Hãy kể lại câu chuyện "Em bé thông minh" theo thứ tự đảo ngược
Ai viết bài hay nhất mk tick cho !
Viết phần KẾT BÀI kể lại câu chuyện "Em bé thông minh" theo lời văn của em .
Nêu bài học và cảm xúc của mình. Ko chép mạng ạ.
Sau khi nghe viên quan tâu trình về việc đã tìm được nhân tài là em bé con người thợ cày, vua mừng lắm. Nhưng để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại...
Bằng ngôi kể thứ nhất của em bé thông minh, hãy viết bài văn kể sự việc Em bé thông minh giải câu đó của vua ra cho làng.
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
hãy kể lại câu chuyện em bé thông minh bằng lời văn của em
Tham khảo:
Có một vị vua nọ, để tìm được người tài giỏi giúp nước đã cho người đi đến khắp nơi trong đất nước để tìm kiếm. Viên quan đã đến nhiều nơi, đưa ra nhiều câu hỏi khó thử tài nhưng không ai giải được.
Một ngày nọ, khi dừng chân nghỉ ngơi bên cánh đồng, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn hỏi về số đường cày trong ngày của con trâu. Thấy cha không trả lời được, người con trai bèn nhanh trí hỏi ngược lại vị quan rằng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước khiến vị sứ giả thua cuộc. Biết gặp được người tài, vị quan bèn quay về bẩm báo với nhà vua.
Để thử tài cậu bé thông minh, nhà vua đã ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực và yêu cầu 1 năm sau phải để cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con. Nhận được lệnh vua, ai nấy trong làng đều lo lắng, sợ hãi nhưng cậu bé lại nói mọi người lấy gạo, giết trâu ăn, còn một phần để cậu bé và cha làm lộ phí vào cung gặp vua. Gặp vua cậu bé đã nhanh trí chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu không thể đẻ.
Thấy được sự nhanh trí của cậu bé, nhà vua đưa thêm một thử thách khi ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ để làm thành 3 mâm cỗ. Cậu bé đã không hề lo lắng mà yêu cầu nhà vua rèn cho mình cây kim thành con dao để mình xẻ thịt. Qua thử thách lần này nhà vua đã hoàn toàn tin tưởng vào tài trí của cậu bé.
Bấy giờ nước ta có giặc ngoại xâm nhăm nhe xâm lược, để thăm dò nước ta, chúng đã cho người sang thăm dò. Sứ giả của quân giặc đã đưa ra một câu hỏi hóc búa: làm sao để xâu được chỉ qua chiếc vỏ ốc. Cậu bé thông minh đã nhanh trí buộc sợi chỉ vào người con kiến càng, thoa mỡ bên kia vỏ ốc để kiến bò sang. Hoàn thành thử thách, cậu bé không chỉ khiến sứ giả quân địch tâm phục khẩu phục mà còn được nhà vua phong làm trạng nguyên
Refer
Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp " Em bé Thông Minh" này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: "một ngày cày được mấy đường" có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường".
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: "Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội"
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: "Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà "đánh chén" cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết." Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!
Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: "Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.
Vua và các quan cười ồ lên nói: "Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được".
Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:
"Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?"
Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: "Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?"
Em bé vội đáp: "Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi."
Đến đây em muốn nói thêm rằng: "Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thế lúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: "Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. "
Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: "Cả làng con từ già đến trẻ đều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi".
Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:
Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầu vua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ.
Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.
Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mải chơi đùa nên hát mấy câu:
"Tính tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..."
Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.
Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú "bé con" nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện "Em bé thông minh" cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trau dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!
- Hết -
Tham khảo:
Có một vị vua nọ, để tìm được người tài giỏi giúp nước đã cho người đi đến khắp nơi trong đất nước để tìm kiếm. Viên quan đã đến nhiều nơi, đưa ra nhiều câu hỏi khó thử tài nhưng không ai giải được.
Một ngày nọ, khi dừng chân nghỉ ngơi bên cánh đồng, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn hỏi về số đường cày trong ngày của con trâu. Thấy cha không trả lời được, người con trai bèn nhanh trí hỏi ngược lại vị quan rằng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước khiến vị sứ giả thua cuộc. Biết gặp được người tài, vị quan bèn quay về bẩm báo với nhà vua.
