Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 1 2018 lúc 13:25

a. Mô hình cấu tạo vần

b. So sánh

Xứ Nữ Xinh Xắn
Xem chi tiết
DJ Walkzz
2 tháng 5 2016 lúc 7:57

- Người con trai phải mạnh mẽ, dũng cảm.

(Trong đó: Người con trai là chủ ngữ; phải mạnh mẽ, dũng cảm là vị ngữ)

- Các bạn nữ vừa dịu dàng lại biết quan tâm đến mọi người.

(Trong đó: Các bạn nữ là chủ ngữ; vừa dịu dàng lại biết quan tâm đến mọi người là vị ngữ)

 [ Nếu bạn nghi ngại thì mình xin "hơi kiêu" một chút để nói rằng: "Mình là cao thủ văn của lớp mình."]

l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
2 tháng 5 2016 lúc 7:56

Đầu bài ngớ ngẩn
 

THV_ Đứa con của thần Tr...
2 tháng 5 2016 lúc 7:59

đây là wed toán,bạn đừng đăng tiếng việt lên chứ

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 21:57

Câu hỏi:

Phần (3) đoạn trích khẳng định điều gì?

A. Người Việt cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

B. Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của nó

C. Vẻ đẹp của tiếng Việt là vẻ đẹp thanh điệu  

D. Sự giàu có của tiếng Việt thể hiện ở từ vựng 

Phan Thanh Bình
Xem chi tiết
Đặng Hoàng
3 tháng 5 2021 lúc 19:03

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

* Cre : Mạng *

* Dẹc hiểu cái màu nâu nâu ở đou ra, howei khó nhìn *

#Ninh Nguyễn

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hải Ngọc
Xem chi tiết
Violet 6c
6 tháng 10 2016 lúc 16:03

các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo là : lá, quả , buồng ,............

( lá phổi , lá gan , buồng trứng , quả tim , ..........)

 

Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 15:58

Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…).

Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:16

c1: nghị luận

c2:  Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu

c3: tôi tin chắc rằng , một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng , thanh điệu chính là Tiếng Việt.

C4: bàn luận về Tiếng Việt , nêu suy nghĩ của tác giả về Tiếng Việt

C5: em đảm bảo những ý như sau thì bài văn cũng làm được luôn:

1.GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM:

 “Lòng yêu nước” là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước ( 0,5 điểm)

2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN 

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, tình cảm gia đình...

- Là tình cảm mang tính truyền thống của người Viêt Nam: khi đất nước có chiến tranh: lòng yêu nước biểu hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc...; trong thời binh: lòng yêu nước biểu hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc  

- Nét đặc thù của lòng yêu nước thời hiện đại: Đó là thời kĩ của kinh tế thị trường, hội nhập, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể thiết thực: xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

3.BÀN LUẬN VẤN ĐỀ: 

- Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta..,),

- Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

- Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

4. LIÊN HỆ BẢN THÂN 

         - Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai.

         - Giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ.

Doraemi đáng yêu
Xem chi tiết
Nobita nhân hậu
17 tháng 8 2018 lúc 8:56

2 .

Lá cây - Lá phổi

Hoa - Hoa tay 

Buồng chuối : Buồng trứng

quả : Quả tim

búp : Búp ngón tay

Bắp chuối : Bắp tay , bắp chân

Cù Minh Duy
17 tháng 8 2018 lúc 8:57

Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng,... (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…)

Lê Thị Hà Linh
17 tháng 8 2018 lúc 9:04

lá cây : lá phổi

bắp chuối : bắp tay, bắp chân

cổ chai : cái cổ

buồng chuối : buồng trứng

búp : búp ngón tay

đốt mía : đốt tay

sến tóc : sợi tóc

Snow Princess
Xem chi tiết
Võ Thị Thanh Trà
19 tháng 9 2017 lúc 12:43

Dùng bộ phận cây côi để chĩ bộ phận của cơ thế người:

- Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.

- Quả: quả tim, quả thận

- Búp: búp ngón tay.

- Hoa: hoa tay.

Nguyễn Mai Linh
19 tháng 9 2017 lúc 14:42

Dùng bộ phận cây côi để chĩ bộ phận của cơ thế người:

- Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.

- Quả: quả tim, quả thận

- Búp: búp ngón tay.

- Hoa: hoa tay.

VKook
26 tháng 9 2018 lúc 19:39

Dùng bộ phận cây cối để chĩ bộ phận của cơ thế người:

- Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.

- Quả: quả tim, quả thận

- Búp: búp ngón tay.

- Hoa: hoa tay.

Nguyễn Hương Trà
Xem chi tiết
I love pancake
4 tháng 12 2017 lúc 16:40

a) chào ,hỏi ,bắt tay,nói chuyện ,tâm sự,đi chơi,tham quan,ngồi,ngủ,đứng,nhìn,ngắm......v..v

I love pancake
4 tháng 12 2017 lúc 19:23

k mk điii