Hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tác giả phân tích trên những phương diện: tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc).

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, ....

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Lời chào cao hơn mâm cỗ, ....

+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), ....

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.

Nguyên nhân: ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc của dân tộc.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng trong văn học:

a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Tích cực:

+ Tính thiết thực:Khiến văn hóa VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng.

+ Tính linh hoạt: khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hóa khác nhau để hình thành bản sắc.

+ Tính dung hòa: các giá trị văn hóa nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau.

- Hạn chế: thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc.

+ Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài.

- Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.

+ Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa => không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.

+ Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp.

Ví dụ:

- Trong chữ viết, thơ ca:

+ Tiếp thu chữ Hán và dùng trong thời gian dài => sau đó sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ... => sáng tạo ra song thất lục bát, những biến thể trong thơ bát cú....

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.