Vòng 3

Câu 1:

- Mỗi người có một góc nhìn,một suy nghĩ khác nhau,nhưng theo mình nghĩ Hồ Qúy Ly vừa có công lại có tội.

* Giải thích:

- Công lao của Hồ Qúy Ly rất to lớn:

+ Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần, đó dứt khoát là một công lao. Điều này sử gia phong kiến chê trách, nhưng với cách nhìn mới, thấy rõ Hồ Quý Ly là một anh hùng đã xuất hiện để chấm dứt một triều đại mạt vận, từ lúc xuất hiện hiển hách mà sau hơn 100 năm, đã suy vi, mất vai trò dẫn dắt dân tộc. Trần Trọng Kim trong “Việt nam sử lược” đánh giá Hồ Quý Ly “vì cái lòng tham xui khiến, hễ có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước” thì đúng là quan điểm trung quân phong kiến. Hồ Quý Ly có oan chăng là oan suốt thời kỳ phong kiến, do có đánh giá này. Vấn đề đó, cho đến nay, nhất là từ sau thời Đổi Mới, coi như đã được cởi bỏ rồi.

+ Hồ Quý Ly có nỗi trăn trở cải cách chế độ “chăn dân, trị nước” cuối thời Trần và trong mấy năm triều đại nhà Hồ. Từ đó, ông đã cho tiến hành một số thay đổi trong quản lý hành chính, trong thiết chế kinh tế. Một thay đổi lớn khiến nhiều tác giả ca tụng, đó là dùng tiền giấy. Đúng là việc này đi trước thời đại, nhưng việc thay đổi này cũng không “vĩ đại” như đánh giá quá đáng. Hồ Quý Ly dâng kế cho vua Trần dùng tiền giấy mấy năm trước khi ông lên ngôi, còn một lý do nữa, là của cải trong nước cùng kiệt, mà cần phải có đồng để đúc súng, phục vụ quân sự. Do đó, mới có chuyện vẫn lưu hành đồng thời đồng tiền giấy và đồng tiền kim loại. Nhà Hồ cũng có cải cách về giáo dục, đặt lệ thi cử không hoàn toàn thi thư, mà thêm toán pháp, đặt ra chế độ khảo quan… v.v.

+ Hồ Quý Ly có tinh thần giữ nước trong khi cầm quyền. Nhà Hồ tích cực chuẩn bị phòng bị, luyện tập quân đội, làm phòng tuyến, xây thành đắp lũy. Như vậy, Hồ Quý Ly biết rõ âm mưu của nhà Minh, không có ý bán nước, không cam tâm làm tay sai cho ngoại bang. Hồ Quý Ly cũng như nhà Trần, có gốc gác từ vùng Nam Trung Quốc, vùng nước Việt cổ, nên ông kiên quyết chống lại sự Hán hóa. Đây cũng là một công lao mà sử sách phong kiến đánh giá rất khác nhau, hầu như chưa thấy con người dân tộc trong Hồ Quý Ly. Chiến tranh có thành có bại, nhưng động cơ và tâm khảm của người thất bại khác với kẻ vong quốc nô, tha hóa cam tâm chịu Hán hóa.

+ Trong khoảng 35 nǎm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, Quý Ly đã từng bước tiến hành một cuộc cải cách rộng lớn về mọi mặt. Về mặt hành chính Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện, ở các lộ thì đặt những chức quan lớn như: Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Quý Ly còn đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân. 
Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khóa. Đó là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 nǎm trở xuống, sổ sách phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội. 

Về vǎn hóa xã hội, Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Nǎm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách "Minh Đạo" gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có cǎn cứ về sách "Luận ngữ" một trong những tác phẩm kinh điển của nho gia. Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền vǎn hóa dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra nôm để dạy hậu phi, cung nữ. Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trường học ở các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi cho có quy củ. 

Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa bệnh bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông cho ban hành cân, thước, đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tǎng thêm giá trị vǎn minh của đời sống xã hội. 