Để thử tài cậu bé thông minh, nhà vua đã ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực và yêu cầu 1 năm sau phải để cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con. Nhận được lệnh vua, ai nấy trong làng đều lo lắng, sợ hãi nhưng cậu bé lại nói mọi người lấy gạo, giết trâu ăn, còn một phần để cậu bé và cha làm lộ phí vào cung gặp vua. Gặp vua cậu bé đã nhanh trí chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu không thể đẻ.
Thấy được sự nhanh trí của cậu bé, nhà vua đưa thêm một thử thách khi ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ để làm thành 3 mâm cỗ. Cậu bé đã không hề lo lắng mà yêu cầu nhà vua rèn cho mình cây kim thành con dao để mình xẻ thịt. Qua thử thách lần này nhà vua đã hoàn toàn tin tưởng vào tài trí của cậu bé.
Bấy giờ nước ta có giặc ngoại xâm nhăm nhe xâm lược, để thăm dò nước ta, chúng đã cho người sang thăm dò. Sứ giả của quân giặc đã đưa ra một câu hỏi hóc búa: làm sao để xâu được chỉ qua chiếc vỏ ốc. Cậu bé thông minh đã nhanh trí buộc sợi chỉ vào người con kiến càng, thoa mỡ bên kia vỏ ốc để kiến bò sang. Hoàn thành thử thách, cậu bé không chỉ khiến sứ giả quân địch tâm phục khẩu phục mà còn được nhà vua phong làm trạng nguyên
Đóng vai em bé thông minh kể lại câu chuyện em bé thông minh
Hộ mình mở bài nhé!
1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)
- Một hôm, cha tôi đang đánh trâu cày còn tôi đang đập đất thì có một viên quan dừng ngựa gần chỗ chúng tôi.
- Viên quan hỏi cha tôi: “Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày dược mấy đường?”
- Khi đó, tôi khoảng bảy, tám tuổi nhưng nghe ông quan hỏi cha tôi thế nên tôi đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”
- Tôi thấy ông quan há hộc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao.
- Ông quan hỏi tôi về tên họ, làng xã quê quán của cha con tôi rồi phi ngựa đi thẳng.
2. Phần Thân bài (Diễn biến câu chuyện)
a). Vượt qua thử thách lần thứ nhất
- Một hôm, nhà vua ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
- Cả làng lo lắng. Biết chuyện, tôi xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp đê mọi người ăn một bửa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con tôi trẩy kinh lo liệu việc của làng.
- Làng ngờ vực bắt tôi viết giấy cam đoan mới đám ngả trâu đánh chén.
- Sau đó mấy hôm, cha con tôi lên đường. Đến hoàng cung, tôi bảo cha tôi đứng đợi ơ ngoài, còn tôi thì nhè lúc mấy người lính canh sơ ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi: “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?”
- Lúc đó, tôi vờ vĩnh đáp: “Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu dẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.
- Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống dực, làm sao mà đẻ được!”
- Lúc đó, với vẻ mặt tươi tĩnh, tôi thưa với vua: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu dực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống dực thì làm sao mà đẻ được ạ!”
- Lúc đó, vua cười và bảo: “Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?”
- Tôi thưa với vua rằng làng biết đó là lộc của vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
- Nghe tôi nói vậy, nhà vua chỉ cười.
b). Vượt qua thử thách lần thứ hai
- Một hôm, khi hai cha con tôi đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh cho tôi phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Tôi nhờ cha tôi lấy một cây kim và tôi đưa cho sứ giả cái kim đó rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”.
- Sau hôm đó, nhà vua cho gọi cha con tôi vào và ban thưởng cho rất hậu.
c). Vượt qua thử thách lần ba
- Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
- Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán đế kéo dài thời gian tìm người giải câu đố.
- Một hôm, tôi đang đùa nghịch ở sau nhà thì có chỉ dụ của vua. Nghe viên quan nói đầu đuôi câu chuyện, tôi hiểu ra và bày cho viên quan cách xâu chỉ qua mây câu hát sau:
“Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...”
