen phân ly độc lập với nhau

* Xét riêng 48 cây cao, đỏ (100% cao, đỏ)

Có : P cao, đỏ (tt trội) tự thụ phấn có thu được 100% cao, đỏ

\(\rightarrow\) Khẳng định cây P là cây trội thuần chủng; 48 cây cao, đỏ xét riêng cũng có KG thuần chủng AABB

Vậy P có KG :    AABB             (3)

* Xét tỉ lệ còn lại là   9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ  : 1 thấp , trắng

Có : \(\dfrac{cao}{thấp}=\dfrac{9+3}{3+1}=\dfrac{3}{1}\)    \(\rightarrow\)  P có KG :    Aa   (1)

      \(\dfrac{đỏ}{trắng}=\dfrac{9+3}{3+1}=\dfrac{3}{1}\)   \(\rightarrow\)  P có KG :    Bb    (2)

Từ (1) và (2)   \(\Rightarrow\)  P có KG :     AaBb      (4)

Từ (3) và (4)  \(\Rightarrow\)   P có 2 loại KG là   AABB  và  AaBb

Ta có :  Tỉ lệ 2 loại KG trên của P sẽ = với tỉ lệ KH mà 2 loại KG này khi tự thụ phấn sinh ra                    

\(\Rightarrow\dfrac{P_{AABB}}{P_{AaBb}}\text{ }=\text{ }\dfrac{F1_{100\%}}{F1_{9:3:3:1}}\)   

\(\Leftrightarrow\dfrac{P_{AABB}}{P_{AaBb}}=\dfrac{48}{9+3+3+1}=\dfrac{3}{1}\)

Vậy tỉ lệ KG của P ở đây là :    \(3\text{ }AABB:1\text{ }AaBb\)

Sơ đồ lai P -> F1 :                   

P tự thụ phấn : 

\(\dfrac{3}{4}\left(AABB\text{ x }AABB\right)\)    \(\rightarrow\)  F1 :  \(\dfrac{3}{4}AABB\)

-  \(\dfrac{1}{4}\left(AaBb\text{ x }AaBb\right)\)     \(\rightarrow\)  F1 :  \(\dfrac{1}{64}AABB:\dfrac{2}{64}AABb:\dfrac{2}{64}AaBB:\dfrac{4}{64}AaBb:\dfrac{1}{64}AAbb:\dfrac{2}{64}Aabb:\dfrac{1}{64}aaBB:\dfrac{2}{64}aaBb:\dfrac{1}{64}aabb\)

Cộng các kết quả lại, ta được : 

F1 : KG : \(\dfrac{49}{64}AABB:\dfrac{2}{64}AABb:\dfrac{2}{64}AaBB:\dfrac{4}{64}AaBb:\dfrac{1}{64}AAbb:\dfrac{2}{64}Aabb:\dfrac{1}{64}aaBB:\dfrac{2}{64}aaBb:\dfrac{1}{64}aabb\)

KH : 57 cao, đỏ  : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng

Câu 3 : 

Vì : 

+ Ở đó có nhiệt độ phù hợp cho muỗi sinh sống ( 20oC -> 25oC )

+ Có nhiều vũng nước đọng trên lá, dưới đất , ...... thích hợp cho muỗi sinh sản

+ Muỗi đặc biệt nhạy cảm với CO2 nên khu vực rừng như rừng bạch đàn, rừng hoang là nơi sinh sống lí tưởng (cây có lấy CO2 quang hợp vào buổi sáng và thải CO2 khi hô hấp vào buổi đêm)

+ Đa số muỗi đều ăn nhựa cây, hoa quả nên rừng cây là nơi có nguồn thức ăn dồi dào cho chúng

+ Độ sáng dưới tán cây thấp hơn so với bình thường nên loài thích nơi ánh sáng yếu như muỗi sẽ ở nhiều trong rừng

+ Lá cây trong rừng thoát hơi nước sẽ làm độ ẩm dưới tán cây cao, khiến muỗi cư trú nhiều (muỗi ưa nơi ẩm)

+ Ở trong rừng có ít thiên địch gây hại cho muỗi và đồng thời chỗ cư ngụ cũng nhiều nên số lượng muỗi trong rừng thôn quê rất nhiều

+ ......vv

Câu 4 : 

- Tên tiếng việt loài côn trùng này :  Rệp đậu

- Chúng có thể tự quang hợp là do cơ thể rệp đậu có thể tự sản xuất ra sắc tố carotenoid có tác dụng như clorophin (diệp lục) khiến chúng sử dụng ánh sáng mặt trời để tự tạo ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động

Câu 5 : 

Tách riêng từng cặp tính trạng :             

P :         \(Aa\dfrac{Bd}{bd}\)                 x                 \(\text{ }Aa\dfrac{BD}{bd}\)

\(\rightarrow\)     ( \(Aa\)  x  \(Aa\) )  ( \(\dfrac{Bd}{bd}\text{ x }\dfrac{BD}{bd}\) )

* Xét phép lai ​​​:  \(\dfrac{Bd}{bd}\text{ x }\text{​​}\dfrac{BD}{bd}\)

G :  \(\dfrac{Bd}{bd}\rightarrow\dfrac{Bd}{ }=\dfrac{bd}{ }=\dfrac{1}{2}\)

      \(\dfrac{BD}{bd}\rightarrow\dfrac{BD}{ }=\dfrac{bd}{ }=\dfrac{1-f}{2}=\dfrac{4}{10}\)

                    \(\dfrac{Bd}{ }=\dfrac{bD}{ }=\dfrac{f}{2}=\dfrac{1}{10}\)

F1 của phép lai : 

\(\dfrac{4}{20}\dfrac{BD}{Bd}:\dfrac{4}{20}\dfrac{Bd}{bd}:\dfrac{1}{20}\dfrac{Bd}{Bd}:\dfrac{1}{20}\dfrac{Bd}{bD}:\dfrac{4}{20}\dfrac{BD}{bd}:\dfrac{4}{20}\dfrac{bd}{bd}:\dfrac{1}{20}\dfrac{bD}{bd}:\dfrac{1}{20}\dfrac{Bd}{bd}\)

* Xét phép lai Aa     x     Aa

F1 :  \(\dfrac{1}{4}AA:\dfrac{2}{4}Aa:\dfrac{1}{4}aa\)

a)  Tỉ lệ KH  A - B - D -    :  \(\dfrac{3}{4}.\left(\dfrac{4}{20}+\dfrac{4}{20}+\dfrac{1}{20}\right)=\dfrac{27}{80}\)

b)  Tỉ lệ KG  \(AA\dfrac{Bd}{bd}\)  :  \(\dfrac{1}{4}.\left(\dfrac{4}{20}+\dfrac{1}{20}\right)=\dfrac{1}{16}\)

c)  Tỉ lệ biến dị tổ hợp F1 :  \(1-\left(\dfrac{2}{4}.\dfrac{5}{20}+\dfrac{2}{4}.\dfrac{4}{20}\right)=\dfrac{31}{40}\)

 

Điểm  14

Nhận xét: