Vòng 3

1.

Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử đặc biệt đang còn gây nhiều tranh cãi. Ông  là nhân vật thông minh lỗi lạc, ông đã đề ra nhiều cải cách táo bạo. Tuy nhiên, trước kia phần lớn người ta đánh giá Hồ Quý Ly đều “phỏng theo” sách sử. Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử ký tục biên đều không đánh giá nhà Hồ là chính thống, hoặc gọi là Ngụy, hoặc là Nhuận. Triều đại Hồ thực tế chỉ kéo dài có 7 năm, nhưng đã để lại dấu ấn kinh khủng trong lịch sử, có thể nói là một vết đen khó xóa. Cho đến sau Cách mạng tháng Tám, sử gia chế độ mới tuy có cái nhìn khác với thời phong kiến, song với cách viết sách lịch sử coi nặng “chống ngoại xâm”, càng đánh giá Hồ Quý Ly thậm tệ, vì nhà Hồ đã thất bại trước quân xâm lược. Các sách xưa không tiếc lời chỉ trích Hồ Quý Ly là vì sao? Là bởi Hồ Quý Ly đã làm việc mà luân lý Nho giáo đương thời coi là “đại nghịch bất đạo”, tức là bề tôi mà cướp ngôi vua. Thêm nữa, Hồ Quý Ly đã chịu tội cướp ngôi, lại chịu thêm tội danh làm mất nước. Tuy nhiên, thử thoát khỏi lối tư duy Nho giáo mà suy xét, có đôi điều cần nhìn nhận lại.

Quay lại thời điểm năm 1405, trước khi giặc Minh sang xâm lược, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã từng có câu nói nổi tiếng trong hội nghị bàn kế sách giữ nước: “Thần không sơ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!”. Quả thật câu nói này thể hiện rất chính xác khó khăn mà nhà Hồ phải đối mặt, bị tách rời khỏi nhân dân trong cuộc chiến với giặc Minh, quân đội nhà Hồ trở nên đơn độc và hoang mang trước kẻ địch. Cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ nước Đại Ngu là bài học lớn trong lịch sử nước ta.

Về khách quan mà nói, nhà Hồ kế thừa đất nước từ triều đại trước với những khó khăn chồng chất. Nước Đại Ngu bị kẹp giữa hai thế lực hiếu chiến và đương lúc hùng mạnh, lại quyết tâm xâu xé nước ta một cách cao độ. Nhưng quan trọng nhất, thất bại trong chiến tranh là hệ quả của một loạt những sai lầm về đường lối chính trị, quân sự, kinh tế của những người lãnh đạo đất nước, cùng với những nhận thức sai lầm về kẻ xâm lược của các tầng lớp nhân dân.

Các sách sử thời phong kiến chỉ trích Hồ Quý Ly rất nặng nề. Thậm chí có lúc cực đoan đến mức coi việc họ Hồ bại vong về tay người Minh là một điều hợp với quy luật. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên bàn: “Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp lấy nước, những người như Trần Hãng, Trần Khát Chân mưu giết mà không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể làm được việc ấy nữa. Họ Hồ tự cho là người trong nước không còn ai dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này! Người trong nước giết chúng không được thì ngưoời nước láng giềng có thể giết, người nước láng giềng giết không được thì người Di người Địch có thể giết. Vì thế người Minh mới có thể giết được chúng”.

Tuy nhiên, Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần, đó dứt khoát là một công lao. Điều này sử gia phong kiến chê trách, nhưng với cách nhìn mới, thấy rõ Hồ Quý Ly là một anh hùng đã xuất hiện để chấm dứt một triều đại mạt vận, từ lúc xuất hiện hiển hách mà sau hơn 100 năm, đã suy vi, mất vai trò dẫn dắt dân tộc. Trần Trọng Kim trong “Việt nam sử lược” đánh giá Hồ Quý Ly “vì cái lòng tham xui khiến, hễ có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước” thì đúng là quan điểm trung quân phong kiến. Hồ Quý Ly có oan chăng là oan suốt thời kỳ phong kiến, do có đánh giá này. Vấn đề đó, cho đến nay, nhất là từ sau thời Đổi Mới, coi như đã được cởi bỏ rồi.

Không những thế, Hồ Quý Ly có nỗi trăn trở cải cách chế độ “chăn dân, trị nước” cuối thời Trần và trong mấy năm triều đại nhà Hồ. Từ đó, ông đã cho tiến hành một số thay đổi trong quản lý hành chính, trong thiết chế kinh tế. Một thay đổi lớn khiến nhiều tác giả ca tụng, đó là dùng tiền giấy. Đúng là việc này đi trước thời đại, nhưng việc thay đổi này cũng không “vĩ đại” như đánh giá quá đáng. Hồ Quý Ly dâng kế cho vua Trần dùng tiền giấy mấy năm trước khi ông lên ngôi, còn một lý do nữa, là của cải trong nước cùng kiệt, mà cần phải có đồng để đúc súng, phục vụ quân sự. Do đó, mới có chuyện vẫn lưu hành đồng thời đồng tiền giấy và đồng tiền kim loại. Nhà Hồ cũng có cải cách về giáo dục, đặt lệ thi cử không hoàn toàn thi thư, mà thêm toán pháp, đặt ra chế độ khảo quan… v.v.

Ta phải khẳng định rằng, Hồ Quý Ly có tinh thần giữ nước trong khi cầm quyền. Nhà Hồ tích cực chuẩn bị phòng bị, luyện tập quân đội, làm phòng tuyến, xây thành đắp lũy. Như vậy, Hồ Quý Ly biết rõ âm mưu của nhà Minh, không có ý bán nước, không cam tâm làm tay sai cho ngoại bang. Hồ Quý Ly cũng như nhà Trần, có gốc gác từ vùng Nam Trung Quốc, vùng nước Việt cổ, nên ông kiên quyết chống lại sự Hán hóa. Đây cũng là một công lao mà sử sách phong kiến đánh giá rất khác nhau, hầu như chưa thấy con người dân tộc trong Hồ Quý Ly. Chiến tranh có thành có bại, nhưng động cơ và tâm khảm của người thất bại khác với kẻ vong quốc nô, tha hóa cam tâm chịu Hán hóa.

Xét đi xét lại, Hồ Quý Ly chỉ được ca tụng bao nhiêu đó. Hầu hết các công lao của Hồ Quý Ly thuộc về phẩm chất một ông quan tham vọng, có chí lớn. Do vậy, cũng không nên ca tụng quá đáng, mà cần nhìn nhận Hồ Quý Ly có những tội lớn và rất lớn, đáng rút ra bài học cho hậu thế.

Xét về tội lớn nhất của Hồ Quý Ly là không khoan thư sức dân, không lấy dân làm gốc. Bài học Diên Hồng của nhà Trần bị nhà Hồ lãng quên. Khi nhà Trần suy vi, chế độ nông nô đã phân hóa xã hội, nguồn lực trong nước cạn kiệt, thì khi nhà Hồ lên ngôi, thuế má vẫn hết sức nặng nề. Thuế khóa nhà Hồ nặng nề hơn nhà Trần, trong khi xã hội suy vi, dân tình khổ hơn, nhân khẩu tăng lên. Nhà Hồ tăng bắt lính, tăng cường xây dựng thành lũy, tính kế dời đô… Tất cả những công việc đó, đều đổ lên đầu dân chúng. Thuế cao, lao dịch nặng nề, dân chúng dần dần cùng kiệt. Do đó, những cải cách kinh tế xã hội của Hồ Quý Ly thực chất là gì? Là củng cố ngai vàng, xây đắp triều đại nhà Hồ, chứ không phải mục tiêu là “khoan thư sức dân để tính kế sâu rễ bền gốc” như lời dặn của Trần Quốc Tuấn di huấn cho Trần Anh tông. Và hậu quả của việc coi dân không như con người, khiến cho nhà Hồ mất một cách thảm hại. Sử liệu ghi rõ, trong tiến quân, Trương Phụ đã làm hịch kể tội họ Hồ, rồi khắc vào ván trôi sông, phát tán khắp nơi. Dân vốn không phục nhà Hồ, nên càng bị “tuyên truyền” mà không nghe Hồ Quý Ly.

Tội lớn tiếp theo của nhà Hồ là thất bại quân sự, để mất nước vào tay giặc. Bất luận điều gì tìm kiếm để giảm nhẹ “nỗi oan” của Hồ Quý Ly, thì việc thất bại của nhà Hồ là rành rành, không thể chối cãi. Nhà Hồ do không có quan điểm thân dân, mà ỷ lại vào phòng tuyến và quân đội, nên đã không học bài học của nhà Trần. Quân Minh không thể mạnh so với quân Hồ như tương quan lực lượng quân Nguyên và quân Trần. Nhưng nhà Trần chọn cách đánh du kích, rút vào dân để bảo toàn lực lượng, rồi dùng cả phong thủy đất nước làm một lực lượng, khi nhà Nguyên không quen, sinh bệnh tật, không thắng nhanh được, thì nhà Trần mới tung quân đánh lại. Có thể nói, nhà Trần là chiến tranh nhân dân. Nhà Hồ học tập nhà Lý, dàn quân chặn giặc, nhưng không hiểu sao, Hồ Quý Ly không thấy xã hội thời Hồ đã khác căn bản xã hội thời Lý. Triều đại nhà Lý khi đó đang cực thịnh, còn nhà Hồ đang tiếp quản nhà Trần quá suy vi. Vũ khí quân Hồ chắc chắn không thua kém quân Minh, đến nỗi sau này, Hồ Nguyên Trừng bị bắt, được nhà Minh cho làm quan, phong thần đúc súng. Nhưng như Hồ Nguyên Trừng đã nói một câu bất hủ: “Thần không ngại đánh, chỉ ngại lòng dân không theo”. Hậu quả của việc thất bại của nhà Hồ, khiến cho đất nước mất đi toàn bộ di sản văn hóa truyền thống, tạo nên cuộc đứt gãy to lớn về văn hóa, để lại di chứng nặng nề trong lịch sử.

Tội lớn của Hồ Quý Ly là một ông vua bạo chúa. Hồ Quý Ly có thể là một con người có tâm với đất nước, với dân tộc, có tài kinh bang tế thế, nhưng ông ta là một nhà cầm quyền độc đoán, là bạo chúa. “Việt Nam sử lược” hạ một câu: “đã nhường ngôi rồi, nhưng việc gì cũng quyết đoán một mình cả. Hồ Hán Thương chỉ làm vua lấy vì mà thôi”. Hành động đưa Hồ Hán Thương lên ngôi, chẳng qua làm vì, thực ra là thực hành một điều dối trá với thiên hạ. Việc Hồ Nguyên Trừng tâu một câu “chỉ sợ lòng dân không theo” cũng là cách nói khéo. Qua đó, có một thông điệp rằng, ngay cả Hồ Nguyên Trừng, con trưởng, cũng chỉ dám nhắc khéo về việc lòng dân không theo, mà không thể nói “thưa bệ hạ, lòng dân đang không theo ta” thì lại là chuyện khác. Hồ Quý Ly xuất thân võ quan, nhưng với kinh nghiệm chính trị dày dặn, đã biết rõ quy luật là nhà Trần đã mạt vận, nhưng lại không nhận ra bài học mạt vận của nhà Trần, chính là vua quan chuyên quyền, không nghe can gián, không trọng trí thức.

Hồ Quý Ly không làm được việc “danh chính”, đặt tên nước không hợp lòng dân. Khi lấy Quốc hiệu “Đại Ngu”, hàm ý hướng về họ Ngu Thuấn ở Nam Trung Quốc, quê hương gốc gác họ Hồ. Tên nước này chệch khỏi truyền thống Bách Việt, có ý vong bản, nên lòng dân không phục, nhất là các trí thức quan lại có ý thức dân tộc không theo. Quốc hiệu không phải vấn đề mà nhà vua quá coi nhẹ, quá riêng tư như vậy.

Hồ Quý Ly dẫu là người chủ của nước Đại Ngu, xuất phát từ Đại Việt, nhưng lại là con người không bền chí. Khi cha con họ Hồ bị bắt, thì cả hai cha con đều cam tâm phục vụ cho nhà Minh. Hồ Nguyên Trừng đã ra sức đúc súng cho chúng, được phong quan lớn, được trọng vọng. Có sách nói, quân Minh thường tế sống Hồ Nguyên Trừng khi đúc xong thần công, thử súng. Khi Hồ Quý Ly bị quân Minh đuổi chạy đến Lỗi Giang, một tướng là Ngụy Thức thấy nguy cấp, bèn tâu: “Nước đã mất, làm vua không nên để bị bắt, xin bệ hạ tự đốt để chết” thì Hồ Quý Ly giận đến nỗi chém chết Ngụy Thức. Phẩm chất vua chúa của Hồ Quý Ly là hoàn toàn không có. Là con người, Hồ Quý Ly hoàn toàn lú lẫn, không biết lòng Ngụy Thức khuyên vua chọn cái chết vinh quang, vì nước.

