tóm tắt cuộc đời của bác hồ
ai nhanh , hay mk tk
tóm tắt chuyện BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI VÀ VƯỢT THÁC ai nhanh TÓM TẮT NGẮN HAY MK K NHA
nhanh hộ mk cái
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương ( còn gọi là mèo ) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương với biệt danh là "Mèo". Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nên hay bôi bẩn ra mặt nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt.
Một lần tình cờ chú Tiến Lê- một người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Mèo, khen tranh của. Điều đó khiến người anh ghen tị với cô. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế, điều đó làm anh trai thấy đố kị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô em gái lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ.Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
tóm tắt chuyện BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔi
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Tóm tắt truyện VƯỢT THÁC
Truyện kể về hành trình vượt thác do dượng Hương Thư chỉ huy trên dòng sông Thu Bồn, con thuyền đi từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua thác ghềnh ở vùng núi để đến thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945.
Mỗi khi con thuyền đi qua cảnh vật thiên nhiên hai bên dòng sông Thu Bồn khác nhau. Từ vị trí quan sát trên thuyền tác giả đã nhìn thấy cảnh vật thay đổi. Đây là vị trí quan sát thích hợp tả cảnh. Tác giả tìm ra những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đi qua: vùng đồng bằng êm đềm, trù phú bao la với bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít, đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra.
Trong hành trình vượt thác tác giả đã tả chi tiết hình ảnh dượng Hương Thư giúp hình ảnh con người trở thành trung tâm của câu chuyện, dượng Hương Thư nổi bật với sự mạnh mẽ, hùng dũng giúp con thuyền vượt qua khó khăn thử thách ngay trên nền thiên nhiên tươi đẹp. Bằng việc diễn tả hành trình vượt thác tác giả cho người đọc thấy được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những người lao động Việt Nam hùng dũng, giản dị.
các bạn ơi tóm tắt hộ mình câu chuyện "BÀI HỌ ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN " nhé ai nhanh mình tk cho
Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích. Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú. a. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn. b. Văn bản có thể chua làm hai đoạn: Từ đầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ” cho đến “không thể làm lại được”: Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình. Phần còn lại: Dế Mèn kể về việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cóc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời. Câu 2. a. Những chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn. - Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được. - Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp. - Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. - Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó. • Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm. b. Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích: Văn bản Có thể thay Nhận xét (1) Đôi càng tôi mẫm bóng Rất to Không nói được sự đầy đủ, mập mạp của một vật hình thân cây. (2) Đôi cánh (…) ngắn hủn hoẳn Ngắn ngủn Không nói được cái ngắn nhìn vào rất khó coi. (3) Người tôi (…) màu nâu bóng mỡ. Đậm Không nói được màu nâu sáng nhìn rất ưa mắt. (4) Cái răng đen nhánh Đen thui Đây là cái đen đẹp mắt, nó rất bóng khi gặp ánh sáng. (5) Sợi râu (…) rất đỗi hùng dũng Ngang tàng “Hùng dũng” nói được cái mãnh mẽ, can đảm và ngang tàng. (6) Có lẽ họ nể hơn là sợ. Bực hơn là sợ Từ “nể” cho thấy Dế Mèn hiểu sai thái độ người khác với mình. Các em có thể tìm thêm một số tính từ khác rồi thay thế để đối chiếu. Nhưng nhận xét chung là nhà văn Tô Hoài đã có những quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ nên đã dùng những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn sát hợp, độc đáo cho ta thấy hai phương diện: Dế Mèn rất đẹp, cường tráng và Dế Mèn nông nổi, ưa gương oai diễu võ. a. Dế Mèn là “một đô vật võ thể hình đang biểu diễn các động tác gân bắp của mình trước khán giả với một vẻ kiêu hãnh ngầm rất đáng tự hào” (Chu Huy). Vì tự hào về mình nên Dế Mèn trở nên kẻ tự kiêu, hung hăng, hống hách, coi cá nhân mình trên cả cộng đồng. Câu 3. Thái độ của Dế Mèn và Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn. - Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt. + Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt. + Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ). - Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng. + Gọi “Chú mày” dù cùng tuổi. + Lên mặt dạy đời: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. - Cư xử ích kỉ lỗ mãng: + Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc. + Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. + Bỏ ra về không chút bận lòng. Câu 4. Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn với chị Cóc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Mèn là kẻ nghịch ranh. Lúc đầu thì huênh hoang : « Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Gương mắt ra xem tao trêu con mục Cốc đây này ! ». - Hát, trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình. - Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì. - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới « mon men bò lên ». Thấy Choắt nằm thoi thóp, Mèn mới thấy hối hận và nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn. « Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ! ». Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo ; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ ; đôi cánh ; cái đầu nổi từng tảng , rất bướng ; cái răng đen nhánh ; sợi râu… là hết sức chính xác và sinh động. Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ : Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu ; Dê tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt… Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho Mèo ; Con hổ có nghĩa… đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.
