Những câu hỏi liên quan
trần Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Hàn Thiên Băng
21 tháng 3 2019 lúc 20:08

Thơ về mẹ :

 Tình mẹ bao la

       Vượt lên tất cả 

       Tháng năm vất vả

       Tần tảo vì con

       Mong con lớn khôn 

       Đền đạp ơn mẹ

Thơ về cô giáo :

       Tặng cô cả hương nồng sắc xuân

           Tháng ngày dạy dỗ ân cần

       Cho bao thế hệ góp phần dựng xây

            Tiếng cô tưởng nhớ mới đây

        Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương

                 _Hol Tốt _

        

nguyễn thành trung
Xem chi tiết
lê anh tuấn
2 tháng 12 2017 lúc 9:28

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta !

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.

bạn den choi nha

Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.

Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.

Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.

lê anh tuấn
2 tháng 12 2017 lúc 9:30

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

tran duc huy
Xem chi tiết
Đỗ Đức Đạt
7 tháng 11 2017 lúc 6:05

Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của ng­ười x­ưa, phía tr­ước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phư­ợng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng nh­ư sải cánh của con chim ph­ượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, ph­ượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình t­ượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.

Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, t­ượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.

Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).

dam quang tuan anh
6 tháng 11 2017 lúc 21:27

Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.

​Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.

Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.

Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.

Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không  xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

Ngô Thúy Hà
6 tháng 11 2017 lúc 21:33

Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.

​Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.

Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.

Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.

Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không  xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

nguyen minh ly
Xem chi tiết
Phương
30 tháng 10 2018 lúc 12:04

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

                             

Rồi các em một ngày sẽ lớn 
Sẽ bay xa đến tận cùng trời 
Có bao giờ nhớ lại các em ơi 
Mái trường xưa một thời em đã sống 
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng 
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao 
Thủa học về cái nắng xôn xao 
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới 
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa 
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha 
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ 
Các em mang theo mỗi bước hành trình 
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên: 
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã 
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên 
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền 
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

trần Thị Minh Thư
Xem chi tiết
You
21 tháng 3 2019 lúc 11:19

Mẹ em là tất cả 

Phan hải băng
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 11 2016 lúc 16:46

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:26

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:31

_ Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn giói núi , trăng giữa rừng khuya , một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện .

_ Rằm tháng riêng là cảnh trăng trên dòng sông , một khung cảnh bao la , bát ngát tràn đầy sức xuân .

nguyen tuy nga
Xem chi tiết
cô của đơn
20 tháng 10 2018 lúc 16:00

Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.

Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.

Nguyen Minh hang
Xem chi tiết
thanh
21 tháng 2 2020 lúc 11:05

Viết có dấu dùm đọc ko hiểu

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Minh hang
21 tháng 2 2020 lúc 13:34

xl milk xai may tinh nen ko danh dau duoc

Khách vãng lai đã xóa
thanh
21 tháng 2 2020 lúc 14:47

Why thế tại sao mk dung mt mà mk vẫn đánh dấu đc

Khách vãng lai đã xóa
Lãng Tử Băng Giá
Xem chi tiết
cô của đơn
12 tháng 11 2018 lúc 18:59

Nghe thầy đọc thơ

    Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

                                 Trần Đăng Khoa

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

                               Nguyễn Thị Chí Mỹ

    Tri thức ngày xưa trở lại đây,

    Ân tình sâu nặng của cô thầy!

    Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

    Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

    Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

    Cám ơn người đã lái đò hay!

    Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

    Người đã giúp con vượt đắng cay!

                          Nguyễn Trung Dzũng

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Ảnh minh họa từ internet

Thưa Thầy

    Thưa thầy, bài học chiều nay

    Con bỏ quên ngoài cửa lớp

    Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót

    Con hóa mình thành bướm và hoa

    Thưa thầy bài tập hôm qua

    Con bỏ vào ngăn khóa kín

    Mải lượn lờ theo từng vòng sóng

    Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

    Thưa thầy, bên ly cà phê đen

    Con đốt thời gian bằng khói thuốc

    Sống cho mình và không bao giờ mơ ước

    Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?

    Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay

    Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng

    Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng

    Soạn bài trong tiếng ho khan

    Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn

    Sao con học hoài không thuộc

    Để bây giờ khi con hiểu được

    Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

                                        Tạ Nghi Lễ

Cô ơi

    Rời mái trường thân yêu

    Bao năm rồi cô nhỉ?

    Trong em luôn đọng lại

    Lời dạy bảo của cô

    Ngày ấy vào mùa thu

    Bước chân em rộn rã...

