Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kinomoto sakura
Xem chi tiết
Triet Nguyen
4 tháng 4 2016 lúc 11:49

anh đây

Đôi Mắt Biết Nói
4 tháng 4 2016 lúc 11:52

mik nè mik lớp 9 rồi bạn mik thì gia sư lúc nào cũng dc

Akame
4 tháng 4 2016 lúc 12:01
Chị học lop 6, van con nho nhieu bai lop 5 lam
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 8 2016 lúc 16:04

Soạn bài phò giá về kinh của Trần Quang Khải

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm : - Số câu : 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)

- Số câu : 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.

Câu 2. 

- Sự khác nhau giữa hai câu đầu và hai câu sau : Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về khát vọng hòa bình.

- Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm. Biểu ý :

+ Hai câu đầu : Hào khí chiến thắng. Hai câu đầu  kể về hai chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức… chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

Đoạn, Cầm là động từ biểu thị hành động mạnh mẽ dứt khoát, ‘Đoạt’’ : cướp – cướp vũ khí ngay trên tay giặc, ‘cầm’’ : bắt – bắt sống giặc ngay giữa trận tiền. Có hành động nào mạnh hơn, hùng hơn, đẹp hơn thế ?

+ Hai câu sau : khát vọng hòa bình.

Tu trí lực : tu dưỡng tài năng, trí tuệ - bồi dưỡng và rèn luyện sức lực đó là hai yếu tố tiên quyết của một con người và của một dân tộc muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình.

Đây là lời tự dặn mình của vị Thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với toàn thể quân dân : Chúng ta khôn được phép ngủ quên trong chiến thắng = > tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo.

Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững muôn đời – không chỉ là khát vọng của một người mà là khát vọng, quyết tâm của cả dân tộc.

Biểu cảm :

- Bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội lẫy lừng.

- Niềm tin, niềm thương yêu lo lắng đến khôn cùng cho đất nước của Thượng tướng tài ba.

- Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

Câu 3. 

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

II. Luyện tập

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần ?

- Cách nói của bài thơ :

+ Bài thơ rất cô đọng, hàm súc, chỉ có 20 chữ, nhưng đã đề cập hai vấn đề trọng đại của đất nước : Thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình…

+ Bài thơ không sử dụng một biện pháp hoa mĩ nào, chỉ có lời nói giản dị, chân thành nhưng chắc nịch, mạnh mẽ và rắn rỏi.

- Bài thơ và hào khí thời Trần.

+ Bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm (Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, khảng khái trả lời : ‘Ta thà làm ma nước Nam chữ không thèm làm vua đất Bắc’’. Binh lính khắc lên tay hai chữ : Sát Thát. Cậu bé Trần Quốc Toản nghe chuyện giặc tàn phá – căm giận bóp nát quả cam. Các bô lão hội nghị Diên Hồng đồng thanh hô vang : Đánh và Trần Thủ Độ và quyết tâm : ‘Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ cứ an lòng’’).

+ Đông An là chiết tự tên họ Trần gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự.

nguyễn thị minh ánh
23 tháng 9 2016 lúc 17:43

  Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? Cách giao vần ?

Thể thơ ngũ ngôn tứ nguyệt Đường luận , giao vần bằng trắc.

  Câu 2: Nội dung biểu đạt ở hai câu đầu và hai câu sau khác nhau như thế nào ? Nhận xét cách biểu ý, biểu cảm ?

- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chông quân Mông - Nguyên xâm lược .

- Hai câu sau là lời động viên xây dựng , phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời thể hiện sự bền vững muôn đời của đất nước.

- Cách nói rõ ràng không hoa mĩ, cảm xúc được kìm nén trong ý tưởng.

