Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duy
Xem chi tiết

TK#

Đêm qua, khi đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới, mệt quá nên tôi thiếp đi một lúc.Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi đã gặp một giấc mơ thật diệu kì. Trong giấc mơ ấy, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh bằng xương bằng thịt và được hàng tặng cho cây đàn. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thật. 

Trong giấc mơ ấy, tôi hóa thân thành một dũng sĩ,là người giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm ấy, đang đi trên đường,tôi gặp  hai mẹ con nhà nọ, quần áo rách rưới, đói khổ. Người mẹ nói rằng: 

- Mấy ngày nay tôi với hai đứa con chưa có gì ăn do trong vùng có con quái thú, ngang nhiên cướp bóc lương thực, nhà cửa của chúng tôi.

Thấy người mẹ tâm sự như vậy, tôi liền nhớ ra chàng Thạch Sanh, cũng là người dũng cảm, thường xuyên giúp đỡ người khác. Hiện tại đã là vua, chàng luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Tôi dẫn mẹ con họ đén gặp vua. Đến đây, gặp được Thạch Sanh tôi đã trình bày câu chuyện của gia đính ấy và cả con quái thú mới xuất hiện. Thạch Sanh nghe thấy vậy liền mời mẹ con nhà nọ vào cung và cho ăn uống, tắm giặt sạch sẽ. Sau đó, chàng nới với tôi: 

- Hiện tại ở phương Bắc đang có giặc lăm le, ta sẽ đích thân chinh chiến. Thế nhưng việc diệt trừ con quái thú kia cũng khong thể chờ đợi ta về được. Vậy nên ta sẽ giao cây đàn thần cho nhà ngươi, hãy thay ta diệt trừ nó. 

Nói rồi chàng đem câ đàn thần từ trong kho bí mật lên tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và hứa rằng: 

- Tôi nhất định sẽ sử dụng cây đàn thần này để đánh bại con ác thú kia, đem lại bình yên cho dân làng. 

Do tình hình cấp bách, Thạch Sanh chỉ kịp sai người chuẩn bị ngựa cho tôi và mấy người mẹ con. Sau đó, tôi cùng họ trở về ngôi làng nọ với quyết tâm diệt trừ con ác thú kia. 

Đến nơi, hình ảnh hiện ra trước mắt tôi là con ác thú đang hung hăng đi vào từng nhà, cướp bóc, vơ vét của cải, người dân chạy tán loạn. Khung cảnh hết sức hỗn tạp. Tôi bắt đầu dùng cây đàn thần gẩy lên những tiếng đầu tiên. Con quái thú kia nghe thấy tiếng đàn, chuyển hướng sự chú ý sang chỗ tôi. Người dân vì thế mà có cơ hội chạy thoát. Tiếng đàn cất lên, ban đầu nghe thật du dương, ngọt ngào. Nhưng mỗi lúc nhịp đàn tăng nhanh, cao hơn tạo ra 1 thanh âm thật khó chịu. Con ác thú kia bắt đầu cảm thấy phiền phức bởi tiếng đàn, nó quay ra và chạy thật nhanh đến vồ lấy tôi. Nhanh chân, tôi đã tránh được móng vuốt của nó và tiếp tục gẩy đàn. Con thú ôm đầu vật vã, lấy 2 tay bịt tai nhưng không thể nào ngăn được tiếng đàn đang xâm chiếm vào trong trí óc. Càng tức giận hơn, hai con mắt long lên sòng sọc, quyết tâm vồ đến tôi. Thấy vậy, nhịp độ gẩy đàn của tôi tăng lên, con thú đang trên đà vồ đến bỗng ngã ra vì đầu đau dữ dội. Nhân cơ hội đó, tôi rút kiếm đeo bên mình đâm một nhát thấu tim con ác thú kia. Cuối cùng con thú ấy cũng đã chết. 

Dân làng thấy vậy, từ nơi ản nấp chạy ra, vô cùng vui mừng và cảm ơn tôi rối rít. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người. 

Cuối cùng, tôi mang cây đàn thần quay trở lại và trả lại cho Thạch Sanh. Biết được tin con thú kia đxa bị hạ, chàng vô cùng hài lòng và khen ngợi tôi. Tôi lấy làm cảm kích lắm. 

Đúng lúc đó, tiếng gọi của mẹ tôi vag lên: 

- Minh, cất sách vở đi ngủ thôi con

Giấc mơ kết thúc ở đó, mọi thứ vẫn hiện lên trong đầu tôi y như một thước phim quay chậm, chân thật đến từng chi tiết. 

Công Chúa
Xem chi tiết
Edogawa Conan_ Kudo Shin...
2 tháng 11 2018 lúc 19:37

seach google

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
2 tháng 11 2018 lúc 19:41

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 11 2018 lúc 7:37

Những chi tiết lý thú độc đáo trong truyện:

- Khi bị địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ lò sưởi và bánh nướng, sau đó vẽ thang chạy trốn

- Mã Lương đánh rơi giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng cất cánh bay.

- Mã Lương vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông trước sự tham lam của nhà vua.

Phung Anh Duc
Xem chi tiết
♛☣ Peaceful Life ☣♛
20 tháng 2 2020 lúc 19:37

1. 

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.

Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi người trong làng đều biết ơn em.

Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước kẻ xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thần. Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ. Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần trở thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.

Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gió thổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa. Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chở vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.

Câu chuyện Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không ai biết. Nhân dân cả nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương. Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa. Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vì đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...

Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.

2.

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

   Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

   Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

   Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con. Sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hòa với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con ; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

   Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói : Xin chúa rừng hãy quay về ! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

   Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hóa ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

   Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn :

   - Này hổ ! Cổ họng ngươi đau phải không ? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho !

   Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo :

   - Này hổ ! Nhà ta ở thôn ... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé !

   Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

   Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

   Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.

Chúc bạn học tốt và k cho mk nha!!!

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
20 tháng 10 2018 lúc 13:11

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.

Nguyễn Phạm Hồng Anh
20 tháng 10 2018 lúc 13:21

Tham khảo nha :

Sau khi vua chết, nhân dân được nhờ, đất nước được hưởng thái bình. Mã Lương bay lên trời hóa kiếp làm thần tiên. Và cứ đúng ngày đấy, hàng năm cậu lại trở về làng diệt trừ kẻ ác, giúp người dân nghèo. Người dân rất vui sướng và biết ơn cậu nên đã tôn cậu làm : " Cây bút thần "

Chúc bạn học tốt !

Nguyễn Đức Hải Đăng
Xem chi tiết
Mun Tân Yên
15 tháng 5 2021 lúc 11:34

TK#

Ò…Ó…O! Đó là “chiếc đồng hồ” thật quen thuộc của tôi. Sáng nào nó cũng chuyên cần báo thức cho mọi người dậy. Tôi nhanh chóng dậy và đề khu vườn để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng, đó là thói quen của tôi.

Khu vườn nhà tôi rộng hơn ba mẫu đất, nằm ở phía sau nhà. Tôi được nghe bố kể rằng: “Trước đây, ông nội có một mảnh vườn để trồng, nay ông mất ông để lại khu vườn cho bố”.

Từ sáng sớm, tôi đã ra vườn. Tôi trìu mến ngắm nhìn những chiếc lá còn sót lại những hạt sương đềm. Những giọt sương trong suốt như những giọt kim cương nhỏ, ánh lên thật lung linh, óng ánh.

Ông Mặt trời thức dậy, ban phát cho trần gian những dải nắng vàng nhạt. Ngước lên tròi, tôi thấy những màn sương tan dần hết, lộ ra bầu trời trong xanh và mênh mông. Cả những bông hoa, những chú chim đã tỉnh giấc, bắt đầu một ngày mới trong khu vườn.

Bao bọc quanh vườn là lũy tre giai dày đặc, màu rêu, cành đầy những gai nhọn hoắt, đan xen nhau tạo nên bức tường thành vững chắc, dẻo dai. Sáng sớm mùa hè, đủ các loại âm thanh được tấu lên như một bản nhạc làm rộn rã cả khu vườn. Tiếng gios rì rào trong vòm lá vải thiều xanh bóng. Những quả vải thơm ngọt, lúc lỉu những trái chín đỏ tươi. Tiếng tu hú chốc chốc lại vang lên “ tu hú”. Tiếng tu hú kêu tức là lúc báo hiệu mùa quả chín. Những trái đu đủ vàng đậm,thơm lừng, nhìn trông thật thích mắt. Còn cây mít thì đứng sừng sững, thân cao, tán lá rộng. Vị ngọt khó quên được.

