Qua câu chuyện : '' Mẹ hiền dạy con '' bạn có suy nghĩ gì về đạo làm con
Từ câu chuyện của mẹ con thầy Mạnh Tử trong “Mẹ hiền dạy con”, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ
Từ chuyện mẹ thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình.
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.
- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ
- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.
1) Quan bài : Mẹ hiền dạy con . Em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình
bạn ơi bạn đã thi ngữ văn chưa cho mình xin đề TLV với
lam con dau tien lai phai biet phan lam con co hieu voi cha me moi xung dang la con ngoan tro gioi
1. Em nằm mơ thấy mẹ thánh gióng kể chuyện về con trai mình. Hãy kể lại giấc mơ ấy
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
3. Em hãy viết một đoạn văn dài từ 10 - 15 dòng, kể về suy nghĩ của em về đạo làm con sau khi học xong bài '' mẹ hiền dạy con''
2.Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
Bài làm
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
Bài làm
Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.
Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.
Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.
Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."
Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử.
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)
2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .
6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- tử : chết
- tử : con
Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử
2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.
4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
Tử: chếtTử: conCho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.
Qua việc tìm hiểu nội dung truyện “Mẹ hiền dạy con”, trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” bằng một đoạn văn.
Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.
Viết đoạn văn bộc lộ suy nghĩ của em về bà mẹ thầy Mạnh Tử sau khi học truyện ''Mẹ hiền dạy con''
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.
Câu 1: Từ truyện thầy Mạch Từ xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử sau khi học văn bản Mẹ hiền dạy con.
Câu 1:
“ Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương”. Đúng vậy, nếu ai từng nghe bài hát này thì ắt hẳn sẽ đoán được nội dung mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. Gia đình luôn dành những gì tốt nhất cho ta nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho gia đình chưa? Đôi khi, bạn luôn dành những quan tâm cho Tổ quốc hay xã hội mà quên đi trách nhiệm của mình dành cho gia đình. Một trách nhiệm xem ra không có gì khó khăn nhưng lại không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.
"Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương”. Đúng vậy, nếu ai từng nghe bài hát này thì ắt hẳn sẽ đoán được nội dung mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. Gia đình luôn dành những gì tốt nhất cho ta nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho gia đình chưa? Đôi khi, bạn luôn dành những quan tâm cho Tổ quốc hay xã hội mà quên đi trách nhiệm của mình dành cho gia đình. Một trách nhiệm xem ra không có gì khó khăn nhưng lại không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.
Vậy thế nào là trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình và chúng ta phải làm như thế nào?”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đúng vậy , gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho ta , họ không bao giờ bỏ ta khi ta gặp hoạn nạn .Vì thế , ngoài nghĩ cho bản thân thì chúng ta cũng nên nghĩ đến gia đình , đến những người thân yêu của chúng ta.
Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là nghĩa vụ mà nó còn thể hiện ở ý thức của mỗi người. chúng ta phải biết quan tâm hơn với gia đình. Tuy chỉ là một hành động nhỏ đối với bạn nhưng đôi khi đối với những người thân thì nó thực sự rất có ý nghĩa.
Chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình qua nhiều hành động khác nhau. Nhưng hành động thể hiện sự yêu thương có lẽ là sẽ làm cho gia đình bạn trở nên hạnh phúc nhất. Khi còn là một đứa trẻ, có lẽ bạn sẽ chưa hiểu rõ được những điều mà cha mẹ bạn dành cho bạn, nhưng một khi sau này đã có gia đình, có con thì bạn sẽ hiểu được tại sao cha mẹ mình lại có thể hy sinh nhiều như vậy. Ở nhà, đôi khi những công việc như quét nhà, nấu cơm, rửa chén… la`những công việc tưởng chừng là những việc đơn giản mà chỉ có mẹ làm, nhưng không, nó còn có thể dành cho bạn đấy. Hãy dành chút thời gian để phụ giúp cho mẹ, việc làm đó không lấy nhiều thời gian của bạn lắm đâu nhưng nó lại làm cho mẹ cảm thấy hạnh phúc và tự hào hơn về bạn. Cha mẹ không đòi hỏi chúng ta phải phụ giúp hay yêu thương họ. Họ chỉ mong chúng ta học hành thật tốt mà thôi. Chính vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải cố gắng học thật tốt để làm cho cha mẹ cảm thấy thật hạnh phúc, thật vui. Đó cũng là cách thể hiện sự đền đáp công ơn bao tháng ngày cơ cực nuôi dưỡng ta. Hãy thể hiện sự yêu thương của bạn đối với gia đình khi còn có thể. Đừng để bạn phải hối tiếc về những gì đã làm. Cha mẹ không thể sống đời với chúng ta vì thế hãy quan tâm cha mẹ hơn khi họ còn ở bên cạnh bạn.
