Vòng 3

Bài làm

Câu 1:

Hồ Quý Ly có công hay có tội:

  Hồ Quý Ly vừa có công vừa có tội.

 Em có nhận định như thế là vì chúng ta sẽ hiểu có công là vì:

+ Hồ Quý Ly là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế , văn hóa. Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước. Về mặt xã hội, ông thiết lập sở Quản tế .Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng. Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tì trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định. Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu ngày càng cường thịnh.
Hồ Quý Ly là ông vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước.

Còn có tội:

+ Tuy những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu ngày càng cường thịnh, nhưng  tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần. Trước sự xâm lăng của nhà Minh  công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người. Tội để mất nước do đó càng lớn. 

-  Suy nghĩ về nhân vật Hồ Quý Ly:

 

Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử khó mà nhận xét cho đích đáng được. Nếu nhìn bằng quan điểm kiểu phong kiến, Hồ Quý Ly là kẻ nghịch thần tiếm ngôi, đại gian đại ác; nhưng xét theo mặt khác, Hồ Quý Ly lại là nhà cải cách, nhà chính trị không tệ, mang hoài bão xây dựng đất nước thái bình. Nhận xét về ông, có nhiều sử gia bàn luận khen chê khác nhau.
Nhìn lại và đánh giá cho thật kỹ lưỡng thì Hồ Quý Ly tuy là người có tấm lòng vì sự phồn vinh của đất nước, nhưng tư cách lại quá tầm thường, ích kỷ. Lúc làm quan cho nhà Trần, đầu tiên thì ông ta xu phụ quyền thế, chỉ biết dựa vào thân thế và tài nịnh vua để mà leo lên vũ đài chính trị, lại ngầm dựng bè đảng tạo thế lực hùng hậu cho mình. Thân là quan đại thần mà không chính trực vì công việc mà lại làm chuyện nịnh dối vua, lôi kéo bè thế, ấy quả là gian thần rồi. Một điều lạ lùng là vua Trần Nghệ Tông lại tin ông ta một cách lạ lùng, điều đó cũng có thể vì Nghệ Tông quá u muội, mà cũng vì tài dối vua của Hồ Quý Ly quá "cao cơ". Đến khi nắm quyền rồi, ông ta bắt đầu cải cách đất nước (những cải cách của ông đã bắt đầu từ khi lên nắm quyền phụ chính cho nhà Trần chứ không phải mới ban khi lên ngôi vua), có vẻ là người am hiểu thế sự, biết canh tân đổi mới đất nước, tỏ tài kinh bang tế thế, nhưng lòng dạ ông ta lại quá vị kỷ, hẹp hòi, lòng tham vô đáy một cách đúng nghĩa, có quyền cao rồi còn muốn leo lên ngôi vua, lại còn hãm hại những kẻ không cùng phe cánh với mình. Có thể nói, công lao kiến thiết của ông ta thì chưa tỏ bao nhiêu, mà cái đức xấu đã hiện ra quá rõ. Hồ Quý Ly tuy có tài mà cái đức bị mang tiếng nhơ thì làm sao mà được lòng người, huống chi những cải cách của ông ta quá dồn dập, khiến đảo lộn cả xã hội một nước. Mặc dù những cải cách đó có vẻ nghe qua thì lợi dân lợi nước, nhưng thực chất thì chẳng hợp lòng dân được, vì cái tính của dân rất ngại có thay đổi mà họ chưa biết điều thay đổi đó có đem lại cho họ tương lai tốt hơn không.
Rốt cuộc từ dân cho đến giới quyền quý, ai nấy đều ghét ông, mà cũng vì cái tư tưởng Nho giáo thời đó người người đều kì thị ông là phản nghịch, thành ra cái "lòng thành" vì nước của Hồ Quý Ly lại chẳng được ai đón nhận, mà còn trở thành cái cớ cho giặc Minh xâm lược.

 Tóm lại nói cho gọn thì công lao của ông ta đương thời chẳng ai thèm ghi nhận, mà cái tội nhơ nhuốc cũng ông thì ai cũng biết, thế mới biết, một nhà chính trị ngoài cái tài kinh tế ra, còn phải biết gây dựng cho mình cái danh tiếng tốt trước khi bước lên vũ đài chính trị.

Câu 2:

Có lẽ đa số mọi người khi đọc về cuộc đời của Hitler thì ngay lập tức đều sẽ nghĩ ông ta là một người độc ác, xấu xa hay một con quỷ dữ.

