Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
3 tháng 5 2018 lúc 20:36

Mấy tuần nay, nhà em có rất nhiều chuột. Vì vậy, mẹ em đã quyết định sang tuần sau sẽ mua một chú mèo. Sáng chủ nhật, mẹ cùng em ra chợ mua một chú mèo tam thể. Em rất yêu quý chú và đặt tên cho chú là mèo Miu. Ôi! Chú mèo Miu mới tuyệt vời làm sao! Bộ lông chú mịn mượt, có ba màu: đen, vàng, trắng. Em thích nhất là được vuốt ve bộ lông đó. Cái đầu chú tròn xoe, nổi bật là đôi mắt màu xanh trông như hai hòn bi ve. Hai tai hình tam giác tựa củ ấu.Cái miệng với hàm răng sắc nhọn cùng bộ ria trắng cước của chú khiến con chuột nào trông thấy cũng phải sợ. Nối với cái đầu là thân mình thon thả đầy lông của chú. Bốn cái chân xinh xinh, phía dưới có nệm thịt khiến chú ta di chuyển nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi chú cong cong, ngoe nguẩy trông thật thướt tha duyên dáng làm sao! Có mấy lần, lúc em đang học bài, chú mèo Miu lại đến nũng nịu, ngoe nguẩy cái đuôi vào chân em. Khi em chơi với chú, chú lại kêu “meo meo” rồi làm xiếc với trái bóng. Nhưng bắt chuột vẫn là sở trường giỏi nhất của chú. Chú ngồi rình ở một góc nào đấy, mắt lim dim giả vờ ngủ. Chờ đến khi con chuột đi qua, chú vồ lấy con chuột cho đến chết mới nhai rau ráu. Mỗi lần chú bắt được chuột, em lại thưởng cho chú một đĩa cá ngon lành và cho phép chú được ngồi sưởi nắng dưới sân. Những lúc ấy, chú lại mỉm cười kêu “meo meo” rồi vểnh đôi tai lên dụi dụi vào lòng em. Em rất yêu chú mèo Miu . Nhờ có chú mà nhà em đã hết chuột hẳn. Cả nhà em rất yêu quý chú.

gaming minecraft super
3 tháng 5 2018 lúc 20:31

du mik ko co ranh ma viet van dau

Nguyễn Minh Thư
3 tháng 5 2018 lúc 21:01

nhanh nhé ! 3 k 

han tuyet ky hong nhung
Xem chi tiết
Trương Lan Anh
21 tháng 10 2018 lúc 8:08

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

lê hữu gia khánh
21 tháng 10 2018 lúc 8:09

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

han tuyet ky hong nhung
21 tháng 10 2018 lúc 8:11

các bạn chép trên mạng đúng ko

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Takumi Usui
10 tháng 10 2018 lúc 12:17

MB: Trong cuộc đòi mỗi con ng̀, ai ai cx đều có ñ kỉ niệm vui buồn khó quên, riêng đối vs em, kỉ niệm mà luôn khắc ghi trong lòng đó là ...vs con mèo nhà em

KB: Dù đã xảy ra lâu rồi no e vẫn ko thể nào quên đc̣ kỉ niệm hồi đó, nó nhu đã ăn sâu vào trong tái tim em, ko thể phai nhòa

Pé Heo
Xem chi tiết
Khánh Ngọc
3 tháng 4 2019 lúc 10:25

Đề 1 :

Trong 4 mùa xuân hạ thu đông em thích nhất là mùa xuân bởi màu xuân trên quê hương em rất thanh bình và yên ả nó mang một vẻ đẹp dịu dàng và có những gắn bó riêng đặc sắc của hương vị màu xuân.

