Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đoàn Minh Quân
Xem chi tiết
Kim Jisoo :333
2 tháng 5 2022 lúc 22:01

   Biến đổi khí hậu là một cụm từ khá phổ biến hiện nay, bởi nó là vấn đề của cả cộng đồng.Đó là các hiện tượng liên quan đến tự nhiên như hiệu ứng nhà kính, sự xâm lấn của nước biển, băng tan,.. Những biến chuyển tiêu cực của khí hậu ngày càng được thể hiện rõ hơn trong những năm gần đây.Sự nóng lên của Trái Đất đang ở mức báo động và gây ra nhiều hệ lụy kèm theo.Thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, xuất hiện ngày càng nhiều thiên tai. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề này một cách cấp bách. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị thiếu nước ngọt thay vào đó là sự ngập mặn đang ngày càng lấn vào sâu trong đất liền. Có nhiều thiên tai xảy ra nhiều hơn như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng... đã gây ra nhiều thiệt hại cho con người.Nguyên nhân chính là đến từ con người vì vậy các biện pháp được đề ra cũng phải xuất phát từ con người. Mọi người dân cần phải nâng cao ý thức, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản như không xả rác bừa bãi hoặc trồng thêm nhiều cây xanh... Các tổ chức chính phủ, nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp, không ngừng nỗ lực tìm cách khắc phục, làm giảm thiểu tối đa sự biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà nó gây ra.Biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cấp thiết hiện nay, đó là một vấn đề không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người sống trên trái đất này. Là thế hệ trẻ, chúng ta càng phải nhận rõ hơn về vấn đề này, cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng các buổi tuyên truyền về môi trường từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hãy cùng nhau đóng góp bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
Mình viết hơi dài,có gì cậu lược nhé!

Không có tên=)))
28 tháng 3 lúc 20:42

Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy biến đổi khí hậu là gì ? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay,sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh, không xả giác bừa bãi, tích cực đi xe đạp, các phương tiện công cộng. Hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa khó phân hủy. Cần tuyên truyền đến mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết

-  Những biểu hiện của biến đổi khí hậu: hình 2,3

-  Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người: hình 1,4

Hoàng Thúy Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Duy gia Kiệt
23 tháng 2 2018 lúc 22:32

       Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

      Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

“Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

       Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.


 

Hoàng Thúy Hiền
24 tháng 2 2018 lúc 19:58

Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa 

trang nguyễn
28 tháng 2 2018 lúc 21:16

Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về bài thơ Bếp lửa (giới thiệu hoàn cảnh sáng tác). 
b. Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ: 
Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa. 
- Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu bên người bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà. 
- Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ /Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm… Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… 
- Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở. 
c. Đánh giá chung: 
- Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết. Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa. Đây là là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lý của bài thơ. 
- Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.

Nguyễn Đình Khải
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
29 tháng 3 2022 lúc 17:06

REFER

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Quê hương chính là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn

Vy Đinh
29 tháng 3 2022 lúc 17:06

Tham khảo:

 

Quê hương là noi đất mẹ,cũng chính là nơi ta đã cất tiếng khóc đầu đời.Là nơi nằm sâu trong trái tim mỗi người và sẽ mãi chẳng bao giờ phai nhạt.Mỗi cá thể đều cần phải có trách nhiệm đối với quê hương đất mẹ.Chúng ta cần cố gắng học hành,sau này trở về quê hương thì giúp quê hương ngày mọt phát triển.Luôn dùng hết sức lực để bào vệ quê hương khỏi các bọn chủ buôn,phải giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương,giữ lại nét đặc dắc từ những điều xa xưa đến hiện tại.Luôn khắc ghi hai chữ"Quê hương"trong lòng,sau này có đi ra khỏi nước,có làm người địa vị cao hay những thứ cao sang quỉ quyền khác thì trong lòng vẫn giữ mãi hai chữ"Quê hương".Một quê hương tươi đẹp trong lòng của bao người.

 
Minh Lệ
Xem chi tiết

1 - Cháy rừng

 2 - Hạn hán

3 - Lũ quét

 4 - Băng tan  (không chắc lắm)

5 - Sóng thần 

Biến đối khí hậu gây ra những thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của con người. Gây thiệt hại nặng nề về người và của.

Đỗ Phương Thảo
Xem chi tiết

BÀI LÀM 1

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.

“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.

Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao ? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.

Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống sẽ chỉ còn là tồn tại. Ôi ! Tình mẫu tử thật bình dị nhưng cao đẹp biết bao.

BÀI LÀM 2 

Mẹ sẽ mãi mãi là người đi cùng bạn trong suốt những cuộc hành trình trong đời bạn. Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi…có thể cai trị cả thế giới”. Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: ” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”

Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không trông mong gì ở con mình sự báo đáp,

Niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con, đế cuối cùng, các bà không nhận được gì cả, các bà mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí.

Một bông hồng cho em/ Một bông hồng cho anh/ Và một bông hồng cho những ai/ Cho

những ai đang còn mẹ/ Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười/ Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm/ Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên/ Là bóng mát trên cao/ Là mắt sáng trăng sao/ Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối/ Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau/ Là tiếng dế đêm thâu/ Là nắng ấm nương dâu/ Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời… Lời bài hát nghe thật buồn, nó đã thể hiện được sự quan trọng của người mẹ đối với người con cũng như là sự thiếu thốn, mất mát không gì bù đắp được khi không còn mẹ. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu như thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng thời gian và cả không gian để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không?

Hãy nhớ, yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bị

đứt đoạn. Bạn hãy nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

Minh Lệ
Xem chi tiết

1 số việc cần làm như hạn chế rác thải, trồng cây gây rừng, bảo vệ động vật hoang dã, tiết kiệm các tài nguyên điện nước,...

Nguyễn Thị Kim Trinh
Xem chi tiết
Lê Trọng Danh
Xem chi tiết
Phucnghily06
Xem chi tiết
BÍ ẨN
3 tháng 4 2022 lúc 8:23

helooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

Khách vãng lai đã xóa