Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 22:08

a/ Thuận lợi:

– Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển

– Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.

– Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

– Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).

-Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…

– Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.

– Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.

– Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

– Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó

– Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.

b/ Khó khăn:

– Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…

– Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

– Mức sống của người dân còn thấp.

– Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.

– Mạng lưới CN còn mỏng.

– GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Đỗ Ngọc Diệp
7 tháng 12 2018 lúc 16:51

Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.


Lamini
Xem chi tiết
Sad boy
28 tháng 6 2021 lúc 9:09

THAM KHẢO

 

 

 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

 



 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 10:27

Quy mô và sự gia tăng dân số:

- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

- Tác động:

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

Rinah Senpai
Xem chi tiết
phan quỳnh như
Xem chi tiết
Nguyễn văn việt
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 12:42

a) Khái quát chung

- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Ngh An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2 (chiếm 15,6% diện tích c nước).

b) Thuận lợi

* Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác trong nước và với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Nhờ vị trí giáp biển nên Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

+ Có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, trong đó lớn nhất là đồng Thanh Hóa (2900km2).

+ Các đồng bằng có nguồn gốc sông - biển, đất cát pha là chủ yếu, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), cây thực phẩm, cây ăn quả,...

+ Đất feralit trên đá badan tuy có diện tích không lớn, nhưng khá màu mỡ, phân bố rải rác ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,...), thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,...

+ Đất feralit trên các loại đá khác phân b khắp vùng đồi núi thuận lợi để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, vì thế ở đây có thể trồng cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Tài nguyên nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Các h thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối Bang (Quảng Bình).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Có các vườn quốc gia: Bốn Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).

- Tài nguyên khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sán có giá trị như crômit C Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Ngh An).

- Tài nguyên biển:

+ Nguồn hải sản: có nhiều bãi tôm, bãi cá, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế),...

+ Có các bãi tắm nổi liếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), đã du hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số khá đông 10,6 triệu người (năm 2006), nên nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào. Các cng biển quan trọng của vùng là Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Các sân hay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) với năng lực vận chuyển ngày càng lớn.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Sự hình và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

c) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

nattly
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 1 2022 lúc 6:57

Trongs ản xuất nông nghiệp có sự tác động của 4 nhân tố KT-XH:

 

- Dân cư và lao động:

+ Đông, tăng nhanh tạo ra lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất – kỷ thuật: Ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy SX nông nghiệp, gồm:

+ Hệ thống thủy lợi ( lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt (lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi (lấy ví dụ).

+ Các cơ sở vật chất kỷ thuật khác.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Những chính sách này do Đảng và Nhà nước đề ra là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên trong sản xuất. Ví dụ: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…vv.

- Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường luôn được mở rộng thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, thị trường còn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp nước ta.

Trong sản xuất nông nghiệp có sự tác động của 4 nhân tố KT-XH:

 

- Dân cư và lao động:

+ Đông, tăng nhanh tạo ra lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất – kỷ thuật: Ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy SX nông nghiệp, gồm:

+ Hệ thống thủy lợi ( lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt (lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi (lấy ví dụ).

+ Các cơ sở vật chất kỷ thuật khác.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Những chính sách này do Đảng và Nhà nước đề ra là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên trong sản xuất. Ví dụ: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…vv.

- Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường luôn được mở rộng thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, thị trường còn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp nước ta.

Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
1 tháng 3 2016 lúc 15:04

+ Nhân tố tự nhiên:

-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.

- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.       

- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.

+ Nhân tố kinh tế xã hội:

- Dân cư và lao động:  Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

 

cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 14:50

+ Nhân tố tự nhiên: -Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. - Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. + Nhân tố kinh tế xã hội: - Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. - Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh. - Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. - Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.