3. Phần Kết bài
- Viên quan sung sướng trở về triều đình và thực hiện như lời tôi nói. Nhờ vậy, sợi chỉ xâu xuyên qua ruột con ốc xoắn một cách dễ dàng.
- Sứ giả nước láng giếng vô cùng thán phục.
- Tôi thật bất ngờ và vui khi được vua phong cho tôi là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con tôi một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung đế tôi ơ cho vua tiện hỏi han.
- Tôi cố gắng học tập để không phụ lòng của đức vua.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
1.Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc tranh luận của ba phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô .
2. Đóng vai em bé thông minh kể lại câu chuyện " Em bé thông minh " .
3.Kể về một lần em làm việc tốt để bảo vệ môi trường .
4. Kể về một người bạn thân của em.
5. Kể lại một câu chuyện ( truyền thuyết hoặc cổ tích ) đã học mà em thích bằng lời văn của em .
Tất cả viết thành bài văn hết nhé !!!!
=============================== Đừng chép mạng dưới mọi hình thức nhé !!! =======================================
Đề 1 :
Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.
Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:
- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!
Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:
- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?
Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:
- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!
Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:
- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!
Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang
- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.
Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:
- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!
Anh xe máy huýt một cái:
- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.
Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:
- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.
Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:
- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.
Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.
Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
Hãy kể lại câu chuyện Em bé thông minh.
Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu nữa mất công. Quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết đích xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua ai ấy đều tưng hửng và lo lắng, không thể hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
- Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi: - "Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?". - "Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ".
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng rất hậu.
*
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi của nhà vua. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và phải thừa nhận sự lép vế của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu. v.v... nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu các ông trạng, các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh ngày nọ.
Một viên quan mang dụ chỉ của vua đến nhà em bé vào lúc em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc, em bé không đáp, chỉ hát lên một câu:
Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...
Rồi bảo: - Không cần tôi phải về triều làm gì. Cứ theo cách đó là xâu được ngay!".
Viên quan sung sướng lật đật trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han[2].
KHẢO DỊ
Trong truyện Trạng Quỳnh của ta cũng có đoạn kể chuyện nuôi dê đực chửa và việc Trạng Quỳnh đối đáp với vua Lê y như đoạn đầu của truyện Em bé thông minh[3]. Truyện Thơ-mênh Chây của người Khơ-me (Khmer) cũng có một vài chi tiết tương tự, như đoạn vua bắt dọn ba mâm cỗ với một con chim.
Loại truyện có chủ đề em bé thông minh cũng là loại truyện phổ biến của một số đông dân tộc. Dưới đây, kể sơ lược vài truyện tiêu biểu:
Một là truyện Trạng của đồng bào Cham-pa:
Một ông vua chỉ sinh có một nàng công chúa, ra lệnh cho các quan đi tìm người tài giỏi để kén làm phò mã. Cũng như truyện của ta, gặp một người cày ruộng, quan hỏi: - "Từ sáng tới giờ được bao nhiêu đường cày?". Người ấy không trả lời được bị quan đánh, rồi đi. Con người cày ruộng biết chuyện vội đuổi theo quan, hỏt vặn lại: - "Từ lúc ra đi đến nay các quan đã qua bao nhiêu làng, bao nhiêu cánh đồng và gặp bao nhiêu người?", - "Ngựa quan phi được bao nhiêu nước đại, nước tiểu?". Các quan không không trả lời được, bị em bé đánh trả.
Các quan về tâu vua, vua sai bắt em ấy phải nộp một sợi dây bằng tro dài 20 sải, "nếu không có thì chém ba họ". Em bé bảo mẹ bện rơm thành dây khoanh vào chum cho thò hai đầu dây ra ngoài đốt cháy tất cả rồi mang đến cho vua. Vua lại sai đưa một con chim én cho em, bảo dọn mười món khác nhau mỗi món một đĩa. Em bé bảo mẹ đưa tới cho vua một cái kim nhỏ nhờ đánh cho một cây dao làm thịt chim.
