Tả về cái trống trường ở trường em
2.cho các đề sau:
a)Tả cái thước kẻ của emb)Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của emc)Tả cái trống trường em.Trong chiếc túi bút của em có những món đồ học tập nhỏ bé nhưng quan trọng. Đó là chiếc bút chì, bút máy, tẩy, ghim giấy… Trong đó, em thích nhất là chiếc thước kẻ.
Tuy đó là một chiếc thước nhỏ và bình thường nhưng em vẫn rất yêu quý nó. Bởi đó là món quà mà Linh Chi - người bạn thân nhất của em tặng trước khi gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Chiếc thước có hình chữ nhật, mỏng dẹt như bao chiếc thước kẻ khác. Thước được làm từ nhựa cứng nên rất chắc chắn và bền bỉ. Toàn thân nó có một màu vàng trong như ánh nắng mùa xuân. Khi đưa thước ra dưới ánh nắng mặt trời, em có cảm giác như nó đã tan vào ánh nắng. Toàn thân thước dài 15cm, rộng, 3cm và dày khoảng 3mm. Không quá nhỏ cũng không quá lớn. Vừa đủ lớn để em thực hiện các thao tác kẻ, vẽ hình, lại vừa đủ nhỏ để cho vào chiếc túi đựng bút mang theo bên mình. Trên mép thước, là những vạch nhỏ màu đen để đánh dấu các mốc độ dài, chia thành từng cm rất rõ ràng, chuẩn xác. Giúp em kẻ, vẽ hình đúng độ dài yêu cầu.
Phía chính giữa thước là tên của hãng sản xuất “Thiên Long” được in cách điệu màu đen. Ngoài ra, thước chẳng có họa tiết gì khác cả. Nhưng đặc biệt nhất là ở góc phải, có một dòng chữ được khắc cẩn thận “Tặng Hoài yêu quý”. Dòng chữ đó do chính Linh Chi khắc tặng em. Tuy không đẹp, nhưng nó chứa chan nồng đượm tình cảm của bạn ấy dành cho em.
Chiếc thước kẻ ấy không đơn giản chỉ là một dụng cụ học tập, mà còn là một báu vật biểu tượng cho tình bạn đẹp giữa em và Chi. Em sẽ dùng chiếc thước ấy học tập thật chăm chỉ để trở thành người học sinh chăm ngoan, được thầy cô, bạn bè yêu quý.
Trong chiếc túi bút của em, có rất nhiều đồ dùng học tập nhỏ xinh. Nào bút mực, bút chì, bút máy, tẩy bút chì, chiếc kẹp giấy nhỏ, tệp giấy nhớ… Nhưng món đồ mà em yêu thích nhất chính là một chiếc thước kẻ do cô Mai - cô giáo chủ nhiệm tặng cho nhân dịp sinh nhật.
Đó là một chiếc thước kẻ nhỏ, có thể để vừa in vào trong túi bút. Thước có hình chữ nhật, dài 15cm, rộng chỉ hơn 1cm một chút. Bề dày của thước chỉ khoảng 2mm, những vẫn rất chắc chắn và cứng cáp. Nhờ vào chất liệu nhựa cứng được dùng để làm thước. Thước có màu trắng trong suốt, khi đặt lên vở, em vẫn có thể dễ dàng nhìn xuyên qua những vạch kẻ của trang giấy. Nhờ thế, việc kẻ cách đường thẳng trở nên dễ dàng hơn. Phần mép trên của thước có những vạch kẻ thẳng màu đen cách nhau đều tăm tắp. Mỗi vạch cách nhau 1mm, cứ 10 vạch sẽ tính là 1cm. Thước chỉ đánh số theo độ dài là xăng-ti-mét thôi, nên lần lượt có các số từ 0 đến 15. Đặc biệt, nhà sản xuất còn tin ý mài mỏng phần mép trên của thước, giúp em đặt bút kẻ dễ dàng hơn.
