Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phantrongkien_
Xem chi tiết
Trần Võ Thanh Vân
2 tháng 1 2017 lúc 21:12

đừng hỏi thế

phantrongkien_
Xem chi tiết
Lê Ngọc Linh
2 tháng 1 2017 lúc 20:33

Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.

Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.

Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.

Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê'ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.

Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.

Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.

Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như "chú Mèn nó" cho mà xem ! Cho mà xem.

Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.
Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.

Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.

Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.

Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.

Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.

Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

 tk mk nha banjnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn !! ^^

Phạm Quang Long
2 tháng 1 2017 lúc 20:31

Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của nhật kí

Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.

Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.

Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.

Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê'ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.

Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.

Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.

Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như "chú Mèn nó" cho mà xem ! Cho mà xem.

Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.
Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.

Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.

Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.

Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.

Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.

Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

12-1941 - Nghĩa Đô

Tô Hoài.

dam quang tuan anh
2 tháng 1 2017 lúc 20:33

Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.

Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.

Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.

Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê'ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.

Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.

Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.

Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như "chú Mèn nó" cho mà xem ! Cho mà xem.

Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.

Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.

Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.

Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.

Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.

Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.

Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

Nanami-Michiru
Xem chi tiết
Nguyễn Ảnh Hai
19 tháng 1 2018 lúc 15:48
1.Yêu cầu về hình thức: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Viết dưới dạng tự kể chuyện. - Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu. - Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm. - Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá. - Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn. - Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào. - Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời. - Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
phantrongkien_
Xem chi tiết
người qua đường
2 tháng 1 2017 lúc 20:38

Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến- Sự tức giận của mấy cô bé học trò- ai có công nhất ?

Đến đây, tôi xin mở dấu ngoặc nói về Châu Chấu Voi.

Đây là những tay có bản lĩnh trước tiên xướng xuất lên những ý nghĩ cao cả về việc đi giang hồ du lịch.

Khi Châu Chấu Voi gặp tôi và Trũi ở vùng cỏ may và khi xảy ra cuộc lưu huyết là lúc Châu Chấu Voi ắt đầu thực hiện chí lớn. Nếu ngày ấy tôi biết thì đã chẳng phiêu bạt đến cái lều cỏ của cư sĩ Xiến Tóc rồi lại đến nỗi phải tù trong hang chim Trả.

Đoàn Châu Chấu Voi ùng Trũi đi đã nhiều đường đất, mhiều nơi. Ơ đâu, ai ai cũng đều coi tình bạn tốt đẹp ấy là lẽ phải nhất trên thế gian .

Đã qua nhiều vùng, trò chuyện và bạn bè đã nhiều ai cũng nghiệm ra rằng những ai có lòng tốt , đều thích làm ăn yên ổn. Đâu đâu cũng thế, thật phấn khởi. Chỉ có cái khó là bàn chân và cả cánh bay, cũng không thể đi cùng trời cuối đất để mau chóng nói rộng những điều quan trọng ấy ra.

Không ai bảo ai, các bạn đều thấy nếu thế thì không gì hay hơn tìm đến vùng Kiến. Chỉ có anh em Kiến vẫn chịu khó cẩn thận- và khắp thế giới, đâu cũng có Kiến. Đó là cái cớ khiến Châu Chấu Voi và các sang vùng Kiến, đi qua của hang chim Trả vừa rồi.

Từ đấy, trong bọn có tôi cùng đi.

Lại nói về Kiến. Xưa nay, dù cho đấy là một họ Kiến to gồ thì Kiến cũng vẫn là bé nhỏ, mảnh dẻ, tuy vậy, kiến lại sống đông đúc nhâts trên toàn cầu. Thử để ý mà xem, từ xó bếp đến bàn ăn, chiếu ăn, mâm ăn, từ đồng ruộng đến rừng núi thành phố không đâu không có kiến. Con kiến rất nhỏ mà ở đâu cũng có, hạt thóc, hạt kê bé li ti là cái nuôi người hàng ngày... Kiến tí hon mà kiến đi khắp thế gian. Nhiều thứ kiến: Kién Gió, Kiến Mun, Kiến Càng, Kiến Cỏ, Kiến Cánh, Kiến Bọ Dọt, Kiến Đen, Kiến Vàng... trăm nghìn chỉ phái nhà kiến nhiều không kể xiết.

Kiến có nhều đức tính: chăm chỉ, cần cù, biết lo xa, và cũng bướng bỉnh nhất trần gian, ở đâu cũng vậy, Kiến xây thành đắp luỹ kiên cố, riêng biệt một nơi.

Kiến đánh nhau với ai thì chết ngay cũng đánh, không biết sợ.

Nhưng cùng nhau một chí hướng rồi, Kiến sẽ đem những điều tốt đẹp truyền bá đi khắp thế gian. Như thế chẳng bao lâu nữa, đâu đâu cũng sẽ biết hết. Kiến cứ gặp nhau chụm đầu lại, đưa tin rồi lại đi. Bao giờ cũng vậy. Tin Kiến truyền thật nhanh. Chỉ có các bạn đại gian khổ như Kiến Gió mới kham nổi công việc to rộng như thế. Các bạn Kiến Gió chân cao chuyên nghề đưa tin, nhanh như gió.