Vua phục tài nhưng còn thử nữa. Từ đây trở xuống truyện khác với truyện của ta. Ví dụ vua bảo làm một bánh biết nói. Em bé bèn nằm khoanh trên mâm, úp lồng bàn lại ngoài dán giấy, bảo mẹ bưng lên cho vua. Hay là vua đố: - "Gai cam không ai vót mà sao lại nhọn?". Em bé hỏi lại. - "Cây chuối không ai bào mà sao lại trơn?". Tiếp đó vua bắt một con chim bỏ vào tay hỏi: - "Đố ngươi, ta muốn nắm con chim hay là thả?". Em chạy đến ngưỡng cửa, hỏi lại: - "Đố bệ hạ tôi muốn vào hay ra?". Vua ép lấy công chúa nhưng em không lấy, phải thả cho về.
Phần cuối, ngoài những lời đối đáp mưu trí khác của Trạng chọi lại những cuộc đố của vua và đại thần còn có việc Trạng đi tìm vợ. v.v... Trong phần này có chỗ giống với truyện Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu và truyện Người đàn bà bị vu oan (xem Khảo dị truyện số 47 và 109)
Người Nùng cũng có một truyện Chiếc áo lông chim giống với cả hai truyện Ai mua hành tôi và Em bé thông minh của ta. Ở đây thông minh không phải là một em bé mà là người vợ đẹp của một anh nông dân. Anh có bức chân dung của vợ hàng ngày mang đi theo để ngắm. Một hôm bức chân dung bị gió bay mất, một tên chúa nhặt được đưa lên cho vua. Cả triều đình họp nhau để bàn cách chiếm lấy người đàn bà đẹp vẽ trong đó. Vua phái quan hỏi anh nông dân đang cày: - "Cày được bao nhiêu luống, không trả lời được thì phải nộp vợ, v.v...". Vợ anh gà cho anh hỏi lại quan. - "Ngựa ông chạy được bao nhiêu bước?". Vua lại ra lệnh phải sơn đen ba quả đồi. Vợ anh bảo anh đốt cháy trụi cây cối ba quả đồi đó. Vua lại ra lệnh xe một sợi dây bằng kiến. Vợ anh bảo bôi mật cho kiến bâu đầy dây. Vua lại ra lệnh bện một sợi dây thừng bằng tro. Vợ anh lấy giẻ bện giây đặt lên đá rồi đốt cháy.
Vua không đố nữa, sai lính bắt cóc người đàn bà về cung. Từ đây truyện chuyển hướng. Trước khi đi, vợ giao cho chồng lúa và táo tiên dặn trỉa lúa và trồng táo. Khi nào thu hoạch lúa đem cho chim ăn rồi xin mỗi con một cái lông làm thành một cái áo rồi gánh táo đi bán. Chồng làm theo lời, mặc áo lông chim và gánh táo đến cung vua. Người đàn bà đang câm bỗng nói được vì nghe tiếng rao của chồng. Vua cho gọi vào, và nghe lời người bán táo, vua đổi áo mình lấy cái áo lông chim mặc vào định bụng làm cho người đàn bà vui cười nhưng chó dữ trong cung tưởng ai lạ xông ra cắn chết[4].
Người Tày cũng kể như trên nhưng có thêm một đoạn đầu có mô-típ giống với truyện Tú Uyên (số 118, tập III).
Một anh chàng nhà nghèo thường đi làm thuê kiếm ăn. Anh có con chó khôn đi theo chủ khi làm việc. Một hôm chó bới ở bụi, anh tới nhìn thấy một quả trứng lạ, bèn đem về bỏ vào chĩnh. Từ đấy mỗi khi đi làm về lại thấy có cơm canh sẵn sàng. Một hôm lén về rình, anh bắt gặp một cô gái từ quả trứng chui ra làm công việc nội trợ. Anh ném vỡ chĩnh và trứng làm cho cô gái không có chỗ biến hình. Cô gái từ đấy là vợ anh, sau khi cho cô nuốt đũa cả và đũa con để làm xương, v.v... gọi là nàng Kháy (Kháy = trứng). Thấy vợ đẹp, anh cũng bỏ công ăn việc làm, vợ phải vẽ chân dung như truyện trên.