Điều khiến em ấn tượng và thích thú nhất, chính là phần trang trí của thước. Chính giữa thước, là dòng chữ Chúc Thúy Nga học tốt! được viết theo kiểu cách điệu do chính cô giáo tự tay khắc lên. Dòng chữ đó là một lời chúc tốt đẹp đến từ cô giáo mà em yêu quý. Nó khiến cho chiếc thước trở nên xinh đẹp, ý nghĩa và giá trị hơn bất kể món quà dễ dàng được mua ở ngoài đường kia.
Chiếc thước kẻ xinh đẹp ấy, đã đồng hành cùng em qua mọi tiết học. Nó cùng em gạch chân nhan đề các bài tập, vẽ hình cho tiết toán… Bất kì lúc nào ngồi vào bàn học em cũng sử dụng thước. Mỗi ngày, sau khi học bài xong, em sẽ lấy giấy mềm lau sạch thước. Em không vứt thước lung tung, luôn đặt nó nhẹ nhàng sau khi sử dụng. Tất cả để nhằm giữ thước luôn sạch sẽ và mới mẻ.
Đối với em, thước không chỉ là một dụng cụ học tập bình thường, mà nó là món quà mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, để không phụ lòng cô giáo khi tặng chiếc thước kẻ này cho em.
Cho các đề sau :
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên :
Đề c : Tả cái trống trường em
Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.
Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.
Cho đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên:
(Không copy bài trên mạng)
Tham khảo
Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.
Đề c : Tả cái trống trường em
Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.
Đề tả thước kẻ:
Dụng cụ học tập mà em yêu thích nhất chính là chiếc thước kẻ.
Thước kẻ của em là loại thước dẻo, thuộc hãng Thiên Long. Thước dài 20cm, chiều cao chừng gần 4cm. Toàn thân thước là màu xanh nê ông, có thể phát sáng trong bóng tối. Đặc biệt, lẫn trong thân thước còn có các đốm kim tuyến li ti, rất đẹp mắt. Nhờ chất liệu đặc biệt, thước có thể vặn thành nhiều hình dáng như một sợi dây cau su mà không sợ bị gãy. Dọc thân thước là các vạch đen chia ra theo đơn vị đo lường. Mỗi vạch cách nhau 1mm. Em dùng thước kể kẻ hết bài, vẽ hình, gạch chân… Vừa tiện lại dễ sử dụng.
Em sẽ giữ gìn thước thật cẩn thận để thước luôn mới và sạch đẹp.
Cho đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên:
(Không copy bài trên mạng)
e ơi k copy trên mạng thì mn lm bài giúp e r, vs lại đou có ai rảnh mà ngồi nghĩ cả buổi để làm bài cho e đc, chỉ có thể copy trên mạng để e tham khảo thôi
ko ai rảnh mà ngồi viết ra cho em đâu.Em lên đây ko phải là lên mạng à,làm như trên nay ai cx rảnh viết cho.
Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong cấc đề sau :
1.tả cái thước kẻ của em
2. tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nnhaf của em .
3 tả cái trống trường
các bạn ơi làm thế này có đc k ?
Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.
Tả cái trống trường em .
Với tất cả chúng em : " Mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui " vì ở đó có bt bao nhiêu kỉ niệm vs thầy cô , bạn bè ,... Nhưng có lẽ cái trống trường đã để lại trong em nhiều ấn tượng sau sắc nhất .