Hồ Quý Ly thất bại về ngoại giao trong việc đối phó với nhà Minh. Trong khi dã tâm xâm lược của nhà Minh đã rõ, với Trần Thiêm Bình thì bị quân nhà Hồ giết đi, song lại cắt đất cầu hòa, cầu phong. Coi đất đai của tổ tiên rẻ rúng để giữ vương quyền. Nhà Minh nhân nhượng tức thời, nhưng khinh bỉ và quyết tâm xâm lược. Như vậy, thua xa nhà Trần về mức độ khôn khéo. Tuy rằng nhà Trần nhân nhượng về ngoại giao, nhưng lại có những động tác tỏ rõ nhuệ khí. Ví dụ, khi Sài Thung ngông nghênh vào triều, thì nhà Trần vẫn nhún, nhưng lại cử người đi do thám với thái độ hiên ngang. Trong khi mạn Bắc đang nước sôi lửa bỏng, thì Hồ Quý Ly lại mang quân đánh Chiêm Thành, ngược hắn với vua Nhân tông nhà Trần, đã cấp ngựa, hỗ trợ Chiêm Thành, giao hảo với Chiêm Thành để ấm biên giới phía Nam. Hồ Quý Ly đã lâm vào tình thế không có đồng minh trong cuộc chống ngoại xâm.   

Tóm lại: Về sự nghiệp, Hồ Quý Ly là một người có những tham vọng, hoài bão. Ông là người xuất hiện đúng lúc nhà Trần mạt vận, có những cải cách nhất định, nhưng kết quả của các cải cách của ông chỉ là con số 0, bởi vì cái gốc của vấn đề là không dựa vào dân, chỉ chăm chú lo củng cố thế lực, tăng cường lợi ích cho gia tộc. Các biện pháp trị nước của Hồ Quý Ly cũng sai lầm, dẫn đến thất bại trong chống ngoại xâm. Mọi cố gắng của các tác giả gần đây, nhấn quá mạnh đến công việc cải cách chính sách của Hồ Quý Ly, đều là thiên lệch, không đáng phải làm thế.

2.