Nói tóm lại, chúng ta phải hoàn thành bổn phận với gia đình một cách tốt nhất. Bạn đừng bao giờ hỏi rằng:” Gia đình đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi rằng bạn đã làm được gì cho gia đình chưa?”. Đó cũng chính là điều mà tôi muốn gửi đến các bạn để các bạn có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình với gia đình.
Câu 2:
Cha mẹ là người có công lao lớn sinh thành và chăm sóc chúng ta lớn lên từng ngày. Có lẽ đúng như câu nói trên đã từng nói: “ Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất. Nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung nhất của loài người”.
Tình cảm đó là sự rung động xuất phát từ bên trong trái tim và đặc biệt tình cảm giữa cha mẹ và con cái được xem là tình cảm tự nhiên và chân thành nhất. Tình cảm ruột thịt lúc nào cũng là tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng nhất. Đúng như dân ta đã có câu: “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Quả đúng như thế tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, nó không phải là một tình cảm được sắp đặt mà nó là tình cảm tự đến, tự có và chân thành nhất. Cha mẹ là người đã sinh thành ra chúng ta, nuôi nấng chúng ta mỗi ngày để trở thành một con người có ích cho xã hội, tình cảm đó của con người rất đáng được trân trọng, yêu thương và nó thể hiện một cảm xúc riêng đặc biệt đáng được trân trọng, tình cảm đó là thể hiện sự yêu thương và mang nặng tình mẫu, phụ tử.
Con cái và cha mẹ là có mối duyên phận với nhau, tạo hóa đã sinh ra con người và rồi con người lại kết duyên cùng nhau để sinh thành ra những đứa trẻ, những tình cảm đó thể hiện sự chân thành, yêu thương và một cái duyên lớn trong cuộc sống. Cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, bởi một giọt máu đào mà cha mẹ đã mang thai chín tháng mười ngày để đẻ con ra là một tình cảm đặc biệt quan trọng và yêu thương nhất của tất cả mọi người, chính vì thế chúng ta không thể phủ nhận một điều là tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm thiêng liêng, đáng quý và là tình cảm đáng được giữ gìn, ngợi khen và quý trọng nhiều nhất.
Mỗi chúng ta cần phải biết từng ngày từng giờ trân trọng và yêu thương người đã sinh thành và nuôi nấng chúng ta mỗi ngày, nhờ có cha mẹ mà chúng ta lớn lên, biết quý trọng và biết ơn công lao mà cha mẹ đã sinh ra chúng ta. Phải làm những điều mà cho cha mẹ được vui lòng, sống hiếu thảo, là người con có hiếu cho gia đình và là một người có ích cho xã hội này. Mỗi chúng ta đều phải biết yêu thương, quý trọng người đã sinh thành ra mình.
Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, da diết, đó là tình cảm ruột thịt, máu mủ ruột già, không ai có thể sánh và quan trọng như cha mẹ của mình, bởi lẽ cha mẹ là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Ngày nay khi đi ra ngoài xã hội, rời xa vòng tay che chắn của cha mẹ chúng ta thấy cuộc đời này đáng chứa tran rất nhiều điều kì lạ, bởi trước đây cha mẹ còn đang bao bọc và bảo vệ chúng ta mỗi ngày chính vì thế, mỗi ngày chúng ta cần phải sống thật có ý nghĩa, làm những việc làm để cha mẹ được vui lòng.