Từ cổng trường nhìn vào , caid trống nằm chễm chệ trên chiếc giá sắt đc đặt ngay ngắn ở ngoài hành lang khu hiệu bộ . Bề ngang của cái trống rất rộng , em dang 2 tay mak vẫn chưa ôm hết . Đứng ngắm nhìn cái trống e ms thấy hết đc sự tỉ mỉ và khéo léo của ng thợ . Khung trống đc ghép = những mảnh gỗ nhãn bóng , nổi những đường vân hoa rất đẹp . Có đc tiếng vang thật xa , ng thợ ddaxx bưng 2 mặt trống = miếng da trâu phơi thật khô . Xung quanh mặt trống lak những chiếc đinh tre nhỏ để ghim mặt trống vào khug tre cho chắc chắn. Hằng ngày , tiếng trống báo hiệu cho chúng em giờ nghỉ giải lao hoặc tan học . Mặc dù chỉ đứng im một chỗ nhưng cái trông luôn đc luc hok trò chúng em vây quanh , ai cx muốn đến bên cạnh để đc chính tay mik đánh nhg tiếng trống vang xa .
Em rất yêu chiếc trống trg . Chúng em coi nó như ng bn thân thiết . Em tự hào vak mong tuổi hok trò kéo dài để tiếng trống trg luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng em , các cô cậu hok trò thân thương .
*Sử lại lỗi chính tả nha em :)
hãy tả cái trống trường em
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.
tả cái trống trường em
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.
các bạn xem xét iups mình nhé;
Mỗi khi đi vào lớp là em phải đi qua cái trống nên em có rất nhiều ấn tượng, nó đã tạo ra cho em biết bao nhiêu kỉ niệm vui cũng như gắn liền với thời tuổi học trò của em. Mặt của trống là hình tròn. Trống với vỏ hình trụ được mở ở một đầu. Trống được dùng da phủ trên một mặt kín. Trống có hai đầu bao gồm cả hai đầu của một vỏ hình trụ, với một lỗ nhỏ nằm giữa hai đầu.Thân hình của nó thon thon , tròn tròn. Chân của trống được thiết kế chắc chắn để đặt trống lên.
Khi gõ vào mặt trống nó dung dung lên và độ đàn hồi của trống rất tốt nó có thể vang vọng đến toàn trường. Bề mặt của trống được làm bằng da trâu chắc chắn quanh miệng trống được quấn một bang dính màu đỏ. Cái gõ trống thì được thiết kế một đầu nhọn hơn để gõ vào mặt trống , hình dạng của trống như một hình khối cầu ,tròn tròn và màu sắc thì rất lung linh .
Trống được sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da bò, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống, chỉ khi nào sắp tới giờ là bác bảo vệ lại đi lên và cầm chiếc dùi đó gõ trống để bá hiệu cho học sinh và giáo viên. Em rất yêu quý chiếc Trống trường em nó là người bạn gắn liền với em trong quảng đường tuổi thơ và cắp sách tới trường.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.
Hãy viết một bài văn miêu tả cái trống trường em
Bài làm
Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.
Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.
Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng!
Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm.
Bài làm
Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.
Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.
# Chúc bạn học tốt #
Dàn ý Tả cái trống trường em
Gợi ý làm bài
Để làm được bài này, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả đồ vật đã học.
- Khi quan sát, cần quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tả bao quát cái trống trước rồi mới tả các bộ phận của trống. Sau đó tả công dụng của trống.
- Cần tìm ra đặc điểm riêng của cái trống để người đọc có thể phân biệt được cái trống em tả với những cái trống khác.
a) Mở bài
- Giới thiệu về cái trống em định tả: Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu? (cái trống của trường em).
b) Thân bài
- Tả hình dáng cửa cái trống:
+ Hình dáng của cái trống: tròn như cái chum. Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn. Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong. Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.
- Âm thanh của tiếng trống:
Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu vào lớp.
Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục.
Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học, học sinh ra về.
- Công dụng của cái trống: báo ngày em tựu trường, đến trường đúng giờ, cầm càng cho các em tập thể dục, báo hiệu giờ em được nghỉ.
c) Kết bài
- Tình cảm của em đối với cái trống. Trống là vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng.
- Lên học các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của nó.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cái trống trường em lớp 4
Tả cái trống trường em mẫu 1:
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.