    Cô không lời từ giã

    Xa trường tự lúc nào

    Em ngỡ như chiêm bao

    Cô về đâu, chẳng biết?

    Vẫn vang lời tha thiết

    Từ giọng cô dịu hiền

    Thời gian bước triền miên

    Cô chưa lần quay lại

    Chúng em nhớ cô mãi

    Mong thấy cô trở về

    Lúc xưa cô vỗ về...

    Nay chúng em khôn lớn

    Ngày rời trường gần đến

    Bao giờ gặp lại cô?!

                                      Thảo Thảo

Thầy và chuyến đò xưa

    Lặng xuôi năm tháng êm trôi

    Con đò kể chuyện một thời rất xưa

    Rằng người chèo chống đón đưa

    Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

    Bay lên tựa những cánh diều

    Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

    Rời xa bến nước quên tên

    Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

    Giọt sương rơi mặn bên đời

    Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

    Mắt thầy mòn mỏi xa trông

    Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

                                              Nguyễn Quốc Đạt

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Ảnh từ internet

Người lái đò

    Một đời người - một dòng sông...

    Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

    "Muốn qua sông phải lụy đò"

    Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa...  

    Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

    Con đò trí thức thầy đưa bao người.

    Qua sông gửi lại nụ cười

    Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

    Con đò mộc - mái đầu sương

    Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

    Khúc sông ấy vẫn còn đây

    Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...

                                            Thảo Nguyên

Lời ru của thầy

    Mỗi nghề có một lời ru

    Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

    Lời ru của gió màu mây

    Con sông của mẹ đường cày của cha

    Bắt đầu cái tuổi lên ba

    Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

    Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

    Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

    Thầy không ru đủ nghìn câu

    Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

    Tuổi thơ em có một thời

Tauhips
12 tháng 11 2018 lúc 19:03

Thầy Sơn thể dục hay cười 

Nhưng động một cái " mười vòng cho tôi" 

Thằng Bách ngồi cười haha

Anh ra chạy nốt , 2 thằng chết chung

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
12 tháng 11 2018 lúc 19:04

Bạn tham khảo nha

Nghe thầy đọc thơ

    Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

                                 Trần Đăng Khoa

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

                               Nguyễn Thị Chí Mỹ

    Tri thức ngày xưa trở lại đây,

    Ân tình sâu nặng của cô thầy!

    Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

    Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

    Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

    Cám ơn người đã lái đò hay!

    Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

    Người đã giúp con vượt đắng cay!

                          Nguyễn Trung Dzũng

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Ảnh minh họa từ internet

Thưa Thầy

    Thưa thầy, bài học chiều nay

    Con bỏ quên ngoài cửa lớp

    Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót

    Con hóa mình thành bướm và hoa

    Thưa thầy bài tập hôm qua

    Con bỏ vào ngăn khóa kín

    Mải lượn lờ theo từng vòng sóng

    Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

    Thưa thầy, bên ly cà phê đen

    Con đốt thời gian bằng khói thuốc

    Sống cho mình và không bao giờ mơ ước

    Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?

    Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay

    Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng

    Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng

    Soạn bài trong tiếng ho khan

    Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn

    Sao con học hoài không thuộc

    Để bây giờ khi con hiểu được

    Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

                                        Tạ Nghi Lễ

Cô ơi

    Rời mái trường thân yêu

    Bao năm rồi cô nhỉ?

    Trong em luôn đọng lại

    Lời dạy bảo của cô

    Ngày ấy vào mùa thu

    Bước chân em rộn rã...

    Cô không lời từ giã

    Xa trường tự lúc nào

    Em ngỡ như chiêm bao

    Cô về đâu, chẳng biết?

    Vẫn vang lời tha thiết

    Từ giọng cô dịu hiền

    Thời gian bước triền miên

    Cô chưa lần quay lại

    Chúng em nhớ cô mãi

    Mong thấy cô trở về

    Lúc xưa cô vỗ về...

    Nay chúng em khôn lớn

    Ngày rời trường gần đến

    Bao giờ gặp lại cô?!

                                      Thảo Thảo

Thầy và chuyến đò xưa

    Lặng xuôi năm tháng êm trôi

    Con đò kể chuyện một thời rất xưa

    Rằng người chèo chống đón đưa

    Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

    Bay lên tựa những cánh diều

    Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

    Rời xa bến nước quên tên

    Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

    Giọt sương rơi mặn bên đời

    Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

    Mắt thầy mòn mỏi xa trông

    Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

                                              Nguyễn Quốc Đạt

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Ảnh từ internet

Người lái đò

    Một đời người - một dòng sông...

    Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

    "Muốn qua sông phải lụy đò"

    Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa...  

    Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

    Con đò trí thức thầy đưa bao người.

