Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh Sakura
Xem chi tiết
công chúa bí ẩn
7 tháng 4 2018 lúc 20:49

ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cái

Bình luận (0)
Quỳnh Anh Sakura
2 tháng 4 2018 lúc 13:02
Giúp mình nha iu các bạn
Bình luận (0)
Quỳnh Anh Sakura
8 tháng 7 2018 lúc 22:55

Thank bn iu kks :3

Bình luận (0)
6A HTK Gia Huy
Xem chi tiết
6A HTK Gia Huy
4 tháng 12 2021 lúc 14:27

Ai giúp tôi vs ;((

 

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
4 tháng 12 2021 lúc 14:28

Tham khảo

Khi so sánh công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ. Trước hết, cha mẹ có công sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có con cái.

Bình luận (0)
Lysr
4 tháng 12 2021 lúc 14:30

Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.

TK:D

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
4 tháng 1 2017 lúc 8:18

Đáp án A

Bình luận (0)
Đặng Ngân Khánh
4 tháng 8 2021 lúc 16:31

 là b nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đình Việt
25 tháng 11 2021 lúc 19:54

A + B NHA BẠN

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
4 tháng 5 2017 lúc 17:21

Đáp án A

Bình luận (0)
Khang 12.Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
phạm thị mai anh
Xem chi tiết
Phùng Thị Thanh Huyền
4 tháng 8 2017 lúc 16:38

so sánh

Bình luận (0)
Tên mk là thiên hương yê...
4 tháng 8 2017 lúc 16:39

bạn ơi đây alf diễn đàn toán chứ k phải là h đâu mà muốn đăng môn j thì đăng đâu!

Bình luận (0)
Ngọc Moon
31 tháng 5 2019 lúc 16:15

@Tên mk là thiên hương yêu dấu

Bạn nên nhớ đây là trang học về 3 môn chính Toán Văn Anh.( có thể hỏi thêm vài môn khác)

Và bạn @ phạm thị mai anh có quyền để hỏi các câu hỏi về môn Văn!

Bạn không có quyền để bắt bạn ấy ko đc hỏi các câu hỏi môn khác!!!

Chúc Mai Anh có kỳ nghỉ hè vui vẻ và học tốt trong năm sau nha!!!^^

Bình luận (0)
Thanh Thúy Đặng Thị
Xem chi tiết

Tham khảo

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bình luận (0)
Thanh Thúy Đặng Thị
14 tháng 10 2021 lúc 22:11

cảm ơn

 

Bình luận (0)
nguyen minh hieu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Nhung
15 tháng 3 2018 lúc 19:56

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



 

Bình luận (0)
nguyen minh hieu
15 tháng 3 2018 lúc 19:57

chép mạng ko vậy bn

Bình luận (0)
Nguyễn Vân Anh
15 tháng 3 2018 lúc 20:04

Không chỉ mang đến cho chúng ta sự sống mà còn hết lòng chăm sóc, quan tâm, thậm chí còn có thể hi sinh cả cuộc đời chỉ mong chúng ta khôn lớn. Tấm lòng bao la, tình cảm thiêng liêng đó chỉ có thể là của những bậc sinh thành, những con người vĩ đại nhất trên đời. Nói về tình cảm thiêng liêng, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái, ca dao Việt Nam cũng có một bài rất hay mà không kém phần cảm động: Công cha nhưu núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đã có rất nhiều những bài ca doa hay nói về sự thiêng liêng của tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình phụ tử bao la, rộng lớn. Nhưng nói về công lao của bậc sinh thành thì khó có thể có một bài ca dao nào phản ánh được chân thực, sâu sắc và cảm động như bài ca dao:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao này là sự khẳng định công lao to lớn, trời bể của các bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Đó là tình cảm được trao đi vô tư, không cần nhận lại, là thứ tình cảm chân thành mà tự nguyện nhất trong cuộc đời. Bài ca dao này trước hết đề cập đến công lao to lớn của người cha, người đứng đầu của gia đình, người luôn bươn chải, vất vả với cuộc sống để tạo thành trụ cột vững chắc của gia đình, điểm tựa vững chắc không cho vợ, cho con: “Công cha như núi thái sơn”. Để nói về công lao của người cha, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh của ngọn Thái Sơn, đó là một ngọn núi cao mà người ta không thể nhìn thấy đỉnh.

