Di truyền và biến dị - Chương IV. Biến dị

Phạm Quỳnh Hoa

Mấy bạn giúp mình với, các bạn trả lười câu nào cũng được nhé ! Mình cần gấp. Thank you so much

1: Nhiếm sắc thể ( NST) là gì?  Ta có thể thấy được NST ở những sinh vật nào ?

2: Cặp NST tương đồng là gì ? NST kép là gì ? 

    Sự khác nhau giữa NST tương đồng và NST kép ?

3: Bộ NST là  gì? Bộ NST lưỡng bội là gì ? Bộ  NST đơn bội là gì?:

4:Bộ  NST của loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào ? Số lượng NST trong mỗi tế bào của loài có phản ânhs trình độ tiến hóa của loài hay không ? Cho ví dụ ?

5: Hãy mô tả cấu trúc của NST ?

6: Chức năng của NST. Qua phân nghiên cứu về NST em hãy cho biết NST có những dấu hiệu nào chứng tỏ NST là vật chất mang thông tin di truyền

7:Cho biết bộ NST lưỡng bội, đơn bội của người, ruồi giấm,  đậu Hà Lan, tinh tinh, trâu, gà, vịt, cỏ, lúa, cải, ngô, cà độc dược, châu chấu, thịt lợn

Lê Thị Yến
12 tháng 8 2016 lúc 8:55

5) Cấu trúc nhiễm sắc thể:

Cấu trúc hiển vi:

- Trạng tái nhiễm sắc thể đơn: gồm 2 đầu mút tâm động và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

- Trạng thái nhiễm sắc kép: gồm 2 cromatit dính nhau tại tâm động

* Cấu trúc siêu hiển vi:

- NST được cấu tạo bởi 2 thành phần: ADN + protein loại histon

- Phân tử ADN có chiều ngang 2nm, gồm 146 cặp Nu quấn quanh khối protein (8 phân tử histon) 7/4 vòng \(\rightarrow\) nucleoxom

- Nhiều nucleoxom liên kết với nhau (mức xoắn 1) \(\rightarrow\) sợi cơ bản (chiều ngang 11nm). (Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 pân tử protein histon)

- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 \(\rightarrow\) Sợi nhiễm sắc (30nm)

- Sợi nhiễm sắc cuộn xoắn bậc 3 \(\rightarrow\) Sợi siêu xoắn (300nm)

- Sợi siêu xoắn kết đặc \(\rightarrow\) cromatit (700nm)

Bình luận (0)
Lê Thị Yến
11 tháng 8 2016 lúc 19:39

1) Nhiễm sắc thể là 1 cấu trúc có tổ chức của ADN và protein nằm trong các tế bào

Ta có thể thấy được NST ở động vật và thực vật

Bình luận (0)
Lê Thị Yến
12 tháng 8 2016 lúc 9:24

mk pjt đc mấy cái này thôi

7) Người: 2n = 46 (n = 23)

Ruồi giấm: 2n = 8 (n = 4)

Đậu Hà Lan: 2n = 14 (n = 7)

Tinh Tinh: 2n = 48 (n = 24)

Trâu: 2n = 48 (n = 24)

Gà: 2n = 78 (n = 39)

Vịt: 2n = 78 (n = 39)

Lúa: 2n = 24 (n = 12)

Cải: 2n = 18 (n = 9)

Ngô: 2n = 20 (n=10)

Châu Chấu: Cái: 2n = 24XX, Đực: 23XO

Lợn: 2n = 38 (n = 19)

 

 

Bình luận (0)
Ngọc Phụng Bùi Trần
9 tháng 12 2017 lúc 12:36

1) NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm kiềm tính.

2) Cặp NST tương đồng là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng và kích thước, mang tính chất 2 nguồn gốc: có 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

NST kép là NST được tạo từ sự nhân đôi NST, gồm 2 cromatit giống hệt nhau và đính với nhau ở tâm động, mang tính chất 1 nguồn gốc: có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.

Sự khác nhau:

NST kép

Cặp NST tương đồng

-Chỉ là 1 chiếc NST gồm 2 cromatit giống nhau và đính với nhau ở tâm động. -Gồm 2 cromatit độc lập giống nhau về hình dạng và kích thước.
-Mang tính chất 1 nguồn gốc. -Mang tính chất 2 nguồn gốc.
-2 cromatit hoạt động như 1 thể thống nhất. -2 NST hoạt động độc lập với nhau.

3) Bộ NST lưỡng bội là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng, được kí hiệu là 2n.

Bộ NST đơn bội là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp NST tương đồng, được kí hiệu là n.

4) Bộ NST của loài được đặc trưng bởi yếu tố số lượng và hình dạng.Số lượng NST trong mỗi tế bào của loài không phản ánh trình độ tiến hóa của loài, vì nếu nói NST nhiều hơn thì tiến hóa hơn thì người chỉ có 46 trong khi gà tới 78 hoặc nếu nói NST ít hơn thì tiến hóa hơn thì người tới 46 trong khi thỏ là 44,...

Bình luận (0)
Ngọc Phụng Bùi Trần
9 tháng 12 2017 lúc 12:41

6) Chức năng của NST là:

-NST là cấu trúc mang gen qui định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.

-NST có đặc tính tự nhân đôi (nhờ ADN tự sao) do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

NST mang thông tin di truyền vì NST chứa gen (ADN) mà gen lại chứa (lưu trữ) thông tin di truyền.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mai Trang
Xem chi tiết
Sury Phạm
Xem chi tiết
Nguyen Thi Trinh
Xem chi tiết
Đào Nam Cao
Xem chi tiết
Herimone
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Phượng Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
tuandao cutit
Xem chi tiết