NHỚ K NHA
Hãy kể lại tóm tắt chuyện thánh gióng
NHANH LÊN NHA MK TK !
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Bài làm
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Hok tốt!
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
kể tóm tắt lại câu chuyện bánh trưng bánh giầy
NHANH LÊN NHA MK TK
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
k cho mik
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Bánh chưng bành giầy là câu chuyện cổ tích kể về vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiêu Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào.
Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.
Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.
Tóm tắt nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên
mk đang cần gấp
ai nhanh mk tik
Em hãy trình bày tóm tắt ,diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sowntrong giai đoạn 1418 - 1423 ?
Ai nhanh mk tk
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
k cho m nha!
Các bn làm bài này cho mk nha :
Câu 1 : nêu nội dung bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " . Bài thơ cho em hiểu thêm điều j về Bác Hồ .
Câu 2 : Tóm tắt văn bản " Bài hok đường đời đầu tiên " . Tác giả và hoàn cảnh ra đời , bài hok rút ra là j ?
Câu 3 : Nêu cảm nhận về 2 NV Kiều Phương và người anh trai .
Ai nhanh nhất mk tick cho . Phải làm hết đó vì mai mk kiểm tra rùi . Mk sẽ tick cho nha 😊 . Nhớ phải đúng nữa đó
CÂU 1 :
-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc
CÂU 2 :
- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-tác giả và hoàn cảnh ra đời :
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.
"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).
-bài học rút ra :
-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình
CÂU 3 :
- cảm nhận về người anh trai :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
-cảm nhận về kiều phương :
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
chúc các bn hok tốt !
Hãy kể tóm tắt câu chuyện "Cây bút thần"
Ai nhanh nhất và hay nhất mk sẽ tick cho !
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
♥ CHÚC BẠN HOK TỐT ♥
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Mã Lương mồ côi cha mẹ, tự học vẽ rất giỏi nhưng không có cây bút nào trong tay. Thần linh đã cho em cây bút thần. Em vẽ để giúp cho người nghèo khổ lương thiện. Tên địa chủ trong vùng không thuyết phục được Mã Lương vẽ để thỏa lòng tham lam, hắn nhốt em và định giết, Mã Lương trốn thoát và ngồi trên yên ngựa em vẽ tên, cung để bắn chết tên địa chủ độc ác ấy. Tên vua tham lam bắt Mã Lương thỏa mãn dục vọng của nó. Cuối cùng Mã Lương đã vẽ biển, vẽ thuyền cho vua đi, sau đó vẽ bão tố để chôn vùi tên vua khốn kiếp đó.
Hãy tóm tắt câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy"
Bạn nào làm bài nhanh và hay mk sẽ tick cho ! ^_^
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
ĐÚNG KHÔNG BẠN ^_^
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu
Cũng bởi vậy mà trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam không thể nào thiếu được 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên