Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
6 tháng 12 2021 lúc 19:52

Viết sang Anh hay Việt vậy??

ng.nkat ank
6 tháng 12 2021 lúc 19:53

Tham Khảo: 

 

One of my hobbies is listening to music, especially English songs. My hobby started when I was 10 years old . I spend much time on it. I can listening when I am doing my housework such as clean the floor, wash clothes, wash dish…or when I sleep…I love Taylor Swift, Rihana…they are great singers. I can learn English vocabulary when listening to English songs and it also make me feel relaxed.

I think it a good hobby and I will never stop it.

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
6 tháng 12 2021 lúc 19:54

Tham khảo
 A hobby that I enjoy is using the computer. Surfing the internet is what I mostly do whenever I have free time. No one can deny the benefits of the Internet. Information resources are probably the biggest advantage that the Internet offers to people. Internet is a wonderful source of information. All kind of information on any topic is available on the Internet at any time. I love searching for things on Google. It’s a very useful tool from the Internet, we can know everything with just one mouse click. Becoming knowledgeable is also a great benefit of using the Internet. I spend a lot of time on the Internet for reading the news. All latest news is continuously uptodate on the Internet on various news sites. I often visit Enewspaper websites to read hot daily news. I can know everything such as current issues that happen in this world, what happened to our country, celebrities' life, recent fashion, and other news that can enhance my knowledge. I would rather be using the Internet for updating news because it is available everywhere at any time. In conclusion, people increasingly spend their leisure time using the Internet because it is a helpful tool where people can learn new things and keep informed of information around the world. The Internet turns the world into speed generation. As the Internet saves us much time, we can have enough time to do other things. The internet is a marvelous creation in this generation.

Nguyễn Ngọc Mỹ
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
10 tháng 10 2021 lúc 13:12

tham khảo:

Từ nhỏ, em luôn yêu thích những nàng công chúa với mái tóc óng mượt, chiếc váy lộng lẫy, khuôn mặt xinh đẹp. Thế nhưng dần lớn lên, em lại cảm thấy rằng những nàng công chúa ấy chẳng ai xinh đẹp bằng mẹ của em cả. Đặc biệt là khi mẹ mỉm cười.

Mẹ của em là một nhân viên bán hàng ở siêu thị, nên công việc của mẹ luôn rất bận rộn và vất vả. Dù thế, khi nào mẹ cũng luôn nở nụ cười rạng rỡ để chào đón mọi người. Mỗi ngày, khi trở về nhà sau tám tiếng làm việc vất vả, mẹ chẳng được nghỉ ngơi, mà lao vào làm ngay việc nhà, để em có bữa cơm ngon kịp giờ học bài buổi tối. Những lúc ấy, em sẽ ngồi cạnh mẹ, trò chuyện cùng mẹ để mẹ đỡ mệt. Gần đây, khi đã lớn hơn, em còn cùng mẹ làm các công việc nhà nữa. Em nấu cơm, nhặt rau, gấp áo quần, quét nhà… Khi ấy, mẹ em cười rất tươi, đó cũng là nụ cười đẹp nhất của mẹ. Khác hẳn nụ cười công thức lúc ở cửa hàng. Nụ cười ấy đi thẳng vào tâm hồn, trái tim của em. Khiến em cảm thấy lâng lâng vì vui sướng. Những mệt mỏi tự nhiên tan đi hết cả, chỉ để lại nguồn động lực lớn lao để em càng thêm ra sức giúp mẹ làm việc. Nụ cười của mẹ có sức mạnh lớn lao như vậy đấy.

Em đã tự phong cho mình danh hiệu “hiệp sĩ bảo vệ nụ cười của mẹ”. Giống như những chàng hiệp sĩ bảo vệ công chúa trong truyện cổ tích. Em sẽ cố gắng hết sức mình để giữ cho nụ cười luôn hiện hữu trên đôi môi mẹ. Mỗi ngày, em học tập chăm chỉ, không đua đòi hay bắt chước các thói hư tật xấu. Ngoài thời gian vui chơi cùng bạn bè, em dành thời gian ở bên mẹ. Giúp mẹ làm việc nhà, cùng mẹ tâm sự, chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống. Những lần như vậy, mẹ sẽ bảo em nghỉ tay, đi học bài hoặc đi choi cùng bạn đi. Nhưng xuyên qua ánh mắt của mẹ, em hiểu được mẹ thực sự muốn nói điều gì. Mẹ cũng muốn có em ở bên cạnh, cùng mẹ chia sẻ những điều nhỏ bé thôi. Vậy nên, những lúc đó, em sẽ mỉm cười rồi tiếp tục ngồi xuống cạnh mẹ, thủ thỉ, tỉ tê những điều vụn vặt, rồi nằm sà vào lòng mẹ. Sung sướng ngắm nhìn nụ cười hiền từ, dịu dàng trên khuôn mặt mẹ, tưởng như mình bé lại như ngày xưa.