Mỗi người chúng ta đều có những suy nghĩ khác nhau về Hitler. Có người thì nghĩ ông ta là một con quỷ dữ, không xứng đáng để tồn tại, có người cho rằng ông  chính là một biểu tượng cho sự tàn ác, mất hết nhân tính và là một con quỷ đội lốt người. Còn có người lại nghĩ, Hitler là một con người đầy tài năng nhưng không có đạo đức….

 Đọc về cuộc đời của ông, tôi  biết được Hitler từng thị hai lần vào học viện mỹ thuật Áo nhưng không đậu.Sau đó ông vẽ tranh ngoài đường bán tranh kiếm sống rồi sống trong trại tế gần 4 năm . Sau đó chiến tranh xảy ra ông đi lính chiến đấu để bảo vệ cho đất nước ông. Trong chiến tranh ông từng dính nhiều phát đạn vào ngực nhưng may mắn không chết .. Rồi sau đó ông bắt đầu diễn thuyết về lý tưởng của mình và biến nước Đức thành 1 nước hùng mạnh như chúng ta biết . Tài năng lớn nhất của ông chính là diễn thuyết .  Nếu chúng ta đứng về một khía cạnh thì sẽ nghĩ ông ta là một nghệ sĩ đa tài. Nhưng khi đứng về phía những người phỉ bán ông thì ta lại nghĩ ông là một kẻ vô lương tâm, không có tình người.  Ông bị báng bổ bằng mọi hình thức từ tranh ảnh đến phim truyện,... một tên độc tài mà khi nghe thấy tên ai ai cũng phỉ nhổ. Thực sự thì hắn có đáng ghét thế không? 
Thực tế Hitler còn là một người tài giỏi và cao thượng , ông ta hi sinh cả cuộc đời vì lý tưởng của ông ta, thậm chí cả cuộc sống đời tư. Với một lí tưởng là nước Đức được hùng mạnh, lớn mạnh và bá chủ thế giới. Thực tế đây là điều mong muốn của đa số các nhà cầm quân. Theo một khía cạnh nào đó bạn có thể coi đây là lòng yêu nước, sẵn sàng thành tội nhân lịch sử để đất nước lớn mạnh.Vậy thì tại sao ông ta lại bị mọi người gọi bằng một cái tên đáng sợ như thế “ quỷ dữ”?- Có thể là do ông ta đã thua cuộc, đế chế đã xụp đổ hoàn toàn, tất cả những gì xấu xa của ông ta có thể mang ra chém gió thoải mái, không sợ trả đũa.Có phải vậy chăng?!

Có một câu nói của Hitler đã khiến tôi có những suy nghĩ khác về ông, đó là câu:

“Khi bạn ở ngoài sáng, tất cả mọi  thứ đều theo bạn, nhưng khi bạn  bước vào bóng tối, ngay cả cái bóng  của bạn cũng không đi theo bạn nữa.”

Khi bạn là một con người lương thiện thì tất nhiên bạn sẽ được mọi người yêu quý. Còn nếu khi bạn trở thành một con người xấu xa, thì tất cả  những thứ bạn đang có sẽ quay lưng đi với bạn , cuối cùng chỉ còn bóng tối của cái ác là luôn ở bên bạn. Khi Hitler chọn con đường của tội ác, thì tất cả mọi người sẽ nghĩ xấu về ông, phỉ bán và căm hận ông như đa số mọi người bây giờ đang nghĩ về ông vậy.

 Riêng tôi nghĩ Hitler cũng là một con người có đầy đủ những khí chất lương thiện, lòng vị tha nhưng thù hằn sau chiến tranh thế giới thứ nhât  quá lớn và lòng hận thù đã nuốt chửng ông ta và tất cả những điều Hitler làm điều là vì mục đích trả thù.  Chiến tranh mãi mãi là sai lầm chưa bao giờ là đúng cả. Kẻ gây chiến thì có tội gấp bội  những người cầm súng bảo vệ quê hương đất nước.

 Con người không có ai tốt và cũng chẳng có ai xấu cả, môi trường sống đã làm thay đổi họ. Sở dĩ Hitler trở thành một con người tàn ác như vậy cũng là vì tham vọng của ông quá lớn và ông muốn đất nước Đức của mình được hùng mạnh.

--------------------------------------------Hết--------------------------------------------------

 



Điểm  9

Nhận xét: Bài viết của em rất sâu sắc và thể hiện được nét riêng của mình, đặc biệt là khi nói về nhân vật Hitler. Em hãy phát huy nhé, có lẽ em sẽ học tốt cả môn Văn nữa. Cảm ơn em!