Những câu hỏi liên quan
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
19 tháng 12 2017 lúc 18:15

Chuyện ở lớp

TÔ HÀ

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai.

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đã mực
Còn bôi bẩn ra bàn.

Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Thôi đừng kể đâu đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?...

Lời bình của Phạm Văn Tuấn:

Những bài thơ thành công viết cho thiếu nhi thường có hai dạng: khi viết về thiên nhiên và thế giới chung quanh mình buộc tác giả phải có sự quan sát tinh tế phát hiện những chi tiết thơ giàu hình ảnh với trường liên tưởng ảo hóa chắp thêm cho các em trí tưởng tượng phong phú; cách thứ hai là viết về các mối quan hệ xã hội gần gũi thân thiết như tình cảm: Mẹ con, thầy trò, bà cháu... Ở đây đòi hỏi bài thơ phải có tình huống, nhất là kết thúc tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ ngạc nhiên đến nhận thức. Bài thơ "Chuyện ở lớp" của nhà thơ Tô Hà viết theo kiểu này.

Chuyện thơ rất đơn giản: một em bé về kể lại cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, cụ thể là những bạn bè của mình. Con mắt trẻ thơ thường có những cách nhìn riêng nghiêng về phía dễ dàng phát hiện ra những thiếu hụt của thế giới chung quanh: một "Bạn Hoa không thuộc bài", một "Bạn Hùng cứ trêu con", một "Bạn Mai tay đã mực/còn bôi bẩn lên bàn".

Những hành vi sinh hoạt ấy thường gieo vào các em những câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Và chỉ có mẹ mới là chỗ dựa tin cậy để trả lời, giải thích các hiện tượng này. Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, vì thế các em dễ bị dị ứng trước những việc làm chưa tốt của những người chung quanh và cũng có thể dễ bắt chước vì tò mò và tính hiếu thắng.

Bài thơ từ tình huống này đã tạo ra kịch tính chờ đợi câu trả lời của người mẹ. Bình thường, trong cuộc sống có những người mẹ chỉ để tâm giải thích các hiện tượng trên nhưng thật bất ngờ khi:

"Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Thôi đừng kể đâu đâu".

Mẹ không muốn đứa con mình chỉ quan tâm những mặt chưa tốt làm cho tâm hồn trong trắng ám ảnh những mặt tối mà khêu gợi hướng thiện tới những mặt tích cực của đời sống khích lệ tính tự tin của con:

"Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào".

Tâm lý trẻ em thường dễ nhớ nhưng lại chóng quên; khi kể tiếp cho mẹ nghe "Con đã ngoan thế nào" của mình ở lớp thì lập tức em sẽ quên ngay những điều chưa tốt của bạn bè.

Bài thơ ngắn gọn, dung dị theo điệu kể những tình huống bất ngờ được giải quyết không theo sự vận động của đời sống thực muôn hình muôn vẻ, đó chính cũng là giá trị giáo dục thẩm mỹ không phải bằng bài học luân lý thuần túy mà bằng trực cảm sâu sắc của trái tim người mẹ. Trong "Chuyện ở lớp" không có bóng hình cô giáo xuất hiện nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó hiện ra nụ cười độ lượng của cô vì mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên - trong mẹ có cả bóng hình cô giáo.

Liên Nek
Xem chi tiết
︵✰Ah
11 tháng 4 2021 lúc 10:37

Tham khảo

Nguồn : Lê Thiên Anh 

Thơ Đặng Hấn thường có những tư duy ngộ nghĩnh. Nét tương phản nghịch lý rõ ràng, cụ thể nhưng có tính khái quát phần nào chịu ảnh hưởng của lôgic toán học, góp thêm cho mảng thơ thiếu nhi những nét riêng độc đáo. Bài thơ "Phép tính mùa xuân " là một bài toán nho nhỏ gồm 4 phép: cộng, trừ, nhân, chia hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Mùa xuân là mùa đầy ắp sự sinh sôi nảy nở của cuộc sống. Vòng quay tuần hoàn của thời gian qua ba mùa hạ, thu, đông để đến với mùa xuân như một dấu bằng trọn vẹn.

Bắt đầu từ mùa đông, là giá rét. Nhà thơ chọn phép trừ thật chính xác. Bớt đi một chút lạnh giá, sưởi ấm thêm tâm hồn con người qua hình ảnh "Cánh én làm phép trừ". Cánh én báo hiệu xuân sang và hình ảnh con chim én bay ngang nền trời mang hình dấu trừ rõ rệt. Một cánh én làm phép trừ nhưng rất nhiều cánh chim trên nền trời cao xanh tạo ra những chấm nhỏ li ti, nhà thơ liên tưởng đến phép chia thật có lý. Chia cũng có thể là chia sẻ: "niềm vui theo tiếng hót ". Tiếng hót rộn ràng của chim mang theo mùa xuân về có cả âm thanh, cả sự sum vầy bạn bè đông đủ. Và mùa hạ thật trong sáng khi: "Tia nắng làm phép nhân ". Đây là sự quan sát thuần túy mang tính chất vật lý quang học. Các tia sáng đan chéo nhau tạo ra các ánh xạ mặt trời như dấu phép nhân trong bài học của các em. Nhưng hình ảnh "Trời sáng cao rộng dần " là quan sát bằng cảm giác, bằng tâm trạng, bằng sự hứng khởi nâng tâm hồn con người lên hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Thật bất ngờ khi nhà thơ viết: "Vườn hoa làm phép cộng - Số thành là mùa xuân". Hóa ra mùa xuân là mùa gộp cả bốn mùa, trong đó vườn hoa là biểu tượng của sự sum suê, rực rỡ đầy ắp thêm bởi phép cộng, phép nhân, bởi khát vọng của con người hướng tới những vẻ đẹp thuần khiết, nhân ái, đó cũng chính là số thành của hạnh phúc, của mùa xuân.

