Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Đề 2 Câu 1. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là : A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta. B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Câu 2. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách : A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng. B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí. C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất. D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một,Vũng Tàu D. Tp.Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ Câu 4. Ba yếu tố chính để xác định chỉ số HDI là : A. GDP bình quân, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình. B. GNP bình quân, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình. C. GDP bình quân, chỉ số giáo dục, tuổi thọ trung bình. D. GDP bình quân, chỉ số giáo dục, tỉ lệ đói nghèo. Câu 5. Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 1995-2005 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển của ngành sản xuất bia và quần áo may sẵn là: A. Miền B. Tròn C. Kết hợp D. Đường chỉ số phát triển Năm Than( triệu tấn) Quầnáo may sẵn( triệu cái) Xi măng( triệu tấn) Bia( triệu lít) Câu 6. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là : A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành. D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu Câu 7. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc : A. Cải tạo đất đai. B. Trồng và bảo vệ vốn rừng. C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Giải quyết vấn đề lương thực Câu 8. Độ muối trung bình của biển nước ta là: A. 25- 30 phần nghìn B. 28- 30 phần nghìn C. 30-33 phần nghìn D. 33-35 phần nghìn Câu 9. Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn? A. Có ba mặt giáp biển B. Mùa khô kéo dài, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền C. Địa hình thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển D. Vào mùa khô, hệ thống sông Tiền và sông Hậu không đủ nước để thau chua, rửa mặn Câu 10. Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở : A. Vùng trũng Hà - Nam - Ninh. B. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. C. Vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau. D. Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ : A. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao. B. Khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm. C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ. D. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn Câu 13. Theo các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội thì Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển...? A. Trung bình so với cả nước B. Thấp hơn cả nước C. Cao hơn cả nước D. Không đáng kể Câu 14. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại : A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất. Câu 15. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì : A. Từ 1943 đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960. C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975. *Dựa vào bảng số liệu sau trả lời câu hỏi từ 16 đến 18: Số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của Việt Nam thời kì 1991- 2005 Năm Khách nội địa (triệu lượt khách) Khách quốc tế (triệu lượt khách) Doanh thu (Tỉ đồng) 1991 1,5 0,3 800 1995 5,5 1,4 8000 1997 8,5 1,7 15056 1998 9,6 1,5 14000 2000 11,2 2,1 17400 2005 16,0 3,5 30300 Câu 16. So với tốc độ tăng trưởng của khách trong nước thì tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế là: A. Chậm hơn B. Ngang bằng C. Nhanh hơn D. Nhanh gấp 2 lần Câu 17. Khách quốc tế đến nước ta chiếm số lượng lớn nhất từ: A. Trung Quốc B. Pháp C. Nhật Bản D. Hoa Kì Câu 18. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 1991- 2002 là: A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ kết hợp D. Biểu đồ miền Câu 19. Loại hình trang trại có số lượng lớn nhất ở nước ta hiện nay là : A. Trồng cây hằng năm. B. Trồng cây lâu năm. C. Chăn nuôi D. Nuôi trồng thuỷ sản Câu 20. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động : A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu. B. Giảm bớt tình trạng độc canh. C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường. D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển Câu 21. Diện tích rừng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là: A. Rừng đặc dụng B. Rừng phòng hộ C. Rừng sản xuất D. Rừng tự nhiên Câu 22. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết đâu không phải là trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Biên Hoà B. Thủ Dầu Một C. Khánh Hoà D. Vũng Tàu Câu 24. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng? A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm B. Giáp với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ C. Giáp vịnh Bắc Bộ D. Giáp với Thượng Lào Câu 26. Ý nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Là vùng thưa dân B. Có nhiều dân tộc ít người C. Có nền kinh tế phát triển D. Là vùng có căn cứ địa cách mạng Câu 27. Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990-2005 ( đơn vị : triệu tấn.km) Năm 1990 1995 2000 2005 Tổng số 17.766,2 25.328,1 45.469,8 79.992,1 Đường sắt 847,0 1.750,6 1.955,0 2.948,4 Đường bộ 2.466,3 5.137,6 7.888,5 11.567,7 Đường biển 11.966,9 15.335,2 31.244,6 59.708,5 Nếu biết khối lượng vận chuyển của ngành đường bộ năm 2000 là 141.139 nghìn tấn thì cự li vận chuyển trung bình của ngành vận tải đường bộ năm 2000 là: A. 50,3km B. 55,9km C. 61,7km D. 63,3km Câu 28.Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là : A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Bồi tụ. D. Xâm thực - bồi tụ Câu 29. “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng : A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 cho biết ý nào sau đây không đúng? A. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 lớn nhất là khu vực ngoài Nhà nước B. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 lớn thứ hai là khu vực Nhà nước C. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 lớn nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 của khu vực Nhà nước lớn hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 cho biết tỉnh/thành phố nào không có quốc lộ 1A đi qua? A. Bắc Ninh B. Cao Bằng C. Quảng Ngãi D. Biên Hoà Câu 32. Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là : A. Đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không. B. Đường sắt, đường sông, đường hàng không. C. Đường sông, đường hàng không, đường biển. D. Đường biển. Câu 33. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu. B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhấ D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Câu 34. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: A. Khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản B. Phát triển trồng rừng C. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng D. Trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị cao Câu 35. Các bờ biển từ Nam ra Bắc của Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Mũi Né, Nha Trang, Sa Huỳnh, Non Nước, Đà Nẵng B. Mũi Né, Nha Trang, Non Nước, Sa Huỳnh,Đà Nẵng C. Mũi Né, Nha Trang,Non Nước, Lăng Cô, Đà Nẵng D. Mũi Né, Nha Trang, Cửa Lò, Sa Huỳnh Câu 36. Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ ( 320MW) được xây dựng trên sông: A. Sông Cả B. Sông Chu C. Rào Quán D. Sông Mã Câu 37. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ? A. Quy Nhơn. B. Tĩnh Túc. C. Bắc Giang. D. Hạ Long. Câu 38. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về: A. Luyện kim, cơ khí. B. Dệt may, vật liệu xây dựng. C. Năng lượng. D. Hoá chất, giấy Câu 39. Rìa phía Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi hệ thống : A. Sông Tiền B. Sông Hậu C. Sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ D. Cả A và B đều đúng Câu 40. Nguyên nhân cơ bản nào tạo cho Tây Nguyên có tập đoàn cây trồng đa dạng? A. Do sự phân hoá khí hậu theo vĩ độ B. Do mùa khô kéo dài C. Do sự phân hoá khí hậu theo độ cao D. Cả ba nguyên nhân trên
00:00:00