                              Mink xin lỗi mink đang bận gianroi

Tú Linh
Xem chi tiết
Trần Khởi My
9 tháng 12 2016 lúc 20:24

1 Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội. - Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả. + Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mị ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội. + Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc. Câu 2. - Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau: + Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên. + Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội. + Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng. - Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả. Câu 3. a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội. - Cảnh sắc của đất trời. + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước. + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào. + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng. - Cảnh xuân tron người. + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên. + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường. + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan. = > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam. b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến. - Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… - Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. - Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó. = > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm. c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu. - Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân. - Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lân trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân. Câu 4. a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên say ngày rằm tháng giêng. Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người. - Cảnh sắc thiên nhiên. + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn. + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng. - Không khí sinh hoạt. + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống. + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. = > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó. b. Ngòi bút tác giả. - Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm sâu lắng. - Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế. - Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt. Câu 5. Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên cơ sở những ý sau đây: - Mùa xuân xây mộng ước mơ - Mùa xuân tràn đầy sức sống - Mùa xuân đằm thắm yêu thương - Mùa xuân đoàn tụ sum vầy - Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.
 

Đỗ Gia Ngọc
9 tháng 12 2016 lúc 20:33

Soạn bài: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:

Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc

Câu 3:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

Câu 4:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Cảnh sắc thiên nhiên:

Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

chúc bạn học tốt

Minh Thư
10 tháng 12 2016 lúc 12:40
Câu 1:- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.+Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mị ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.Câu 2:- Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau:+ Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên.+ Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.+ Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng.- Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.Câu 3:a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.- Cảnh sắc của đất trời.+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.+Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.- Cảnh xuân tron người.+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.= > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.b. Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn…- Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.- Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó. = > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.c. Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu.- Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân.- Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lân trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân.Câu 4.a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên say ngày rằm tháng giêng. Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người.- Cảnh sắc thiên nhiên.+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.- Không khí sinh hoạt.+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.= > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.b. Ngòi bút tác giả.- Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm sâu lắng.- Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế.- Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.Câu 5:Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên cơ sở những ý sau đây:-Mùa xuân xây mộng ước mơ - Mùa xuân tràn đầy sức sống - Mùa xuân đằm thắm yêu thương - Mùa xuân đoàn tụ sum vầy - Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Ngố ngây ngô
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
29 tháng 3 2022 lúc 20:03

Câu lạc bộ Radio | Chuyên mục: Radio Văn học| Văn 9 - Mùa xuân nhỏ nhỏ (Thanh Hải) - YouTube

Sơn Mai Thanh Hoàng
29 tháng 3 2022 lúc 20:05

like thứ 2

Sơn Mai Thanh Hoàng
29 tháng 3 2022 lúc 20:06

hay nhưng giọng hơi nhỏ

Hoàng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
19 tháng 12 2016 lúc 16:42

1/ -Hình ảnh: mưa riêu riêu, gió lành lạnh

-Âm thanh: có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng tiếng trống chèo, có những câu hát huê tình

Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương, trên kính dưới nhường

2/ -Mưa xuân làm con người phát điên, ngồi yên không chịu được

-Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc loài nai. Như mầm non cây cối trồi ra thành những chiếc lá li ti

-Tim người dường như trẻ ra

-Như những con vật nằm trốn rét thấy nắng ấm bò ra nhảy nho1ty kiếm ăn

-Người thèm khát được yêu thương

Em đồng cảm với tác giả khi cảm nhận về mùa xuân

3/ Nỗi niềm nhớ thương da diết về quê hương, gia đình, mong thống nhất đất nước, những tình cảm ấy thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên, phố xá, và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội.

Không chắc đâu nhé!!^^

Minh Thư
19 tháng 12 2016 lúc 20:03

Văn bản gợi cho chúng ta thấy sự quan sát tinh tế của tác giả trong mùa xuân Bắc Việt cùng với sự yêu thiên nhiên, cảnh sắc con người với tình yêu tha thiết, nỗi nhớ và niềm tự hào của mùa xuân Bắc Việt gợi lên trong lòng người đọc nói nhắc nhở, yêu thương của quê hương, đất nước để từ đó thất tỉnh với mọi người ý thức sống, sự nâng niu, trân trọng, những điều bình dị của cuộc sống thanh bình.