    Qua sông gửi lại nụ cười

    Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

    Con đò mộc - mái đầu sương

    Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

    Khúc sông ấy vẫn còn đây

    Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...

                                            Thảo Nguyên

Lời ru của thầy

    Mỗi nghề có một lời ru

    Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

    Lời ru của gió màu mây

    Con sông của mẹ đường cày của cha

    Bắt đầu cái tuổi lên ba

    Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

    Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

    Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

    Thầy không ru đủ nghìn câu

    Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

    Tuổi thơ em có một thời

Đây mới là “chân lý” để tóc hết rụng, tóc mới mọc ra chắc khỏe, dày mượt.

Đây mới là “chân lý” để tóc hết rụng, tóc mới mọc ra chắc khỏe, dày mượt.

Tin tài trợ

Để không tàn phế vì bệnh xương khớp trong mùa mưa lạnh

Để không tàn phế vì bệnh xương khớp trong mùa mưa lạnh

Tin tài trợ

    Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

    Như ru ánh lửa trong hồn

    Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

    Thầy ru hết cả mê say

    Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

    Mẹ ru em ngủ tròn đêm

    Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

    Trong em hạt chữ xếp dày

    Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

    Từ trong vòm mát ngôi trường

    Xin lời ru được dẫn đường em đi

    (Con đường thầy ngỡ đôi khi

    Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

    Hẳn là thầy cũng già thôi

    Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

    Thì dù phấn trắng bảng đen

    Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

                                               Đoàn Vị Thượng

Xin lỗi các em

    Tôi đâu phải người làm nông

    Cày xong đánh giấc say nồng một hơi

    Chuông reo tan buổi dạy rồi

    Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.

    Trách mình đứng trước các em

    Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!

    Rụng dần theo bụi phấn bay

    Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh

    Dẫu là lời giảng của mình

    Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang

    Dẫu là tiết học vừa tan

    Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!

    Hiểu dùm tôi các em ơi

    Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ

    Cảnh đời chộn rộn bán mua

    Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.

    Vờ quên cuộc sống bên ngoài

    Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen

    Dở hay, yêu ghét, trắng đen

    Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu

    Ai còn dằn vặt đêm sâu

    Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên

    Thật lòng tạ lỗi các em

    Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!

                                              Trần Ngọc Hưởng

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Ảnh từ internet

Con với thầy   

    Con với thầy

    Người dưng nước lã

    Con với thầy

    Khác nhau thế hệ

    Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình

    Mười mấy ngàn ngày không gặp lại

    Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại

    Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình

    Vẫn theo tôi những lời động viên

    Mỗi khi tôi lầm lỡ

    Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở

    Mỗi khi tôi tìm được vinh quang...

    Qua buồn vui, qua những thăng trầm

    Câu trả lời sáng lên lấp lánh

    Với tôi thầy ký thác

    Thầy gửi tôi khát vọng người cha

    Đường vẫn dài và xa

    Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!

    Từng bước một tôi bước

    Với kỷ niệm thầy tôi...

                                  Phạm Minh Dũng

Bụi phấn xa rồi

    Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai

    Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn

    Một mình thơ thẩn đi tìm lại

    Một thoáng hương xưa dưới mái trường

    Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,

    Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me

    Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ

    Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

    Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm

    Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!

    Cuộc đời cũng tựa như trang sách

    Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

    Nước mắt bây giờ để nhớ ai???

    Buồn cho năm tháng hững hờ xa

    Tìm đâu hình bóng còn vương lại?

    Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

    Như còn đâu đây tiếng giảng bài

    Từng trang giáo án vẫn còn nguyên

    Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo

    Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

                                       Thái Mộng Trinh

Thầy

    Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

    Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

    Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

    Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

    Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

    Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

    Mái chèo đó là những viên phấn trắng

    Và thầy là người đưa đò cần mẫn

    Cho chúng con định hướng tương lai

    Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

    Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

    Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

                                     Ngân Hoàng

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô
Ảnh từ internet

Khi thầy về hưu

    Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

    Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

    "Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"

    Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

    Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

    Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

    Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

    Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

    Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

    Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

    Vai áo bạc như màu trang vở cũ

    Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

    Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

                                              Lá Me

Lời trầm thầy tôi

    Có những chiều hè, phượng đỏ rơi

    Còn đâu năm cũ, sắp qua rồi.

    Thương người bạn cũ, ân sâu nặng

    Nhớ lại thầy xưa, tình chẳng phôi.

    Muốn được cho đi, thầy phải có

    Tâm thành đón nhận, lẽ trò tôi.

    Cho không phải mất, tình muôn thuở.

    Nhận được đời vui, nghĩa thế thôi.

                                   Phạm Duy Cầu

Phương Chi sưu tầm