Hình ảnh mùa xuân đã gợi cho em nhiều cảm xúc ngọt ngào bởi màu xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc, những mầm nụ non đều được đâm chồi nảy lộc trong mùa này, màu xuân là màu của cây cối được hồi sinh sau một màu đông lạnh giá, hình ảnh của màu xuân trong quê hương em nổi bật lên đó là hình ảnh của hoa đào nở nó vang nhộn và mang những màu sắc tươi vui rộn nhịp, nhiều hình ảnh khác cũng tạo nên những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, nó mang những làn điệu riêng và vô cùng đặc sắc, hình ảnh mùa xuân trên quê hương em nổi bật và điển hình lên những cung bậc và cảm xúc riêng, nó rung động và tạo nên rất nhiều những hình ảnh đẹp và vô cùng gần gũi với mỗi con người, hình ảnh đó đã thấm đẫm tình yêu thiên nhiên yêu đất nước, mỗi chúng ta đều rất tự hào về nó, bởi nó đẹp dịu dàng và có sức sống tràn trề.

Mùa xuân là màu của cây cối đâm trồi nảy lộc và là mùa của yêu thương xum về, mỗi khi xuân về là nhà nhà người người lại đón tết vui vẻ và có những giây phút ấm áp bên nhau, sau những giây phút đó, chúng ta thấy yêu thương quê hương của mình hơn, tình yêu đó thể hiện sự gắn bó thiết tha và mang những cung bậc ngào ngạt của thiên nhiên đất trời, màu xuân là tết trồng cây, chính vì tiết trời mát mẻ mà nó phù hợp để trồng nhiều những loại cây trồng khác nhau và có sức mạnh mẽ cho con người.

Em rất yêu quý màu xuân trên quê hương em, nó nhẹ nhàng và vô cùng thanh bình yên tĩnh hình ảnh một mùa xuân yên ả với những hình ảnh đó nó tạo nên nhiều những ấn tượng sâu sắc trong lòng người bởi tình yêu quê hương đất nước của họ.

_Hok tốt_

Pé Heo
3 tháng 4 2019 lúc 9:59

mọi người làm đề nào cũng được nhé !

TRẦN THẢO TRANG
3 tháng 4 2019 lúc 10:13

TRƯỜNG EM, MỘT NGÔI TRƯỜNG CÓ NHIỀU LOÀI CÂY KHÁC NHAU NHƯ:CÂY BÀNG,CÂY ME TÂY,...NHƯNG EM THÍCH NHẤT LÀ CÂY PHƯỢNG.

Cô bé bánh bèo
Xem chi tiết

vậy bn có ma nào trả lời ko vậy ???

Mà đã sang nói Tiểu Thư Họ Phạm

Lê Phạm Quỳnh Nga
7 tháng 10 2017 lúc 22:22

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích không thể thiếu những câu chuyện được truyền miệng về những cô, cậu bé từ nhỏ đã nổi tiếng là rất thông minh. Và nhân vật Em bé thông mình trong truyện cùng tên đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một em bé rất thông minh và tài giỏi. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi nhưng em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà em đã mạnh dạng, tự tin đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố khó khăn và không kém phần phi lý của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng và em đều trả lời những câu hỏi ấy bằng những cách rất thông minh và nhanh trí mà người thường không nghĩ ra được. Câu đố gây ấn tượng mạnh nhất với em là câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi, vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng, nhờ câu trả lời của em bé mà đã giúp cho chúng ta thoát khỏi một cuộc chiến tranh. Qua câu chuyện trên, em thấy rằng, việc tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Lê Phạm Quỳnh Nga
7 tháng 10 2017 lúc 22:23

Mình tự làm nên không hay cho lắm, xin lỗi nha ngaingung

Lê Như Quỳnh
Xem chi tiết
✰๖ۣۜŠɦαɗøω✰
20 tháng 12 2019 lúc 20:56

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
20 tháng 12 2019 lúc 20:58

Khác với cấp tiểu học nhiều môn nhưng chỉ có 1-2 thầy cô phụ trách, sang cấp trung học mỗi một môn đều do một thầy hoặc cô giáo phụ trách riêng. Chính vì vậy chúng em được học rất nhiều thầy cô, trong số đó em đặc biệt rất quý mến cô giáo dạy Văn của em. 