Luôn biết yêu thương quý trọng tình cảm mà cha mẹ đã dành cho con cái, cha mẹ có thể làm bất cứ mọi điều, có thể hy sinh bản thân mình để làm cho cái của mình được vui, đó là những nghĩa cử cao đẹp mà cha mẹ luôn luôn làm cho con cái của mình.
Mỗi ngày chúng ta đang được được sống, được cảm nhận cuộc sống đó là mỗi ngày chúng ta cần phải biết ơn và sống đúng đắn để không phụ lòng công ơn chăm sóc, dưỡng dục mà cha mẹ đã để lại cho mỗi con người.
Tình cảm giữa con cái và cha mẹ cũng do duyên phận, duyên phận đã đưa những người con trở thành con gái, con trai của cha mẹ, những người đã phải mang nặng đẻ đau, nuôi con từng ngày, lo cho con từng miếng cơm giấc ngủ. Người luôn làm mọi điều để cho con được hưởng những điều tốt nhất của cuộc sống, cha mẹ luôn dăn dạy để chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Cha mẹ là động lực là niềm vui và là món quà tinh thần to lớn mà tạo hóa đã đem lại cho chúng ta.
Chính vì thế mỗi ngày đang được sống bên cha mẹ là những ngày hạnh phúc, chúng ta cần phải biết coi trọng, giữ gìn và phát triển tình cảm đó một cách chân thành nhất. Cha mẹ và con cái thường là những người gần gũi, họ có thể chia sẻ cho nhau mọi điều trong cuộc sống, cha mẹ là người có thể cho con rất nhiều điều mà trong cuộc sống không phải ai cũng cho mình được những điều đó.
Mỗi chúng ta cần phải biết coi trọng và giữ gìn tình mẫu tử của mình, bởi tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và rất đáng được trân trọng, mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn và yêu thương cha mẹ của mình.
đề 1
Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ
đề 2Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ.Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau.Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được.Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thit của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà…. Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó.Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“…
Em có suy nghĩ gì về vượn mẹ trong câu chuyện''Người đi săn và con vượn''. Nhanh giùm mik nha
Tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con muốn con ko bị đói vượn mẹ đã vắt những giọt sữa lên một chiếc là cho vượn con , cho thấy câu chuyện trên là tình cảm của người mẹ luôn chăm sóc và bảo vệ con
Tích cho mk nha
Tôi đã từng nghe được ở đâu đó câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà ở nơi không có tình thương”, con người sinh ra để yêu thương, tương trợ nhau cùng phát triển, nhưng một khi cuộc sống không còn những tình nghĩa, yêu thương, tồn tại độc lập như một loại bản năng thì cuộc sống lúc đó trở nên vô cùng đang sợ, và không còn đúng nghĩa với cuộc sống của con người mà nó dần trở về với cuộc sống của loài vật. Khi biết yêu thương, ta sẽ nhận ra ý nghĩa của sự tồn tại, niềm vui của cuộc sống thực sự. Và ngược lại sự vô cảm sẽ làm con người trở nên lạnh lùng, sống ích kỉ, tư lợi cho bản thân và không màng đến sự tồn tại của những cá thể khác. Đó không phải cuộc sống đúng nghĩa. Câu chuyện Người đi săn và con vượn nói về một người thợ săn nhẫn tâm, lạnh lùng nhưng cuối cùng, chứng kiến cảnh tượng cảm động của vượn mẹ dành cho vượn con thì phần tình cảm yếu mềm nhất trong người bác ta sống dậy, thức tỉnh hành động của bác để từ đó bác trở thành một con người hoàn toàn khác trước kia.