Adolf Hitler sinh ngày 20/4/1889 tại thị trấn Braunau am Inn của Áo gần biên giới với Đức. Ông là con thứ 3 từ cuộc hôn nhân thứ 3 giữa Alois Hitler và bà Klara Poelzl. Hitler lớn lên trong bối cảnh chính trị rối loạn của Áo những năm đầu thế kỷ 20 khi vương triều Áo đang chết lịm sau nhiều thế kỷ thống trị châu Âu, các nhóm dân tộc thiểu số như, Slav, Czech, Slovak, Serbi.. đều đòi quyền bình đẳng hay ít ra là quyền tự trị.
Dòng máu đỏ chảy ra từ thái dương bên phải của Adolf Hitler đã tạo ra một vũng lớn trên sàn. Adolf Hitler – nhà độc tài chính trị và là kẻ giết người hàng loạt độc ác nhất của mọi thời đại đã tự kết liễu mình bằng một viên đạn từ chính khẩu súng lục của y trong hầm boong-ke tại Béc-lin. 
Trước khi chết,Adolf Hitler giống như một binh sĩ bình thường hơn là một nhà quân phiệt độc tài. Hắn mặc một bộ quân phục đơn giản của lính Đức màu xám, chỉ gắn 2 huy chương được trao trong Thế chiến I: Huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất và Huy chương Uôn Bát-giơ (Wound Badge) vì bị thương trên chiến trường. Trong suốt cuộc đời mình, Hitler đã rất tự hào về hai tấm huy chương này bởi chúng đã “nhuốm màu đất của nước Pháp và bùn của vùng Flander”.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hitler vốn khinh thường việc học hành chỉ để làm một nghề nào đó. Ông ta từng thử sức với nghề họa sĩ, kiến trúc sư nhưng tất cả đều thất bại. Năm 1913, Hitler rời Áo đến sống ở Đức, "nơi ông nói luôn ở trong tim mình".
Lúc đó, Hitler 24 tuổi. Trong con mắt của mọi người, ông ta chỉ là một gã lông bông, không bạn bè, gia đình, vô nghề nghiệp. Nhưng ông ta có một thứ, lòng tin sắt đá về sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức. Việc gia nhập quân đội đã thỏa ước vọng phục vụ nước Đức của gã trai trẻ và bước đầu hình thành con đường chính trị về sau.
Xuất phát điểm trên con đường chính trị của Hitler là con số "0" nhưng ông ta có một kỹ năng trời phú đó là tài hùng biện. Tháng 9/1919, Hitler được mời gia nhập đảng Lao động Đức (tiền thân của đảng Quốc xã) do Anton Drexler và Karl Harrer thành lập. Ông ta tham gia với tư cách Ủy viên Trung ương thứ 7.
Nhờ tài hùng biện siêu đẳng, Hitler đã lôi kéo nhiều chính trị gia lập dị, những triết gia nổi tiếng và nhiều nhân vật chủ chốt ở Đức tham gia đảng Quốc xã. Bên cạnh đó, ông ta nhanh chóng thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của đảng và mở rộng phong trào ra khắp nước Đức.
Sự kiện Đức đầu hàng quân Đồng minh và ký Hòa ước Versailles đã đẩy nền kinh tế, chính trị Đức xuống "vực thẳm". Bối cảnh chính trị rối ren đã tạo cơ hội cho Hitler "đầu độc" tư tưởng người dân Đức.
Trong các bài diễn thuyết, gã trai trẻ thao thao bất tuyệt về viễn cảnh trong tương lai của người dân Đức. Hitler khẳng định rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh (Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã, tiếp đến là Đế chế Bismarck, 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức).
Năm 1921, Hitler công khai tuyên truyền tư tưởng độc tài, chống cộng, chống Do Thái, đề cao quan điểm chủng tộc Đức ưu việt. Năm 1923, hắn tổ chức đảo chính ở Munich, nhưng thất bại và bị tù 9 tháng. Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nhấn chìm nước Đức trong nạn lạm phát, thất nghiệp, chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler đưa ra chủ trương cứu đất nước bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và đàn áp trong nước, cam kết lập lại trật tự. Người Đức coi hắn như một vị cứu tinh và hăng hái đi theo hắn. Đảng Nazi phát triển nhanh, năm 1932 đã có gần 1 triệu đảng viên.
Tháng 1. 1933, sau khi Nazi thu được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội, qua dàn xếp với các thế lực tài phiệt, Hitler được Tổng thống Đức cử làm Thủ tướng. Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: hắn chỉ cao có 1,75m – chưa đủ tiêu chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc lật trái, để bộ ria như một anh hề. Thế nhưng hắn cực kỳ có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan người khác và khí thế nói dồn ép người ta phải nghe theo.
Trong “Bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị” của Hitler viết trước khi tự tử vào ngày 30 - 4- 1945 có nội dung rằng: “con người của nhân dân” đã không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệm của những người đi trước. Bản di chúc cũng đề cập đến khoảng thời gian y phục vụ trong quân đội từ năm 1914 như một người lính tình nguyện với những đóng góp ít ỏi trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, dưới thời Đế chế Đức.