Thời gian trôi nhanh, em đã lớn lên rất nhiều, mẹ cũng theo thời gian mà già đi. Những nếp nhăn trên khóe mắt của mẹ khi mỉm cười lại càng rõ hơn. Mọi thứ đều dần thay đổi. Nhưng em biết chắc một điều rằng, tình yêu của em dành cho nụ cười dịu dàng của mẹ sẽ mãi không thay đổi. Giống như tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý mà mẹ dành cho em vĩnh viễn không phai mờ.

Vũ Ngọc Phương
Xem chi tiết
......
30 tháng 9 2021 lúc 19:57

sn của em vào mùa dịch nên ko tổ chức :P

Khách vãng lai đã xóa
Trang Minh trang
Xem chi tiết
Hoàng Lê Tường Vy
Xem chi tiết
animepham
13 tháng 5 2022 lúc 10:48

 tham khảo***Trong cuộc đời, mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Điều đó có thể khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bản thân tôi cũng đã từng làm được rất nhiều việc tốt.

Tôi vẫn còn nhớ hôm đó là chủ nhật. Khi ấy, tôi cùng các bạn trong xóm rủ nhau đi đá bóng. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ và sôi nổi về trận đấu sắp tới. Cả nhóm đều hy vọng có thể giành chiến thắng trước đội bóng của xóm Đông - một đội bóng rất mạnh trong làng. Cả đội đang rất quyết tâm.

Nhưng khi cả nhóm đang đi gần đến sân bóng, tôi chợt nhìn sang phía bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn rồi mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi.

 

Những người đi dưới đường cũng không ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà cụ. Tôi thấy thế liền chạy tới giúp bà nhặt những quả cam còn đang rơi, xếp cẩn thận vào chiếc túi rồi đưa lại cho bà cụ.

Bà cụ mỉm cười rồi nói với tôi:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm! Cháu quả là một đứa trẻ ngoan ngoãn!

Tôi liền nhanh nhảu hỏi bà cụ:

- Không có gì đâu ạ… Bà ơi, bà đi đâu để cháu đưa bà đi ạ?

Bà cụ trả lời:

- Nhà bà ở bên đường, gần ngay sân bóng kia kìa.

Tôi đang trò chuyện với bà cụ thì thấy cả nhóm bạn của mình chạy lại. Nghe thấy bà cụ trả lời, cả nhóm đồng thanh đáp.

- Vậy ạ? Vậy để chúng cháu đưa bà qua đường ạ!

Tất cả cùng nhau mỉm cười hớn hở. Cả nhóm cùng dắt bà cụ qua đường một cách thật cẩn thận. Trên đường đi, bà cụ còn hỏi han chúng tôi rằng đang đi đâu. Tôi đã đại diện cả nhóm kể lại cho bà về cuộc thi đấu sắp tới. Bà nói rằng những đứa trẻ tốt bụng như chúng tôi chắc chắn sẽ giành được chiến thắng. Chúng tôi càng thêm tự tin hơn về kết quả cuối cả đội.

Sau khi đưa bà về đến nhà, cả nhóm nhanh chóng vào sân bóng. Cũng may vẫn còn thời gian để chuẩn bị trước trận đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuối cùng chúng tôi đã giành chiến thắng với tỉ số 2 - 1. Bàn thắng ấn định chiến thắng do chính tôi ghi công.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi”. Lời ca gửi gắm ý nghĩa về tấm lòng biết sẻ chia trong cuộc sống. Khi làm được việc tốt, chúng ta sẽ nhận lại nhiều thứ quý giá.

Huỳnh Kim Ngân
13 tháng 5 2022 lúc 10:49

Tham khảo

 

Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.

Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.

Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

Na Gaming
13 tháng 5 2022 lúc 10:54

Tham Khảo

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gầm bàn, gầm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Song rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hải chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống gióng giả vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuôn mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được. Chính bạn Ánh đã giúp em đấy ạ!

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi. Bạn Hoa tuy không trực nhật nhưng lại rất trung thực. Còn Ánh, em đã rất đúng khi biết giúp đỡ bạn bè. Cả lớp có phải nên học tập bạn Ánh không?

Chúng tôi thi nhau: “Có ạ!” Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng nó thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gặp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

Đàm Đình Đức Dũng
Xem chi tiết
Hoàng Minh Thành
8 tháng 10 2021 lúc 21:39

Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Khánh ngọc
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

     Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
     Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

     Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
     Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

     Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
    Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Hoàng Dương Ngọc Quỳnh
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

Ngày nào tôi bước ngẩn ngơ 
Cổng trường rộn thắm sắc cờ mùa thu. 
Tiếng cười bạn cũ vô tư 
Ngập ngừng nhìn thấy lá thư ngăn bàn. 

Dường như trống ngực vội vàng 
Mở thư đọc thấy đôi hàng chữ nghiêng 
Lời chào anh chị lớp trên 
Rằng ra trường sẽ chẳng quên trường mình. 

Tự nhiên ngơ ngẩn cái nhìn 
Trời xanh mắt nắng đang tìm vòm cây 
Tôi sum họp với bạn bầy 
Mà anh chị phải xa thày, xa cô... 

Mái trường như lớp sóng xô 
Bao năm gối bước học trò sang ngang...

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
28 tháng 9 2018 lúc 20:15
BÀI THƠ: VỀ LẠI TRƯỜNG XƯACon về thăm lại trường xưaCác em áo trắng ngây thơ nói cườiTừ đâu hàng lệ tuôn rơiCon nghe vang vọng nụ cười ngày xưa Con xa ngày ấy đến giờCon xa xa tiếng thầy cô giảng bàiGiờ về thăm lại trường ơiTóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu Xây bao nhiêu những nhịp cầuGiờ đây cô cũng mái đầu pha sươngCô thầy là những tấm gươngHướng cho tuổi trẻ con đường mình đi. 

 BÀI THƠ: VỀ THĂM THẦY TÔI

Tôi về thăm mái trường xưaThời gian vọng lại đong đưa tiếng thầyHàng cây đường cũ còn đâyThầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời Nhớ sao lớp học chỗ ngồiChia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưaÀ ơi câu hát chiều mưaÀ ơi bài giảng sớm trưa say nồng Cả đời đưa sáo sang sôngThầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều"Lời thầy chan chứa tin yêuLòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!" BÀI THƠ: HOÀI NIỆM ÁO TRẮNG NGÀY XƯA 

                                                                           Thả trôi cánh phượng ngày hè

Trên cành khản giọng con ve kêu buồnNgày xưa mơ ước chuồn chuồnTiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay Thòm thèm những túi ô maiHọc trò đùa cợt tương lai mong chờÁo trắng tung một trời thơBao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng Sân trường còn mãi nắng vàngThầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhungTìm về ký ức bâng khuângBạn bè nhắc nhớ những lần chia tay Màu mực lưu bút dần phaiVọng về bạn cũ trường đây kiếm tìmVỉa hè thánh thót tiếng chimKhát khao cười nói nỗi niềm cố nhân. BÀI THƠ: CÒN ĐÂY HOÀI NIỆMNgoài trời có lá thu rơiCó cơn gió mát thổi vào hồn tôiMang về ký ức xa xôiThuở còn cắp sách đến trường ê, a Yêu sao cô giáo thướt thaĐón em vào lớp - cô là cô tiênDạy em, cô giống mẹ hiềnNắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời Dạy cho em biết nên ngườiKính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ chaGiờ là cô bé cấp baNhững lời cô dạy mãi còn trong tim Biết bao hoài niệm về côGửi vào ký ức lòng em nghẹn ngàoThương cô biết đến nhường nào!Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa Ôi!Trang giáo án ngày xưaHành trang kiến thức cho em vào đờiƠn cô cao tựa biển trờiSáng soi từng bước đường đời em đi.     
Thu Hiền
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 8 2023 lúc 20:34

Sắp bước chân vào lớp 6 em biết rằng mình cần thay đổi và trưởng thành hơn. Không còn là cô bé tiểu học còn nhiều điều bỡ ngờ giờ đã bước vào hành trình mới, em mong muốn rằng mình có thể tiếp tục duy trì thành tích tốt như hồi còn tiểu học. Có vấn đề gì khúc mắc em sẽ tìm thầy cô để được nhận sự giúp đỡ. Bên cạnh đó em sẽ học cách làm việc có kế hoạch hơn, xây dựng thời gian biểu để thực hiện mỗi ngày. Người ta thường nói "Thói quen gặt tính cách, tích cách gặt số phận" nên hằng ngày em sẽ cố gắng tạo dựng một thói quen tốt góp phần để xây dựng kỉ luật cá nhân chặt chẽ hơn. Ngoài ra em cũng sẽ tự học các kĩ năng mềm khác cần thiết cho cuộc sống. Năm học mới em sẽ cố gắng hết sức để bố mẹ không phải bận lòng, thầy cô không cần phải lo lắng. Em sẽ tự hoàn thiện mình từng ngày.

Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 8 2023 lúc 20:35

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu bản thân.

+ Cảm xúc sau khi bản thân nghỉ ngơi vui vẻ sau ba tháng hè, nôn nao được quay trở lại việc học hành.

+ Khi bước vào lớp 6, em có những dự định và mong muốn rất lớn với cha mẹ, thầy cô. Em muốn chia sẻ những ước mơ, kế hoạch của mình để được ủng hộ và giúp đỡ.

Thân đoạn:

- Với cha mẹ: 

+ Em mong muốn có thể trở thành một con người có ích cho xã hội nhờ việc học tập chăm chỉ và đạt thành tích tốt trong học tập.

+ Em hy vọng cha mẹ sẽ luôn đồng hành cùng em, động viên và khuyến khích em không bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong học tập.

+ Ngoài ra, bản thân em thích học thêm nhiều kỹ năng sống ngoài kiến thức trên lớp như quản lý thời gian, có thời gian rảnh làm việc mình thích là vẽ tranh và tự tin bản thân mình thực hiện được ước mơ trong tương lai.

-> Em rất mong cha mẹ sẽ dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với em, giúp em trưởng thành, phát triển bản thân tốt hơn.

- Với thầy cô:

+ Em có dự định rằng sẽ cải thiện điểm số học tập tốt hơn, được thầy cô dạy dỗ tận tâm hơn.

+ ....

Kết đoạn:

- Khép lại, em muốn được tự thấy tự hào về những thành tựu mà em đạt được. Em sẽ cố gắng hết sức để không làm cha mẹ và thầy cô thất vọng. Em tin rằng với sự hỗ trợ động viên của cha mẹ và thầy cô, em chắc mình sẽ có một năm học thành công và đáng nhớ trong lớp 6.

Phan Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
9 tháng 6 2020 lúc 13:33

Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:

1. Bể cá vàng dành cho các cháu. 

Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.

Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.

Khách vãng lai đã xóa
🍀🍧_Nguyễn Minh Hằng_❄...
9 tháng 6 2020 lúc 13:50

 Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?

Khách vãng lai đã xóa
Hồng Trinh
9 tháng 6 2020 lúc 13:51

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:

- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ?

Chú Thuận thưa:

- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ đề lại đấy ạ !

Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ?

Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ?

- Thưa bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.

Bác Hồ mỉm cười:

- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”.Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?

Bác lại hỏi :

- Những cháu kém có nhiều không ?

- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.

- Nhiều là bao nhiêu ?

Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:

- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có vậy, thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên:

- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.

Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:

- Tên cháu là gì ?

- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:

- Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?

- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.

- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?

- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.

- Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?

 - Thưa Bác…ở trong trại khổ cực lắm ạ.

- Khổ cực thế nào ?

- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.

- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?

Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.

Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc...”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.

Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.

Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quẩn áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời.

Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:

- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội...

Rồi bác bảo:

- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?

Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.

Ngày hôm ấy, Bác đã đề lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.

Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.

Khách vãng lai đã xóa