Mik chỉ có thể giúp bạn cái này thui, còn cái kia thì mik đọc nhưng mà chưa hiểu lắm!

Từ từ rồi mik tra lời sau nha! Xin lỗi!

Hoàng Thị Ngọc Anh
19 tháng 12 2016 lúc 15:39

Mai Phương aNH Linh Phương... các bạn giúp mk làm zớikhocroi

Nguyễn Thị Nhật Liên
Xem chi tiết
Phùng Thảo Trang
19 tháng 12 2016 lúc 19:45

minh thi roi nhung chac j giong nhau

Nhím Tatoo
Xem chi tiết
Kyubi hồ ly chín đuôi
5 tháng 9 2016 lúc 13:51

mình chỉ bạn nè. Bạn vào trang này nè: http://www.van.edu.vn/cam-nhan-cua-em-ve-tuy-but-mua-xuan-cua-toi-cua-vu-bang.html.

Mình không biết đúng yêu cầu của bạn không nhưng có thể nó sẽ giúp được bạn

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ

nhớ k mình nha

Akabane Karma
5 tháng 9 2016 lúc 12:20

bn vào học 24 có đủ các môn

Linh Linh
23 tháng 2 2019 lúc 18:52

Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Băng.

Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.

Trong dòng cảm xúc của Vũ Bằng, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cầu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân lất phất bay

Hoa xoan lớp lớp rụng

Vơi đầy hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay

(Mưa xuân)

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta "sống" lại và "thèm khát yêu thương.

Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.

Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

Không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan quen thuộc, nhà văn còn cảm nhận mùa xuân bằng tất cả những giác quan, những cảm xúc đặc biệt nhất của tâm hồn. Sự cảm nhận ấy được diễn tả bằng những câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm với một loạt các hình ảnh so sánh liên tưởng đầy ấn tượng: "Thú giang hồ" được cảm nhận êm ái nhớ nhung; nhựa sống trong lòng người căng lên được ví như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nầm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; tình cảm gia đình đầm ấm khiến lòng người vui sướng được nhà văn liên tưởng với cảnh không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Con mắt tinh tường của ông đã phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mát; bầu trời không còn đừng đục như màu pha lê mờ, sáng dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang trong trong có những làn sóng hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Cảnh sắc mùa xuân vốn đã đẹp vì mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, đến đây càng đẹp hơn. Đến mức chính tác giả cũng phải thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Mùa xuân ấy lắng động mãi, ngân nga mãi trong lòng người, để hôm nay, xa quê hương, một nỗi niềm như thương quê hương đến cồn cào, da diết cứ dâng lên hoá thành dòng cảm xúc ngọt ngào tươi mát, đằm thấm, dệt nên thiên tuỳ bút kiệt tác này.

Quỳnh như Phan
Xem chi tiết
hưng phúc
10 tháng 11 2021 lúc 15:16
 Liên kết giữa các nguyên tửTổng số nguyên tửSố phân tử
Trước phản ứngoxi và hiđro102
Trong quá trình phản ứngoxi và hiđro62
Sau phản ứngoxi và hiđro62

 

Hoàng Dương
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
10 tháng 9 2016 lúc 17:27

Mk chưa lm bao h nên cx hk bik nx, pn lên mạq xem có ko

Ngô Châu Bảo Oanh
10 tháng 9 2016 lúc 20:50

mk chưa nghe cái zụ này bao jo

có thể bn hỏi ng` thân hoặc bn trai google

Nguyễn Văn Vinh
12 tháng 9 2016 lúc 17:42

Kết quả hình ảnh cho mâm ngũ quả trung thuKết quả hình ảnh cho mâm ngũ quả trung thuKết quả hình ảnh cho mâm ngũ quả trung thuKết quả hình ảnh cho mâm ngũ quả trung thuKết quả hình ảnh cho mâm ngũ quả trung thuKết quả hình ảnh cho những mâm cỗ trung thu đẹp nhất