Trước đây, Hitler rất kiêu hãnh vì “tinh thần quả cảm của mình” và luôn luôn “coi thường cái chết”. Hay nói theo cách khác, thì y tự hào là một vị anh hùng vĩ đại “như thể có phép màu kỳ diệu”, bất chấp những trận mưa đạn trên chiến trường và luôn kiên định không hề sợ hãi. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của y.
Có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng, khoảng thời gian Hitler phục vụ trong quân đội Đức đã biến y trở thành người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan và bài Do Thái. Theo như giả thuyết này, thì cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất chính là nguyên nhân của thảm họa tàn sát con người ở thế kỷ 20. Ví dụ như trong cuốn sách “Những nhà chính trị độc tài”, nhà sử học người Anh Richard Overy viết rằng: “Chính chiến tranh đã tạo nên Hít-le”. Nhà sử học Briton Ian Kershaw cũng cho rằng, trong thời gian này bản chất độc tài của của Hít-le đã được hình thành. Trong tác phẩm “Hitler” của nhà sử học Joachim Fest - người nghiên cứu về tiểu sử của Hitlercũng đã đưa ra những lý lẽ rất thuyết phục về mối quan hệ giữa chiến tranh và tính cách độc tài của Hitler.
 Hitler  trở thành một người lính khi 25 tuổi. Vào tháng 5-1913, khi nhận được giấy gọi nhập ngũ ở Ba-va-ri-an “gần như chắc chắn rằng,  Hitler đã cố gắng né tránh chế độ quân dịch của nước Áo”. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bắt đầu, y đã bị lôi kéo ra chiến trường.  Hitler gia nhập Trung đoàn Bộ binh phòng bị Ba-va-ri-an số 16 (RIR 16) do Đại tá Julius List chỉ huy. Theo nhà sử học Oe-bơ, RIR 16 không phải là trung đoàn tình nguyện như mọi người vẫn nghĩ, và trong trung đoàn của Đại tá Lít-xtơ cũng không có nhiều sinh viên, nghệ sĩ và sinh viên đại học như lời của các tuyên truyền viên của Đức Quốc xã.
Thực tế thì trong trung đoàn chỉ có khoảng 30% sinh viên. Thay vào đó là rất nhiều người Do Thái tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và như Oe-bơ đã từng nói, có vẻ như những người Do Thái này không hề phải chịu những hệ lụy của chủ nghĩa bài Do Thái khi đó.
Vào cuối năm 1914, trung đoàn của  Hitler  không được trang bị đầy đủ, chưa được đào tạo bài bản nhưng đã tham gia “trận chiến đầu tiên” trên chiến trường tại làng Flemish của vùng Gheluvelt. Với sự cường điệu quá mức,  Hitler đã nói một điều khó có thể tin được rằng, ông là người duy nhất còn sống sót trong trung đoàn. Theo như những ghi chép này thì 13 người lính trong trung đoàn của  Hitler đã chết vào ngày 29-10. Trong cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi”,  Hitler đã viết rằng, cuộc chiến đấu trên chỉ là một cuộc “mở màn”.
Sau khi phục vụ trên chiến trường tại Ghê-lu-ven,  Hitler làm người đưa tin nên không phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ pháo hay súng máy. Đối với những người lính trên mặt trận luôn phải đối mặt với nguy hiểm thì cuộc sống như của  Hitler “là sống trên thiên đường”.
Sau cuộc nổi dậy năm 1923 bị thất bại và phải ngồi tù trong một thời gian ngắn,  Hitler và tay sai đã vận dụng một cách khéo léo những kinh nghiệm thu được trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất để đắc cử và bước trên con đường đi đến đỉnh cao quyền lực. Nhà sử học Oe-bơ viết: “Trong giai đoạn 1925 đến 1933, khi đề cập những giai thoại về trung đoàn của Đại tá Lít-xtơ, tài hùng biện của Hít-le đã được bộc lộ”.
Những người từng tham chiến với  Hitler đã cho xuất bản nhiều cuốn sách đầy những lời tâng bốc về ký ức của họ trên chiến trường dưới những cái tên như “Cùng với  Hitler trong Trung đoàn Ba-va-ri-an RIR 16 Lít-xtơ” và “A-đôn-phơ  Hitler trên chiến trường, từ năm 1914 đến 1918”. Một tác giả đã viết một cách sôi nổi rằng, từ khi  Hitler gia nhập trung đoàn này thì “có thể ông là người đã mở ra một kỷ nguyên mới, đó là điều không thể chối cãi được”. Thậm chí là trong một cuốn sách dành cho trẻ em, Hitler cũng được miêu tả “luôn luôn là người lính quả cảm nhất trong tất cả các trận chiến”.
Bất cứ ai phủ nhận sự xuyên tạc lịch sử này đều bị đàn áp một cách không thương tiếc và đều bị bắt đến một trại lính tập trung. Ví dụ như Hugo Gutmann – một trong những sĩ quan người Do Thái đã rơi vào tay của tổ chức Gestapo năm 1937 và bị giam 2 tháng vì tội “coi thường, xúc phạm và có những lời lẽ xuyên tạc về  Hitler ”.
 Hitler  – giống như tất cả các liên lạc viên khác, được trao tặng huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất. Đó cũng là chiếc huy chương mà  Hitler đeo trên mình khi y tự tử.
Hitler từng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1939. Ước mơ của Hitler khi còn nhỏ là trở thành một linh mục........

 

 

Điểm  8

Nhận xét: Cô mong muốn một bài viết có hậu nhưng rồi không có. Em rất có đầu tư nhưng dường như đó chỉ là những lời tự sự về các nhân vật, thiếu đi chính kiến của bản thân. Cảm ơn em!