Những câu hỏi liên quan
Shirayuki
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
20 tháng 12 2019 lúc 14:14

Bánh j z

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuu~chan
Xem chi tiết

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Enk
Xem chi tiết
Mai Enk
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
10 tháng 3 2022 lúc 16:00

Tham khảo

1. Mở bài:

Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng còn bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều. Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng: Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

1. Thân bài:

Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngài ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần Thi Giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mĩ miều này.

Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai. Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự. Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976, năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính. Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lí tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khá nhau. Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lui dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm. Không còn cảnh mua bán chen chúc và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi…đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đep của những khóm hoa được bày bán nơi đây. Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.

3. Kết bài:

Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.

Bình luận (0)
Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 16:01

  tham khảo

Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

      Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt (hơn 5000 ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh.

      Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:

“Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”

      Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922.04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).

      Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:

"Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ em về

Bấy lâu sông cạn biển thể

Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”

      Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quít đường của cần Thơ, măng cụt/ sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc…Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên….:

Cần Thơ ngày tôi đến

Mưa nhạt nhòa phố sông

Đường mênh mông gió lộng

Tự hỏi người biết không?

Cần Thơ ngày anh xa

Có mắt ai lệ nhòa?

Có biết em chờ đợi

Dù một lần người qua?

Ai đi về Cần Thơ

Cho tôi hỏi bao giờ

Bước chân yêu chung nhịp

Trên Ninh Kiều mộng mơ?

      Những bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trên đây hi vọng đã mang lại cho bạn những ý tưởng mới mẻ và thú vị, đồng thời giúp các bạn biết thêm được nhiều địa danh nổi tiếng trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta.

Bình luận (3)
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 3 2022 lúc 16:02

em tham khảo nhé:

1. Mở bài:

Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng còn bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều. Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng: Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

2. Thân bài:

Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngài ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần Thi Giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mĩ miều này.

Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai. Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự. Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976, năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính. Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lí tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khá nhau. Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lui dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm. Không còn cảnh mua bán chen chúc và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi…đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đep của những khóm hoa được bày bán nơi đây. Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.

3. Kết bài:

Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.

Bình luận (0)
Yuu~chan
Xem chi tiết
Phong Thần
9 tháng 9 2021 lúc 16:59

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

Bình luận (1)
võ lan anh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
30 tháng 11 2021 lúc 13:40

Tham khảo

 

Khẩu trang y tế là một loại Mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật. Chỉ định chung trong việc sử dụng khẩu trang phẫu thuật tiêu chuẩn gồm:

Khi có tình trạng văng, bắn, phun các chất dịch cơ thểKhi ở gần các chất tiết từ khoảng cách 1.5 mét trở xuốngKhi làm việc trong môi trường vô trùng, để tránh lây nhiễm cho môi trường

Khẩu trang y tế có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói xe) và ngăn vi sinh vật. Khẩu trang ngăn vi sinh vật phải được sản xuất bằng những nguyên liệu và công nghệ đặc biệt

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
26 tháng 11 2019 lúc 21:26

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.

Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.

Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Yến Nhi
26 tháng 11 2019 lúc 21:26

trong sách lớp 6 tập 1 có đấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hải Lâm
26 tháng 11 2019 lúc 21:27

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Thuy Bui
4 tháng 12 2021 lúc 10:28

tham khảo

 

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Bình luận (0)
HAIBARA AI
Xem chi tiết
nguyenvankhoi196a
22 tháng 11 2017 lúc 20:10

Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người

Thân bài:

*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc  mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

*Tác dụng:

-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người

Bình luận (0)
em
22 tháng 11 2017 lúc 20:13

Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người

Thân bài:

*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc  mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

*Tác dụng:

-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người

ta có bài làm khác là

  -Có thể nói là hàng chục năm nay , mỗi khi bước ra đường thì hình ảnh những cô gái trong bộ áo dài trắng thướt tha , mái tóc tung bay đùa theo làn gió có thể xem là một hình ảnh đẹp trên đường phố . Cái hình ảnh ấy như đã trở thành một biểu tượng đặc trưng trên đường phố Việt Nam và nó như đã thấm sâu vào tâm hồn người vậy …một vẻ đẹp ngây thơ , trong sáng … 
- Thế rồi , cái hình ảnh ấy đã không còn nữa với người dân Việt Nam , bắt đầu từ 15-12-2007 , trên tất cả các tuyến đường , khi ai bước ra đường cũng đều thấy những dòng người đầu đội nón bảo hiểm sáng bóng, , đeo kính bảo vệ , một số trên khuôn mặt đã không còn chổ để che nữa …Và hiển nhiên , cái hình ảnh mà tôi đã nói ở trên , dĩ nhiên không còn nữa .! thay vào đó tuy cũng là những bộ áo dài cũng tuyệt đẹp , cũng thướt tha , cũng dịu dàng lắm…nhưng phía trên đầu thì là một chiếc mũ bảo hiểm to tướng , tròn quay ,và sáng bóng lòa cả mắt ., có lẽ đó sẽ là một hình ảnh lạ ,( lạ như gặp người ngoài hành tinh vậy ), trông cũng hơi tức cười , hơi dị hợm nhưng đẹp làm sao…! 
- Thế đấy ! bạn ạ , qua mỗi thời kì con người sẽ đổi khác , có thể có chút hơi buồn vì những hình ảnh đẹp xưa kia không còn nữa , nhưng có một niềm vui còn lớn gấp ngàn lần là dân ta đã thực sự “tiến hóa”, người Việt Nam chân đất tay bùn nay thực sự đã biểu hiện thành những con người văn minh , lịch thiệp . Một vẻ đẹp mới và theo tôi nó còn đẹp hơn hình ảnh xưa nữa … 
- Sẽ có một ngày nào đó , khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng cho cả xe đạp , khi ấy hình ảnh những con người đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp , xe gắn máy chỉ thấy ở trên phim , khung cảnh của những nước văn minh – hiện đại , thì giờ đây nó đã là một phần của hình ảnh đất nước Việt Nam … 

Bình luận (0)
Phúc
23 tháng 11 2017 lúc 12:51

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

Thân bài:

*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc  mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

-Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

*Tác dụng:

-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.

Bình luận (0)