Câu chuyện Người thợ săn và con vượn là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm của những con vật, đồng thời chính tình thương yêu ở những loài vật mà ta luôn nghĩ chúng sống theo bản năng, thú tính ấy đã đánh thức lương tri ở một con người, khơi dậy ở anh ta những tình cảm yêu thương chân chính mà lâu nay đã bị lãng quên, bị sụ vô cảm xâm lấn. Câu chuyện Người thợ săn và con vượn nói về một người thợ săn có tài săn bắn, bác ta luôn tự tin vào tài năng bắn tên của mình, những con vật nào vô tình lọt vào tầm nhìn của bác ta thì đều không có cơ hội để trở về.
Một hôm, người thợ săn vào rừng săn bắn thì bắt gặp một con vượn mẹ màu xám đang ngồi ôm con trên phiến đá, không mảy may suy nghĩ, bác ta rút cung tên ra khỏi ống, bắn mũi tên vào trúng tim của vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên rồi nhìn người thợ săn, tay vẫn ôm chặt lấy đứa con đang say ngủ, mắt nhìn về phía người thợ săn đầy oán hận. Vượn mẹ từ từ buông vượn con đặt nó xuống phiến đá, vơ lấy nắm lá nhai dập rồi vắt sữa vào, đặt lên miệng của vượn con đang ngủ. Lúc ấy nó mới đưa tay rút mũi tên ra khỏi ngực, và gục xuống mặt đất, cả khi ngã xuống thì vượn mẹ cũng không rời vượn con một khắc, ánh mắt ôn nhu đầy thương yêu lại chứa những tia xót xa.
Chứng kiến toàn bộ sự việc, người thợ săn cảm động trước tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con, luyến tiếc nhìn con rồi ra đi trong đau đớn, bác ta đã khóc, khóc vì mình vừa gây ra một hành động nhẫn tâm nhất, cướp đi sự sống của một con vật, chia rẽ tình mẹ con giữa chúng. Cũng từ đó, người thợ săn bỏ nghề, không còn đi săn nữa. Vượn mẹ tuy chết nhưng cái chết ấy lại mang lại sự sống cho đứa con, cứu sống bao nhiêu sinh vật vô tội khỏi những mũi tên lạnh lùng, độc ác.
Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn
Câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho ta nhiều suy nghĩ khắc khoải, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, suy nghĩ về sự thức tỉnh lương tri của một con người. Trước hết, câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho người đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, càng đặc biệt hơn không phải là xuất phát từ những con người mà lại từ những con vật mà trước nay ta vẫn cho rằng chúng không có cảm xúc, suy nghĩ như con người. Ngay từ hình ảnh đầu tiên, vượn mẹ ngồi ôm vượn con trên phiến đá đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp của vượn mẹ dành cho vượn con.
Khi bị người thợ săn bắn trúng tim, vượn mẹ giật mình nhìn mũi tên rồi lại đưa mắt nhìn người thợ săn đầy ai oán, bởi nó biết được mình không thể sống sót, nhìn đứa con nhỏ của mình càng không lỡ rời xa. Nhưng nó không hề tuyệt vọng, dù biết mình sẽ chết nhưng vẫn nuôi hi vọng con mình sẽ may mắn sống sót. Nhẹ nhàng đặt con xuống phiến đá, phần là sợ con giật mình tỉnh giấc, phần sợ khi nó tỉnh lại thì rất có thể sẽ bị một mũi tên từ người thợ săn bắn chết. Vượn mẹ sợ sau khi mình đi rồi vượn con sẽ bị đói, vì vậy mà nó đã lấy nắm cây nhai dập, vắt sữa vào nắm lá cây ấy rồi đặt lên miệng con. Đến khi đã chuẩn bị xong tất cả, vượn mẹ mới rút mũi tên ra khỏi ngực và gục chết bên cạnh con.
Tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã làm cảm động một con người vốn lạnh lùng, vô cảm như người thợ săn, lần đầy tiên trong đời bác ta biết thế nào là hối hận, bởi bác ta thấy ngay cả ở những con vật còn dành cho nhau những tình cảm ấm áp như vậy, còn mình mang tiếng con người những lại dùng sức mạnh gieo giắc những khổ đau cho chúng. Nhưng sự hi sinh của vượn mẹ không hề vô ích, bởi chính những tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã đánh thức phần lương tri vốn ngủ quên trong con người bác thợ săn, khiến cho bác ta hối hận, không còn làm nghề săn bắt nhẫn tâm ấy nữa, vì vậy mà không những vượn con mà rất nhiều loài động vật trong rừng cũng thoát khỏi cái chết đau đớn.
Câu chuyện về mẹ con loài vượn nhưng lại mang đến xúc động đến cho những độc giả, bởi từ những hình ảnh quan tâm, tình cảm vượn mẹ dành cho con khiến người đọc vô thức nghĩ đến mẹ của chính mình. Biết sự so sánh như vậy ở đây là khập khiễng nhưng ta không thể phủ nhận một điều, đó là dù con người hay con vật thì chúng có tình cảm, đặc biệt là tình mẫu tử, vì dù đánh đổi mạng sống của chính mình thì chúng cũng muốn dành cơ hội sống lại cho những đứa con.
Người thợ săn ở đây vừa đáng thương lại vừa đáng trách, đáng trách bởi bác ta đã quá nhẫn tâm, người thợ săn lấy việc hủy hoại sự sống của những con vật vô tội làm thú vui, trước vượn mẹ thì cũng đã có rất nhiều con vật chết dưới mũi tên của bác ta. Cuộc sống giết chóc hàng ngày đã làm cho người đàn ông ấy chai lì với những cảm xúc, để có giết những con vật vô tội thì bác ta đơn giản coi đó là chiến lợi phẩm. Chỉ khi được vượn mẹ đánh thức phần lương tri ngủ quên thì những tình cảm thương yêu mới sống dậy, biết hối hận trước những hành động nhẫn tâm mình gây ra chính là lúc bác ta được cảm hóa. Nhưng khi ấy bác ta cũng trở nên đáng thương, bởi từ lúc ấy đến cuối cuộc đời bác ta sẽ sống với sự hối hận khủng khiếp.
Câu chuyện là bài học đánh thức ta khỏi những u mê của cuộc sống hiện đại. Cuộc sống càng phát triển thì khoảng cách giữa con người với con người vô tình bị kéo dãn ra xa nhau hơn, con người dần khép kín mình, sống vì mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, hình thành nên một tính cách tiêu cực, đó chính là sự vô cảm, nghĩa là con người sống nhưng không còn những yêu thương, họ vô tâm với những thứ xung quanh, đó chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa con người và con người. Đó không chỉ là thực trạng giữa một, hai cá nhân mà là thực trạng chung của một bộ phận người trong xã hội ngày nay.
Họ sống ích kỉ, vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng dẫm đạp lên người khác, vô cảm với mọi thứ. Ta có thể thấy báo đài trong thời gian gần đây đưa tin rất nhiều về những vụ giết người tàn nhẫn, dã man chỉ vì tiền, con giết cha mẹ bị cha mẹ không cho tiền chơi game, rồi trộm cướp tài sản phi pháp diễn ra ngày càng nhiều. Hay sự vô cảm trước con người thể hiện qua sự vô tâm như những người gặp nạn trên đường cần giúp đỡ nhưng những người xung quanh không những không giúp mà còn bình tĩnh chụp ảnh đăng lên facebook, hay hôi của, hôi tài sản.
Những hành động vô cảm trong xã hội ngày nay đang trở nên đáng báo động, nó làm cho con người trở nên vô tình, lạnh lùng và khi đó trở thành thực trạng của cả xã hội thì cuộc sống của con người sẽ mất đi hết ý nghĩa của sự tồn tại, lúc ấy con người sống bản năng không hơn không kém những loài vật. Vì vậy, ngay từ bây giờ con người hãy sống thương yêu, sẻ chia giúp đỡ những người xung quanh để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.