Đường vào vùng Kiến xa lăng lắc, rồi lại mỗi thành luỹ hiểm hóc khác, cứ phải hỏi thăm suốt dọc đường. Nhưng đi lâu cũng phải tới. BBây giờ chúng tôi đã qua nhiều làng và cánh đồng, trông thấy vùng Kiến trên trái đồi trước mặt.

Trần Võ Thanh Vân
2 tháng 1 2017 lúc 21:07

LÀM ƠN CHỈ HỎI NHỮNG CÂU LIÊN QUAN ĐẾN TOÁN THÔI CÓ ĐƯỢC KHÔNG

phantrongkien_
Xem chi tiết
Pujimine Yukiko
2 tháng 1 2017 lúc 21:08

Mời bạn vào google nha!

Nếu cần thiết thì mua cả quyển về mà đọc!

Tôi đâu có rảnh!

Nguyễn Thành Phát no kat...
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
4 tháng 12 2016 lúc 20:36

Sống

07/07/2014 16:18

Những bài học sâu sắc từ Dế mèn phiêu lưu ký

 

Qua những chuyến phiêu lưu của Dế Mèn, Tô Hoài đã đến những câu chuyện cảm động và bao bài học làm người ý nghĩa.

TIN LIÊN QUAN

Trở về tuổi thơ với bộ ảnh trẻ em nô đùa khắp thế giới

Trở về tuổi thơ với bộ ảnh trẻ em nô đùa khắp thế ...

Từ ngày còn bập bõm đôi ba chữ đến lúc trưởng thành, chắc hẳn ai đã từng đọc qua “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài thì không thể quên được anh Dế Mèn với đôi càng “mẫm bóng”, với những cái vuốt “cứng dần và nhọn hoắt”, với đôi cánh trở thành “cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi” mà mỗi khi Mèn vũ lên lại nghe tiếng “phành phạch giòn giã”…

Dân mạng nhớ Dế mèn phiêu lưu kí tiếc thương nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký

Bài học về thái độ sống

Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:16
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên. Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những việc làm tai hại của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác. Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện. Sau khi ra đời được vài ngày, mẹ Dế Mèn đã cho mấy anh em chú ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, tâm trạng của Dế Mèn là khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩ đến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn. 

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt… cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch… Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi… Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.

Dế Mèn lớn rất nhanh, chẳng bao lâu đã thành một chàng Dế thanh niên đẹp mã. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài.

 

Hình dáng bên ngoài của Dế Mèn thật cường tráng, hùng dũng: Đôi càng thì mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, co cẳng lên đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Đôi cánh thật đẹp dài kín tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc đi thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Cái đầu rất to, nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng… Dế Mèn cứ chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta biết phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế vẻ sức khỏe nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lén nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Qua những chi tiết trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với những nét đẹp ở ngoại hình và chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người. Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng… Đôi càng bè bè, nặng nề. Râu ria cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng Với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: Ôi thôi chú mày ơi! Chú mày có lớn mà không có khôn. Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại. Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa? Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng sợ hãi, nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy cảnh tượng Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình để trở thành người tốt. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích. Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
Trần Hà Quỳnh Như
7 tháng 12 2016 lúc 20:03

Cảm xúc và ấn tượng đọng lại khá sâu trong tâm tư hầu hết những ai đã từng đọc “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tình bạn. Trong lần Dế Mèn dẫn họ nhà Châu Chấu đi tìm chỗ ở thì xảy ra cuộc đánh nhau với bọn châu chấu Voi. Dế Trũi bị bọn châu chấu Voi bắt đi. Dế Mèn đã quyết tâm đi tìm Dế Trũi bởi chúng đã hứa: sinh tử có nhau, không bỏ nhau khi hoạn nạn. Rồi cảnh hai chú dế gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi thật cảm động.

“Dế Mèn phiêu lưu ký” còn nhắc nhở thế hệ trẻ phải ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp. Chỉ có tuổi trẻ mới mạnh mẽ, sôi nổi, ham hiểu biết, ham cái mới, ham phiêu lưu, khám phá. Có như vậy mới có cái nhìn về lớp người cổ hủ như hai ông anh của Dế Mèn. Một người nhút nhát không dám chống trả địch thủ bị đánh tơi bời, luôn ốm yếu, sợ sệt.

Dế Mèn còn ôm hoài bão kêu gọi “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Đó là bài học về tình yêu hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Đây cũng là một tư tưởng tiến bộ, tốt đẹp.

Tác phẩm còn dạy cho thiếu nhi biết ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe một cách khoa học.

Vì những lẽ ấy mà “Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Tuổi trẻ luôn phiêu lưu với những đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người” – nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận xét.

truong thien vuong
Xem chi tiết
Duong Khanh Huyen
Xem chi tiết
Ouma Shu
24 tháng 1 2018 lúc 21:23

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.



đây

Duong Khanh Huyen
25 tháng 1 2018 lúc 12:12

Bn oi trong cuoc phieu luu de men quay lai gap de choat bn nhoa

6A bá đạo nhất trường
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:10

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:02

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:11

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời?

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.