Liying Zhao
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
16 tháng 10 2021 lúc 14:26

tham khảo:

Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng rơi vào nanh vuốt của mụ Tú Bà bán thịt buôn người. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình. Kiều đã liều tự sát. Sợ bị mất món lời to, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều và tạm cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, với lời hứa sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Trong những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng khôn xiết buồn bã, đau đớn. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ nên cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích thành một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…………………………………..

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đoạn trích trên nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng tỏ quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên ở đây bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uất, đau thương. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh là Kiều.

Đang sống trong không khí ấm êm, đùm bọc của gia đình; đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy của cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến phẩm hạnh. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích để chia sẻ tâm sự đau thương. Bởi vậy, nỗi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thúy Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng.

Sáu câu đầu là cảnh lầu Ngưng Bích. Cảnh được tác giả vẽ lên bằng những nét chấm phá: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa son,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Cha mẹ, các em, người yêu,... tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều. Sống giữa một lũ mặt người dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nổi lòng nàng trong tình huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một vầng trăng gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những những người bạn không lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Bởi thế, nỗi buồn không thể nào vơi cạn.

Dõi tầm mắt ra bốn phương, tám hướng, không hướng nào lóe lên được một chút vui:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Giữa người với cảnh vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng. Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.

Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng. Điều đó càng khẳng định rõ nàng là người con hiếu thảo.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hòa quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều.

Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Đại Yến
14 tháng 11 2021 lúc 16:39

Tham khảo/:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Thuy Bui
14 tháng 11 2021 lúc 16:41

Tham khảo:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

HACKER VN2009
14 tháng 11 2021 lúc 16:42

Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Đỗ Phương Hiền
Xem chi tiết
phuong
1 tháng 4 2018 lúc 20:06

Bài 1/

                                     Ghi ở bờ ao

                                Chim hót rung rinh cành khế

                                Hoa rơi tím cả cầu ao

                                Mấy chú rô con ngơ ngác

                               Tưởng trời đang đổ mưa sao

      Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

Bài 2/

                                  Ao nhà mùa hạ

                                  Mùa mưa mà mưa chưa đến

                                  Đáy sâu nẻ toác khi nào

                                  Rêu nằm mơ chuyện sấm sét

                                  Rồi khô trên cọc cầu ao…

            Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.

Bài 3/

                                                Cơn giông

                                  Cơn giông nổi lên giữa làng

                                  Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng

                                 Quả bòng chết chẳng chịu chìm

                                 Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…

         Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !

           Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...

           Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...

          Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn”  và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay  mà quắt quay cám cảnh!

            Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.

            Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..

tham khỏ nha bạn

Alan Walker
1 tháng 4 2018 lúc 20:07

Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

Việt Anh 6A
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
28 tháng 12 2021 lúc 18:30

ai giúp mình với

Việt Anh 6A
28 tháng 12 2021 lúc 18:33

ai giúp mình với mình theo dõi cho

Nhi Nguyễn
28 tháng 12 2021 lúc 18:38

Hình ảnh bàn tay mẹ là một hình ảnh đẹp.Bàn tay mẹ đã nâng đỡ ta khi ta còn béo tẹo.Bàn tay mẹ làm nụng vất vả kiếm từng đồng tiềm cho ta ăn học.Bàn tay mẹ chăm sóc cho ta mỗi khi ta ốm.Đã rất lâu rồi ,mỗi chúng ta đã quên rằng đôi bàn tay ấy đã như thế nào? Liệu nó còn mịn màn,tráng xinh hay những ngón tay thon dài như tuổi đôi mươi? Bàn tay ấy thể hiện sự yêu thương,tình cảm của mẹ dành cho những người con của mình.Bây giờ nhìn lại ta mỡi chợt nận ra rằng,bàn tay ấy đã chai sạn biết bao đã có những nết nhăn hay vết sẹo? Hình ảnh bàn tay mẹ ấy được các nhà thơ,nhà văn thể hiện rất rõ ràng,để cho ta thấy rằng bàn tay ấy đã đổi thay qua từng năm từng tháng từng ngày ra sao bàn tay càng chai sạn càng xấu xí nó càng thể hiện tình yêu lớn lao của mỗi người mẹ dành cho chúng ta.

Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Hoàng Khắc Quân
29 tháng 11 2023 lúc 19:24

em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bà cảm nhận của mình về bài thơ "Vì con". trong đoạn văn có 1 từ láy , 1 tù mượn ( gạch chân và chỉ rõ)

 

Hoàng Khắc Quân
29 tháng 11 2023 lúc 19:25

em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bà cảm nhận của mình về bài thơ "Vì con". trong đoạn văn có 1 từ láy , 1 tù mượn ( gạch chân và chỉ rõ) giúp mình với

 

have a happy day .(^-^).
Xem chi tiết
Yêu Hoàng~
25 tháng 5 2021 lúc 7:31

Vẻ đẹp của Hà Nội qua các cảnh quan danh thắng và lòng tự hào dân tộc:
- Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
- Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. 

TK