Đề thi chính thức

Đề 2: " Muốn  xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài.suy nghĩ của bạn về câu nói trên. Liên hệ thực tế​ và gửi lời nhắn tới những người đã và đang giúp bạn mở canh cổng tương lai

                                                        Bài làm

​​

Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị , đối ngoại….Không cần nói nhiều thì chắc hẳn mỗi một người trong chúng ta, ai ai cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển của nhân loại. Chính vì vậy mà Ngô Thì Nhậm mới có câu nói:

” Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài.”

           Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. Ngô Thì Nhậm là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê – Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông là người thông minh,học giỏi nên sớm đã nhìn ra diều này đối với nước ta nói chung và thế giới nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn”, nếu vậy thì làm sao có thể chống lại các thế lực hung tànNếu một đất nước có một nề giáo dục phát triển có đầy đử điều kiện để mỗi công nhân có thể được học tập, hiểu biết thì chưa nói về kinh tế có phất triển hay không nhưng chắc hẳn nước đó đã thắng lợi trên con đường giáo dục, một trong những con đường mà không phải nước nào cũng có thể làm được…Khi xâm lược nước ta, các nước đế quốc nhất là mĩ và pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, biến dân tộc ta không những nghèo về kinh tế mà nghèo về nhận thức. như bác hồ đã nói muốn đánh bại kẻ thù đầu tiên chúng ta phải diệt được giặc đói và giặc dốt. vì đơn giản khi có nhận tri thức người ta mới có thể nhận ra được con đường thực sự mà mình phải đi.từ đó mới mong cứu được dân tộc, xây dựng được đất nước. Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục giúp họ nhận thức tốt, có nhiều hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,nâng tầm nhận thức của họ lên cao hơn. đồng thời cũng giáo dục về đạo đức để họ luôn sống và làm việc theo pháp luật…

Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.

Cho nên: Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục. muốn trị nước phải trọng dụng người tài không đâu xa ngay chính trong dân tộc ta người tài không thiếu, như Hồ Chí Minh một con người tài hoa xuất chúng, giỏi không thững về tài mà còn đức nhờ người mà dân tộc Việt Nam bước ra khỏi ách nô lệ của thực dân pháp đế quốc Mĩ. Rồi như đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất thân trong một gia đình nhà nho, có tri thức, tài giỏi ông đã chỉ huy quân đội ta đi từ hết chiến thắng này đến chiến thắng khác….

Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ. Vì đâu mà họ phát triển được như vậy? Chính là nhờ vào những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?

       Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận câu nói của Ngô Thì Nhậm không những đúng ở trong quá khứ mà ngay bây giờ nó vẫn rất ý nghĩa. như giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng rỡ nước nhà bởi những thành tựu mà ông đạt được ở cái tuổi 26. và còn vô vàn ví dụ khác…Tuy nhiên trong giới trẻ ngày nay còn không biết bao nhiêu người chưa nhận thức được điều đó, những việc làm của họ không những ảnh hưởng tới mình bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả một dân tộc một xã hội. một đất nước sẽ không thực sự mạnh nếu như còn những con người như vậy.

    Mỗi chúng ta, ai cũng muốn mình sẽ trở thành những người cần thiết cho xã hội, một người thành đạt . Vì vậy chúng ta phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ  tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.Và nhân ngày 20-11 sắp tới đây em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới thầy cô- những người đang giúp đỡ học sinh chúng em mở cánh cổng tương lai.

Điểm  6.75

Nhận xét: Có coppy mạng, mỗi 1 đoạn của 1 không khác thì ở trên mạng cả