Cô giáo của em tên là Hoa, một người giáo viên trẻ khi mới tốt nghiệp đại học được hai năm và công tác tại trường em được một năm. Cô là một cô giáo xinh xắn, trẻ trung và còn dễ mến, có thể nói tuổi của cô cũng gần với tuổi của anh chị của em nên em coi cô như một người chị cả. Cô có mái tóc dài nhuộm màu nâu sẫm, cô có vẻ ngoài giản dị, khi đi dạy thường mặc quần áo chứ không diện váy vóc, cô cũng chỉ tô chút son bởi cô sẵn có làn da trắng hồng. Cô Hoa là một người giáo viên yêu nghề, cô tâm huyết trong từng bài giảng và năng nổ trong mọi hoạt động. Trong những tiết học của cô chúng em luôn sôi nổi và rất nhiệt tình xây dựng bài, cô có cách giảng bài vừa dễ hiểu lại rất cuốn hút không bị nhàm chán. Cô cũng rất thoải mái với học sinh, thấu hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi chúng em và rồi luôn mang lại cho chúng em sự gần gũi, đồng cảm và được sẻ chia. Cô Hoa là cô giáo đầu tiên em chia sẻ những chuyện buồn trong cuộc sống của mình và em luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cô. 

Cô Hoa đối với em không chỉ là một cô giáo mà hơn thế là người bạn, người chị, người thầy đáng ngưỡng mộ và kính mến. 

Khách vãng lai đã xóa

Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.

Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.

Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa

Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.

Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi thanh hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
24 tháng 1 2018 lúc 19:39

Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩKhởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khỏe my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô

Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành chokhởi my nồng nhiệt đến mức nào.

bài 2

Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Câu tục ngữ xưa đã dạy cho ta biết sống để vui, để yêu người và yêu đời.

Em thích xem các chương trình tấu hài trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là chương trình Gala cười. Một bộ sưu tập hài đặc sắc để ta cười về những thói hư tật xấu, về mối quan hệ giữa người với người và về lối sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ.

Nhân vật chính trong tiểu phẩm "Một giây tốc độ, ngàn năm nói ngọng." do chú Hữu Phước đảm trách. Chú có có dáng người dong dỏng cao, thao tác biểu diễn rất linh hoạt và uyển chuyển. Gương mặt rất nghiêm nghị với đôi mày rậm và hàng ria trên mép. Trang phục trên sàn diễn của chú bình thường nhưng nêu bật được nhân vật mà chú phải thu vai. Những lời thoại của kịch bản được chú truyền tải đến khán giả theo phong cách riêng biệt, hóm hỉnh. Từng tràng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy sau mỗi câu nói ngắt, nghỉ, lên xuống giọng có ý tứ của chú. Điệu bộ có lúc ngây ngô, có lúc khôn ranh đã mang đến cho khán giả những trận cười hả hê.

Theo em, muốn làm nghệ sĩ phải có khiếu và phải yêu nghề. Phải sống với nhân vật, biết hóa thân thành nhân vật ấy dù là nhân vật chính diện hay phản diện. Em luôn quý trọng các nghệ sĩ làm nghệ thuật. Họ đã phục vụ cho mọi người những món ăn tinh thần như những liều thuốc bổ.


 

Ngô Văn  Nhật Minh
29 tháng 1 2021 lúc 20:49

1110+1110=?

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trí Hiếu
31 tháng 8 lúc 21:20

hay

Nguyễn Đình Bảo
Xem chi tiết

Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

- Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...

- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

Hok tốt!~

Nguyễn Thị Hồng Anh
16 tháng 11 2018 lúc 21:50

                      Tham khảo bài này bạn nhé:
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

                                          Học tốt!

Đức Minh Nguyễn 2k7
26 tháng 11 2018 lúc 17:44

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Hoàng Kim Nhung
Xem chi tiết