soạn bài so sánh ngữ văn 6 tập 2 (tr 24)
Nhờ đâu người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn?
Soạn Ngữ Văn 6 tập 2 bài Vượt Thác
Soạn Ngữ Văn 6 tập 2 bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1+ 999999 = ???????
999999 : 1 = ??????
câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.
Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.
Câu 2:
Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)
Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
Câu 3:
1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."
Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :
A - một người nông dân
B - một người công nhân
C - một gã thợ cày
D - một anh thanh niên
2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :
"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "
a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...
A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy
b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.
3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :
A - Thân hình mảnh dẻ
B - Đôi mắt sáng
C - Gầy gò, yếu ớt
D - Gương mặt vuông vức, cương nghị
Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm
E - Dáng đi lật đật, vội vã
G - Da trắng như tuyết
H - Đôi mắt tinh quái
I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản
K - Người cao lớn, cường tráng
L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng
M - Chân đi hài
N - Hàm răng đen nhánh
a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.
b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?
Gợi ý làm bài
3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.
Bài Vượt Thác
Câu 1
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3
- Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
Các bạn ủng hộ mk nha
Dựa vào mẫu so sánh gợi ý trong bài tập 1 tr 25-26 SGK Ngữ văn 6 tập 2, em hãy tìm thêm ví dụ.
a, So sánh đồng loại
- So sánh người với người:
+ Cô giáo em hiền như cô Tấm
+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.
- So sánh vật với vật
+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”
Dựa vào mẫu so sánh gợi ý trong bài tập 1 tr 25-26 SGK Ngữ văn 6 tập 2, em hãy tìm thêm ví dụ.
b, So sánh khác loại
- So sánh vật với người
Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
+ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
+ Đừng xanh như lá bạc như vôi
So sánh là gì ??
Lấy 5 ví dụ về mỗi loại so sánh
Bài tập 1: Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh :
-Khoẻ như ....
-Đen như ...
-Trắng như...
-Cao như ....
Bài tập 2:Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
Bài tập 3 : Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tả về ngôi trường của em có sử dụng ít nhất 2 phép so sánh . Và điền 2 phép so sánh đó vào mô hình cấu tạo
Bài tập 4: Soạn văn 3 bài : - Buổi học cuối cùng (sgk Ngữ văn 6 -tập 2 trang 37 )
- Đêm nay bác ko ngủ ( sgk Ngữ Văn 6 tập 2 trang 63).
-Lượm ( sgk Ngữ văn tập 2 trang 72)
KHÔNG ĐƯỢC CHÉP MẠNG
Mk đang cần gấp giúp mình nha !!!!😘😘😘😘
Môn ngữ Văn: Viết bức thư : "Bạn em mải mê chơi game em hãy khuyên bạn và chăm lo học tập".So sánh bài "sông núi nước nam" với "bài phò giá về kinh" và soạn bài “đại từ"và "Từ Hán Việt".
Bài 1: Tìm các câu tục ngữ,ca dao,thành ngữ có sử dụng phép so sánh
Bài 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản '' Bài học
đường đời đầu tiên''và '' Sông nước Cà Mau
Bài 3: Tìm phép so sánh được sử dụng trong bài thơ '' Lượm '' ( SGK ngữ văn 6 tập 2,trang 72)
Làm đúng mk tck nhé,ko quan trọng là nhanh hay chậm
Soạn bài Lòng yêu nước trong sách ngữ văn lớp 6 tập 2 trang106 nhé
Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
Câu 1: Đại ý của bài văn:
Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2:
a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."
Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"
b, Trình tự lập luận:
- Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn
- Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:
+ Người Vùng Bắc
+ Người xứ U-crai-na
+ Người xứ Gru-di-ca
+ Người Matxcova
- Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.
Câu 3:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc:
Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.
- Người U-crai-na:
Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.
→ Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.
- Người xứ Gru-di-a:
Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị
- Người ở thành Le-nin-grat:
Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường
→ Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.
- Người Mat-cơ-va:
Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
=> Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.
Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.
Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.
II. LUYỆN TẬP
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
- Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
- Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
- Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... lòng yêu Tổ quốc) : đúc rút chân lí về lòng yêu nước – yêu từ những vật tầm thường nhất.
- Đoạn 2 (còn lại) : Sức mạnh lòng yêu nước.
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đại ý bài văn :
Thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc, nói lên một chân lí : “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ... ”
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc :
a. Câu mở đầu : Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường ... có hơi rượu mạnh.
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b. Trình tự lập luận trong đoạn (tổng – phân - hợp):
- Mở đầu : nêu nhận định giản dị, dễ hiểu.
- Minh họa, chứng minh cho câu mở đầu bằng những dẫn chứng cụ thể (đặt “lòng yêu nước” trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc).
- Kết đoạn bằng một câu khái quát nội dung lại câu mở đoạn.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Người dân Xô viết mỗi vùng nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình :
Người dân vùng | Vẻ đẹp tiêu biểu mà họ nhớ đến |
vùng Bắc | cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng. |
U-crai-na | bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh. |
xứ Gru-di-a | khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt. |
ở thành Lê-nin-grat | dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường. |
Mát-xcơ-va | phố cũ, phố mới, điệm Krem-li, tháo cổ,... |
Nhận xét : Chọn lọc được những vẻ đẹp riêng biệt, tiêu biểu từng vùng.
Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu văn thâu tóm chân lí : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Luyện tập
Khi nói về vẻ đẹp tiêu biểu quê hương mình, cần chú ý : địa lí, lịch sử, văn hóa, điểm nổi bật nhất mà người đi xa luôn nhớ về, tình cảm của em, ...
Soạn bài trong sách TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG
Các bạn soạn giúp tôi bài : Từ ngữ địa phương
Mọi người đừng nhầm lẫn bài này trong sgk ngữ văn
Soạn bài trong sách TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG
Các bạn soạn giúp tôi bài : Từ ngữ địa phương
Mọi người đừng nhầm lẫn bài này trong sgk ngữ văn