Tình cha cũng vậy, cao lớn, vẹn đầy mà không có điểm dừng, có thấy điểm bắt đầu nhưng không thể thấy điểm kết thúc. Có thể thấy các tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo, cũng như sâu sắc khi lựa chọn những biểu tượng nói về tình cha, tình mẹ. Nói về tình phụ tử, các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh của ngọn thái sơn, hình ảnh này mang đầy ý nghĩa, ngọn thái sơn cao lớn, vững chắc như chính vai trò của người cha trong gia đình của mình, bao giờ cũng là người mạnh mẽ nhất, quyết đoán nhất. Không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn là người đáng tin cậy nhất. Ngọn thái sơn tuy cao lớn đấy, tức tình cảm của cha dành cho những đứa con của mình cũng là vô hạn, không thể đong, không thể đếm.Nhưng lúc nào ngọn núi ấy cũng lặng lẽ, cũng thâm trầm. Tương ứng với nó đó chính là tình cảm của người cha, tuy vẹn tròn, da diết nhưng lại luôn lặng thầm, không ồn ào, không thể hiện nhiều ra bên ngoài. Người cha thường là những người rất ít khi nói những lời yêu thương với con cái của mình, đôi khi còn có sự nghiêm khắc, cứng rắn đối với những lỗi lầm của con. Nhưng bên trong cái vỏ bọc mạnh mẽ, nghiêm khắc đấy là tình cha đầy bao la, ấp áp. Vì vậy mà nếu như không quan tâm hay không dùng trái tim để cảm nhận thì ta khó có thể cảm nhận hết sự vĩ đại của tình cha.

Nếu ở người cha là sự vĩ đại nhưng lặng thầm thì tình cảm của mẹ lại mềm mại, êm ái dạt dào như nước chảy từ nguồn: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Như đã nói, các tác giả dân gian rất dụng ý khi sử dụng những hình ảnh để miêu tả. Nếu như tình cảm của người cha thâm trầm, mạnh mẽ như đá núi thì tình nghĩa của người mẹ là vô cùng dạt dào, vô cùng đủ đầy, lúc nào cũng da diết, khắc khoải như nước chảy ra từ nguồn. “Nước trong nguồn chảy ra” là nguồn nước trong sạch nhất, mát mẻ nhất. Đặt câu ca dao trong mối quan hệ với tình mẹ ta có thể hiểu, tình cảm của mẹ dành cho con luôn là thứ tình cảm dạt dào nhất, ấp áp và chân thành nhất, vì nó xuất phát từ chính trái tim rộng lượng, yêu thương của người mẹ ấy.

Nếu người cha luôn là người mạnh mẽ, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái thì mẹ lại ngược lại, người mẹ luôn sống tình cảm hơn và thứ tình cảm ấy luôn được thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài, nó không quá mạnh mẽ, không quá ồn ào nhưng lúc nào cũng êm ái, dịu mát, lúc nào cũng khác khoải, hiển hiện. So với cha thì tình cảm của mẹ dễ nhận biết, dễ cảm nhận hơn, nếu cha biểu hiện ra bằng hành động thì mẹ biểu hiện ra bằng lời nói, bằng hành động ân cần, quan tâm chăm sóc cho những đứa con của mình. Nói lên công lao to lớn của bậc sinh thành ấy, các tác giả dân gian như muốn nhắc nhở chúng ta sao cho phải đạo hiếu, phải có ý thức đáp đền công lao trời bể ấy.

“Một lòng thờ mẹ kính cha”, là người con cần luôn yêu thương, kính trọng, biết ơn công lao sinh thành của bố mẹ, bởi để sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta không hề là một công việc dễ dàng, nếu những hi sinh về vật chất là một thì những hi sinh thầm lặng về tinh thần, về những tình cảm đã trao gửi nơi ta là mười. Vì vậy, chỉ có thật lòng báo đáp, dùng tình cảm để đáp đền thì mới xứng đáng là đạo làm con, phải “thờ mẹ”, “kính cha”. Cũng như sự vô tư, chân thành của tình cảm to lớn cha mẹ dành cho chúng ta thì khi báo đáp cũng phải xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, tự nhiên nhất, bởi cái bố mẹ muốn nhận ở chúng ta không phải thứ vật chất tầm thường mà ở tấm lòng hiếu nghĩa: “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bài ca dao vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được sâu sắc công lao của cha, tình cảm của mẹ cũng như là lời nhắc nhở đầy chân thành đến những người con, rằng hãy nhận thức được công lao to lớn ấy, hãy báo đáp, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa với bậc sinh thành của mình. Bài ca dao cũng đánh động đến tình cảm gia đình của mỗi người nghe, người đọc.

~ chuk bn hok giỏi ~

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Cẩm	Hà
29 tháng 7 2023 lúc 14:32

Biện pháp so sánh trong câu trên để thể hiện sự yêu thương bao la của ba mẹ dành cho con cái

Bình luận (0)