Vòng 3

Câu 1:

* Theo em, Hồ Quý Ly vừa có công vừa có tội.

* Giải thích:

- Có công:

+ Việc ông phế truất, chấm dứt triều đại nhà Trần là 1 công lao lớn, mặc dù nhiều nhà sử gia phong kiến tỏ ý chê trách, cho rằng Hồ Quý Ly mắc trọng tội phản lại triều đình, khi quân.

+ Ông đã cho tiến hành 1 số thay đổi trong quản lí hành chính, thiết kế kinh tế. Trong số đó có 1 thay đổi lớn mà được nhiều nhà sử gia và các tác giả ca tụng là việc lưu hành tiền giấy. Lúc đó của cải trong nước đang dần cạn kiệt, mà đồng thì dùng để đúc súng, phục vụ quân sự , do đó việc vẫn dùng tiền xu trong mọi hoạt động trở nên khó khăn.

+ Ông có những cải cách về giáo dục, đặt lệ thi cử không hoàn toàn thi thư, mà thêm cả toán pháp, đặt ra chế độ khảo quan,...

+ Ông có tinh thần giữ nước, đặc biệt là từ khi lên nắm quyền. Nhà Hồ tích cực phòng bị, luyện tập quân đội, làm phòng tuyến, xây đắp thành lũy.

- Có tội:

+ Hồ Quý Ly không biết khoan sức dân, không lấy dân làm gốc. Khi nhà Hồ lên ngôi, thuế má vẫn còn đánh lên dân rất nặng nề, còn nặng hơn nhà Trần.

+ Trước tình thế đó, nhà Hồ lại lần nữa đổ lên đầu dân chúng những công việc hết sức nặng nhọc: tăng cường bắt lính, xây dựng thêm thành lũy, tính kế dời đô,... Đã vậy còn lao dịch nặng làm cho nhân dân trở nên cùng kiệt.

+ Không đặt ra những kế sách tốt để thất bại quân sự 1 cách thảm hại , mất nước vào tay giặc. Nhà Hồ không cùng đồng thuận với dân mà chỉ ỷ lại vào phòng tuyến, thành lũy và quân đội. Nhà Hồ không học theo cách làm của nhà Trần đó là vừa đánh vừa rút dân để bảo toàn lực lượng, được nhân dân hết mực tin tưởng, rồi nhờ điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên đất nước, quân và dân đã rút hết khỏi thành Thăng Long nên quân Nguyên ngày càng hao hụt, nhân cớ đó mà tung quân đánh bại. 

+ Việc thất bại của Hồ Quý Ly làm mất đi những di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước, để lại di chứng nặng nề cho lịch sử nước ta.

+ Ngoài ra, ông còn là 1 vị vua bạo chúa, độc đoán trong việc cầm quyền.

+ Việc đặt quốc hiệu mà ông quá coi nhẹ, khi chưa xem xét kĩ càng đã đưa ra tên nước là "Đại Ngu". Quốc hiệu đâu phải muốn đặt gì thì đặt, nó có ảnh hưởng lớn đến đất nước lúc đó và sau này, và tất nhiên không hợp lòng dân vì chệch khỏi truyền thống nước nhà.

+ Là con người không bền chí, khi hai cha con ông bị giặc bắt thì cam tâm phục vụ giặc. Rõ ràng ông còn không có phẩm chất của vua chúa, khi được lựa chọn 1 cái chết vinh quang để đỡ tủi nhục cho đất nước, không theo truyền thống từ trước đến nay, hi sinh vì dân tộc, mà chấp nhận chọn cái chết thì hơn !

+ Ông không khôn khéo, thất bại trong việc ngoại giao đối với nhà Minh, lâm vào tình thế không có đồng minh trong việc chống giặc ngoại xâm.

* Suy nghĩ của em về nhân vật Hồ Quý Ly:

Ông là 1 người có nhiều tham vọng, hoài bão lớn. Ông xuất hiện đúng lúc nhà Trần đang suy tàn, kéo đất nước đi lên từ vực thẳm xã hội bằng những cải cách nhất định nhưng thật sự không quá cần thiết, vì gốc rễ vấn đề là ông không dựa vào lòng dân, không tìm hiểu ý kiến của dân, chỉ lo củng cố thế lực, thêm lợi ích cho gia tộc mình. Các biện pháp trị nước của ông cũng sai lầm dẫn đến thất bại trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Câu 2:

Suy nghĩ của em về cuộc đời Hitler là:  Nếu như đoạn đời trước tuổi 30 của ông chỉ được xem là cuộc đời không thành đạt nếu so với mức độ bình dân bởi ông không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có khả năng để có sự thăng tiến vượt bậc sau đó của mình .Vậy mà nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu.Có thể coi ông là một trong số rất ít người phát huy năng lực hiếm thấy, thay đổi cuộc đời một cách chóng vánh, ngoạn mục.

Ngoài ra còn có nhiều tố chất trong con người ông:

+ Tinh thần ái quốc cực đoan đã giúp cho ông được nhân dân tin tưởng và quân đội ủng hộ.

+ Đặc biệt Hitler thường thực hiện những gì mình nói mặc dù nhiều khi ông đã không làm đúng như những gì mình nói, nhưng đó là chiến thuật của ông để giành lợi ích cho mình.

+ Bản chất độc tài, chuyên chế đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức. Ông còn có ý định thiết lập 1 nước Đức chuyên chế , độc đảng.

+ Hitler sẵn sàng lừa dối để thi hành 1 số điều quan trọng trong tư tưởng mình. Nhờ nó mà ông chinh phục giới thương mại và công nghiệp trong nước.

+ Hitler có 1 vũ khí rất lợi hại, đó là tài hùng biện. Nhờ nó cộng với tính lừa dối nói trên, Hitler đã chinh phục được nhân dân, quân đội, truyền thông và cả những nhà lãnh đạo nước ngoài.

+ Ông ta còn học hỏi từ thành Viên cách "khủng bố tâm linh và thể chất"

+ Hitler là 1 người biết vận dụng thời cơ khi đã hủy bỏ Hòa ước Versailles để chia rẽ nước Đức; dám đánh 1 nước cờ mạo hiểm và ông may mắn có 1 thắng lợi rất lớn, cũng 1 phần do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu.

+ Hitler còn có 1 đầu óc hoang tưởng, nguy hiểm, ngông cuồng, tự kiêu tự đại, cũng chính vì thế mà ông đã rước họa vào thân, làm cho những mục tiêu của quân đội Đức đều chịu những thất bại có thể là nhục nhã nhất.

 

Điểm  8

Nhận xét: Bài viết của em khá đầu tư, nhưng chưa có gì đột phá và chưa mang nhiều nét riêng, cũng như những ý kiến của cá nhân em. Cảm ơn em!