Ở góc cuối vườn, khung cảnh thật thoáng đãng. Nhìn kìa, cây nhãn bây giờ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nhãn nhỏ xíu, màu vàng, hương thơm ngọt ngào, dẽ chịu. Có kẽ, tôi thích nhất là cây xoài. Hàng chục gốc xoài cát chu đã chín, chỉ chờ dịp thu hoạch. Những quả xoài chín mọng, mùi thơm hấp dẫn, khó quên, lúc lỉu trên cây những chùm nặng chĩu, vàng tươi.

Những chú ong mật chuyên cần, siêng năng đánh lộn nhau để hút mật. Đàn bướm hiền lành, bỏ chỗ bay lao xao, đôi cánh mỏng, phô ra đủ sắc màu sặc sỡ. Hoa lan nở trắng xóa,thơm đậm.Hoa móng rồng bụ bẫm, mùi hương thoảng qua trong gió, lan ra khắp vườn. Cả hương bưởi dịu nhẹ trong những vòm lá xanh non. Không khí buổi sáng trong vắt, thơm ngát mùi cỏ dịu nhẹ, mùi trái chín nồng nàn và cả mùi của những bông hoa thấm đậm sâu từng mạch đất. Tôi vươn người ra, hít thở hương vị trong lành, thân quen của thiên nhiên.

Dưới gốc cây, mẹ con nhà chị gà quây quần bắt mồi. Những cái mỏ nhọn hoắt, cứ quặp xuống đất để kiếm một mồi ngon. Mấy chú gà con tinh nghịch, chạy lon ton chơi. Bỗng một tên quạ bay vút đến, định bắt những chú gà con thì một đàn chim chèo bẻo lao ra như mũi tên. Cuộc chiến bắt đầu. Chèo bẻo thường trị tội những kẻ ác. Chèo bẻo vây tứ phía, đánh túi bụi, quạ chết rũ xương. Đàn gà con sợ hãi, rúc vào nách mẹ, thò chiếc đầu nhỏ và đôi mắt tròn xoe ra, mắt trước mắt sau nhìn xem có có kẻ thù không. Khi thấy an toàn, nó mới ra ngoài. Phen đấy không cẩn thận thì chúng sẽ trở thành miếng mồi béo bở của lão quạ độc ác.

Tiếng “gù gù” kêu thật khẽ. Đó là tiếng kêu của chú chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Những chú chim bồ câu trắng, bay đi bay lại quanh khu vườn. Cả tiếng chích chòe kêu lích rích thật dễ thương.

Buổi sáng trong khu vườn cùng hít thở không khí thật trong lành và dễ chịu. Tôi yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, yêu từng trái chín, yêu cả những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của những sinh vật nhỏ bé, dễ thương. Ngày ngày, tôi cùng bố thường chăm sóc cho khu vườn thêm xanh, sạch, đẹp. Khu vườn chính là nguồn vui của tuổi thơ tôi.

 

Lương Lan Hương
Xem chi tiết
henry
10 tháng 1 2018 lúc 18:28

Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già Đềlại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức Đềđương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng

cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.

Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh Đềđược hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, Đềchúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.

Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình nhưthế.

Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.

Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

GOOD LUCK~~
 

Lương Lan Hương
10 tháng 1 2018 lúc 18:31

thank you bạn nhiều

Lương Lan Hương
10 tháng 1 2018 lúc 18:33

Bài làm của bạn rất hay nhưng bạn bị lộn đề rồi

Nông Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Phương Thảo
27 tháng 10 2016 lúc 21:27

a) Hình tượng cây bút thần là biểu tượng cho chính nghĩa,cho quan niệm sống của dân gian "Cái thiện luôn thắng cái ác",chú bé Mã Lương"Ở hiền gặp lành"được tiên cho cây bút thần để giúp đỡ người nghèo,trừng trị cái ác. Trong tay chú bé cây bút đã giúp bao người nghèo khổ có cái ăn cái mặc khỏi sợ đói rét. Cây bút thần đã "chống" lại cái ác đã biến những hình vẽ của tên vua tham lam thành những thứ ghê sợ kinh tởm và giết tên vua độc ác,nham hiểm để trừ họa cho dân cho nước. Vì vậy cây bút thần đại diện cho cái thiện và qua hình tượng cây bút người dân đã thầm nói lên ước mơ của mình.