- Tội của Hồ Quy Ly:

+ Tội lớn nhất của Hồ Quý Ly là không khoan thư sức dân, không lấy dân làm gốc. Bài học Diên Hồng của nhà Trần bị nhà Hồ lãng quên. Khi nhà Trần suy vi, chế độ nông nô đã phân hóa xã hội, nguồn lực trong nước cạn kiệt, thì khi nhà Hồ lên ngôi, thuế má vẫn hết sức nặng nề. Ví dụ, nhà Trần đánh thuế ruộng tư 3 thăng thóc, nhà Hồ nâng 5 thăng; thuế đinh là 3 quan, nay nhà Hồ đánh thuế đinh 3 hạng là 3, 4 hoặc 5 quan. Tóm lại, thuế khóa nhà Hồ nặng nề hơn nhà Trần, trong khi xã hội suy vi, dân tình khổ hơn, nhân khẩu tăng lên. Nhà Hồ tăng bắt lính, tăng cường xây dựng thành lũy, tính kế dời đô… Tất cả những công việc đó, đều đổ lên đầu dân chúng. Thuế cao, lao dịch nặng nề, dân chúng dần dần cùng kiệt. Do đó, những cải cách kinh tế xã hội của Hồ Quý Ly thực chất là gì? Là củng cố ngai vàng, xây đắp triều đại nhà Hồ, chứ không phải mục tiêu là “khoan thư sức dân để tính kế sâu rễ bền gốc” như lời dặn của Trần Quốc Tuấn di huấn cho Trần Anh tông. Và hậu quả của việc coi dân không như con người, khiến cho nhà Hồ mất một cách thảm hại. Sử liệu ghi rõ, trong tiến quân, Trương Phụ đã làm hịch kể tội họ Hồ, rồi khắc vào ván trôi sông, phát tán khắp nơi. Dân vốn không phục nhà Hồ, nên càng bị “tuyên truyền” mà không nghe Hồ Quý Ly.

+ Tội rất lớn của nhà Hồ là thất bại quân sự, để mất nước vào tay giặc. Bất luận điều gì tìm kiếm để giảm nhẹ “nỗi oan” của Hồ Quý Ly, thì việc thất bại của nhà Hồ là rành rành, không thể chối cãi. Nhà Hồ do không có quan điểm thân dân, mà ỷ lại vào phòng tuyến và quân đội, nên đã không học bài học của nhà Trần. Quân Minh không thể mạnh so với quân Hồ như tương quan lực lượng quân Nguyên và quân Trần. Nhưng nhà Trần chọn cách đánh du kích, rút vào dân để bảo toàn lực lượng, rồi dùng cả phong thủy đất nước làm một lực lượng, khi nhà Nguyên không quen, sinh bệnh tật, không thắng nhanh được, thì nhà Trần mới tung quân đánh lại. Có thể nói, nhà Trần là chiến tranh nhân dân. Nhà Hồ học tập nhà Lý, dàn quân chặn giặc, nhưng không hiểu sao, Hồ Quý Ly không thấy xã hội thời Hồ đã khác căn bản xã hội thời Lý. Triều đại nhà Lý khi đó đang cực thịnh, còn nhà Hồ đang tiếp quản nhà Trần quá suy vi. Vũ khí quân Hồ chắc chắn không thua kém quân Minh, đến nỗi sau này, Hồ Nguyên Trừng bị bắt, được nhà Minh cho làm quan, phong thần đúc súng. Nhưng như Hồ Nguyên Trừng đã nói một câu bất hủ: “Thần không ngại đánh, chỉ ngại lòng dân không theo”. Hậu quả của việc thất bại của nhà Hồ, khiến cho đất nước mất đi toàn bộ di sản văn hóa truyền thống, tạo nên cuộc đứt gãy to lớn về văn hóa, để lại di chứng nặng nề trong lịch sử.

+ Tội lớn của Hồ Quý Ly là một ông vua bạo chúa. Hồ Quý Ly có thể là một con người có tâm với đất nước, với dân tộc, có tài kinh bang tế thế, nhưng ông ta là một nhà cầm quyền độc đoán, là bạo chúa. “ViệtNam sử lược” hạ một câu: “đã nhường ngôi rồi, nhưng việc gì cũng quyết đoán một mình cả. Hồ Hán Thương chỉ làm vua lấy vì mà thôi”. Hành động đưa Hồ Hán Thương lên ngôi, chẳng qua làm vì, thực ra là thực hành một điều dối trá với thiên hạ. Việc Hồ Nguyên Trừng tâu một câu “chỉ sợ lòng dân không theo” cũng là cách nói khéo. Qua đó, có một thông điệp rằng, ngay cả Hồ Nguyên Trừng, con trưởng, cũng chỉ dám nhắc khéo về việc lòng dân không theo, mà không thể nói “thưa bệ hạ, lòng dân đang không theo ta” thì lại là chuyện khác. Hồ Quý Ly xuất thân võ quan, nhưng với kinh nghiệm chính trị dày dặn, đã biết rõ quy luật là nhà Trần đã mạt vận, nhưng lại không nhận ra bài học mạt vận của nhà Trần, chính là vua quan chuyên quyền, không nghe can gián, không trọng trí thức.

+ Hồ Quý Ly không làm được việc “danh chính”, đặt tên nước không hợp lòng dân. Khi lấy Quốc hiệu “Đại Ngu”, hàm ý hướng về họ Ngu Thuấn ở Nam Trung Quốc, quê hương gốc gác họ Hồ. Tên nước này chệch khỏi truyền thống Bách Việt, có ý vong bản, nên lòng dân không phục, nhất là các trí thức quan lại có ý thức dân tộc không theo. Quốc hiệu không phải vấn đề mà nhà vua quá coi nhẹ, quá riêng tư như vậy.

+ Hồ Quý Ly dẫu là người chủ của nước Đại Ngu, xuất phát từ Đại Việt, nhưng lại là con người không bền chí. Khi cha con họ Hồ bị bắt, thì cả hai cha con đều cam tâm phục vụ cho nhà Minh. Hồ Nguyên Trừng đã ra sức đúc súng cho chúng, được phong quan lớn, được trọng vọng. Có sách nói, quân Minh thường tế sống Hồ Nguyên Trừng khi đúc xong thần công, thử súng. Khi Hồ Quý Ly bị quân Minh đuổi chạy đến Lỗi Giang, một tướng là Ngụy Thức thấy nguy cấp, bèn tâu: “Nước đã mất, làm vua không nên để bị bắt, xin bệ hạ tự đốt để chết” thì Hồ Quý Ly giận đến nỗi chém chết Ngụy Thức. Phẩm chất vua chúa của Hồ Quý Ly là hoàn toàn không có. Là con người, Hồ Quý Ly hoàn toàn lú lẫn, không biết lòng Ngụy Thức khuyên vua chọn cái chết vinh quang, vì nước.

+ Hồ Quý Ly thất bại về ngoại giao trong việc đối phó với nhà Minh. Trong khi dã tâm xâm lược của nhà Minh đã rõ, với Trần Thiêm Bình thì bị quân nhà Hồ giết đi, song lại cắt đất cầu hòa, cầu phong. Coi đất đai của tổ tiên rẻ rúng để giữ vương quyền. Nhà Minh nhân nhượng tức thời, nhưng khinh bỉ và quyết tâm xâm lược. Như vậy, thua xa nhà Trần về mức độ khôn khéo. Tuy rằng nhà Trần nhân nhượng về ngoại giao, nhưng lại có những động tác tỏ rõ nhuệ khí. Ví dụ, khi Sài Thung ngông nghênh vào triều, thì nhà Trần vẫn nhún, nhưng lại cử người đi do thám với thái độ hiên ngang. Trong khi mạn Bắc đang nước sôi lửa bỏng, thì Hồ Quý Ly lại mang quân đánh Chiêm Thành, ngược hắn với vua Nhân tông nhà Trần, đã cấp ngựa, hỗ trợ Chiêm Thành, giao hảo với Chiêm Thành để ấm biên giới phía Nam. Hồ Quý Ly đã lâm vào tình thế không có đồng minh trong cuộc chống ngoại xâm.   

=>Về sự nghiệp, Hồ Quý Ly là một người có những tham vọng, hoài bão. Ông là người xuất hiện đúng lúc nhà Trần mạt vận, có những cải cách nhất định, nhưng kết quả của các cải cách của ông chỉ là con số 0, bởi vì cái gốc của vấn đề là không dựa vào dân, chỉ chăm chú lo củng cố thế lực, tăng cường lợi ích cho gia tộc. Các biện pháp trị nước của Hồ Quý Ly cũng sai lầm, dẫn đến thất bại trong chống ngoại xâm. Mọi cố gắng của các tác giả gần đây, nhấn quá mạnh đến công việc cải cách chính sách của Hồ Quý Ly, đều là thiên lệch, không đáng phải làm thế. 

* Suy nghĩ của em về Hồ Qúy Ly:

+ Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử đặc biệt đang còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng tôi thấy ông là một con người tài năng, có tầm nhìn chiến lược, ....đặc biệt về cuộc cải cách lớn của ông có ý nghĩa rất lớn mặc dù còn một số hạn chế nhất định. Có thể ông sinh ra nhầm thời nếu nhà Minh không xâm lược nước ta thì có lẽ chính sách của ông và đường lối xây dựng đất nước sẽ đạt nhiều thành tựu êaf đưa nước ta sang một giai đoạn mới. Việc để mất nuớc là do ông chưa thu phục được lòng dân cả dân tộc không đoàn kết để chống kẻ thù xâm lược vì vậy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ thất bại và Hồ Quý Ly bị bắt đem về Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn đánh giá khách quan hơn về nhân vật này.

+ Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần. 

+ Hồ Quý Ly đã thực hiện những cuộc cải cách ấy với một quyết tâm cao, một tài nǎng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường. Và dù những cải cách đó có ý nghĩa tích cực nhưng nhìn chung toàn bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. Chính sách cải cách của nhà Hồ có hạn chế bớt thế lực họ Trần nhưng lại làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là lợi ích quốc gia. Vì vậy ông đã thất bại Cái mà ông làm ra không bằng những bài học ông để lại. Bài học lớn nhất, dẫn đến thất bại của ông là dể mất lòng dân. Quý Ly đã tiến hành cải cách và đoạt chính quyền bằng bạo lực tàn bạo. Trong cuộc tàn sát các tôn thất nhà Trần và những người không ǎn cánh, Quý Ly đã giết một lúc 370 người, gián tiếp và trực tiếp giết nhiều vua, và còn tiếp tục tàn sát trong nhiều nǎm sau, làm cho người quen biết nhau "chỉ nhìn nhau bằng mắt không dám nói chuyện với nhau bằng lời". Người đương thời cho Quý Ly là "gian giảo". Một triều vua như vậy thật khó đứng vững.

=> Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.
Câu 2:

 Suy nghĩ của em về cuộc đời của Hitler:

Một số dẫn chứng cùng suy nghĩ của mình:

Adolf Hitler  (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa  từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc  kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.

+ Hitler là người có tham vọng,dã tâm lớn,luôn muốn thôn tính cả thế giới

+ Ông là người dám nghĩ,dám làm,tàn ác và dã man

+ Và là người nắm giữ nhiều cương vị lớn như nhà chính trị.....

+  Ông đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).

+ Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.

+ Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vị: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình.

+ Ông được đánh giá là con người có nhiều tố chất,những tố chất đó giúp ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn.

+ Hitler là con người tàn ác,dối trá,có tài hùng biện

+ Ông là người yêu nước,hi sinh hết mình vì đất nước,người chiến sĩ dũng cảm

+ Về quân đội,ông là nguời có tài vũ trang giỏi,luôn biết vận dụng thời cơ

=>Suy cho cùng cuộc đời của Hitler cũng đầy những bi thảm,thương tâm.Ông đã hi sinh cả cuộc đời mình chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.Nếu Hitler đi theo một con đương chủ nghĩa đúng đắn thì chắc chắn ông là người quân sự rất tài ba,người lãnh đạo giỏi.Những suy nghĩ lệch lạc của Hitler đã đẩy cả nước Đức trở thành một nước phát xít.Và cho tới bây giờ cả thế giới vẫn luôn khinh bỉ Hitler và cuộc đời của ông.

Điểm  9

Nhận xét: Bài viết của em có những điểm mới lạ, thể hiện được quan điểm cá nhân. Nếu như em đưa thêm được những câu chuyện và sự kiện lịch sử về nhân vật Hitler thì bài viết sẽ cuốn hút hơn rất nhiều. Cảm ơn em!