Về đoạn kết, ở đây vợ ra đi giao cho anh không phải táo mà là hạt giống cam và cũng dặn làm áo lông chim lông thú rồi gánh cam đến cung vua. Anh làm theo. Con chó theo anh và nhờ có chó anh mới vượt được sông rộng. Nhưng khi đến bờ bên kia thì chó tắt thở vì mệt quá. Lại đến lượt một đàn ong từ miệng chó bay ra đưa anh đi. Nhờ có ong báo tin, nàng Kháy biết chồng tới, từ đấy mới mở miệng nói cười. Trước đó vua đã cho nàng một thanh gươm và cho phép được giết ai tùy ý; khi vua thay đổi áo mũ cho người bán cam thì lập tức nàng Kháy ra lệnh chém chết.
Người Tày còn có truyện Lai lịch ông Sấm:
Xưa có một người đàn bà đẻ ra một người con trai không tay chân, toan bỏ cho chết, nhưng người làng bảo cứ nuôi. Đứa bé rất thông minh. Một hôm bố đi bừa về bảo con: - "Có một vị thần hỏi mỗi ngày bừa được bao nhiêu đường, bố không biết làm sao mà trả lời" - "Ông ta còn đấy nữa không?", con hỏi - "Đi rồi" - "Nếu có đến hỏi nữa thì gọi con ngay". Mai thần lại đến hỏi như trước. Hôm sau nữa, bố mang con theo, thần lại đến hỏi, con đáp: - "Tôi hỏi ông thế này nếu ông trả lời được thì tôi sẽ trả lời câu hỏi của ông: Tại sao trời không cho tôi làm đất, đá, cỏ, cây, mà lại bắt làm một người không tay không chân, thế thì tôi làm sao mà sống? Ai nuôi tôi?". Thần ta không trả lời được, bèn bay về kể chuyện ấy với Trời. Trời bảo thần đưa đứa bé lên xem.
Đến nơi, Trời sai lấy khuôn dân bỏ dứa bé vào đúc, khi tháo khuôn thì thiếu mất chân. Lại bỏ vào khuôn quan thì thấy mất đầu. Lại bỏ vào khuôn vua thì thiếu tay. Trời bực mình bảo mang loại khuôn riêng của Trời ra đúc. Lần này thì thành công nhưng đứa bé bây giờ lại có quyền phép như Trời. Nó mới đuổi Trời đi chiếm lấy ngai vàng. Từ độ ấy, ông Trời cũ phiêu bạt đó đây.
Nhưng ông Trời mới vụng về không biết cách cai quản trần gian, nên mưa nắng nóng rét không phải thì, làm cho hạ giới mất mùa. Trời cũ thấy vậy giận, giẫm chân quát: - "Cái thằng không tay không chân không biếtt cách cai quản làm tội dân!". Mỗi lần như thế hạ giới thấy có đá rơi và có tiếng sấm sét. Từ đó mới có ông Sấm[5].
Hai là truyện của đồng bào Ba-na (Bahnar) nhan đề là Vua Rơ, anh Hơ-rít và con thỏ. Vua Rơ thấy con bò cái nhà Hơ-rít đẻ được một con bê rất đẹp, mới manh tâm chiếm đoạt. Vua bắt lấy bê bảo là do bò đực của mình đẻ ra. Thỏ giúp Hơ-rít lấy lại bê, bèn kiếm mủ cây "rơ nghiêng" bôi vào áo rồi đến nhà vua Rơ, nói "cha tôi mới đẻ em bé tối hôm qua thành ra mất ngủ". Thấy vua Rơ nói trên đời không thể có giống đực đẻ được, thỏ mới vặn lại: - "Sao bò đực nhà vua lại đẻ được bê?". Vua Rơ cứng họng phải trả bê cho Hơ-rít, nhưng hắn bắt Hơ-rít mang chó đến đấu với chó mình, nếu thua thì phải làm tội. Chó vua Rơ chết. Lại bảo mang lợn đến đấu, lợn vua Rơ cũng chết. Đến lượt bò cũng thế. Vun Rơ tức giận bắt voi mình ra đấu với bò. Bò chết nhưng voi cũng không sống được. Trước khi chết, bò bảo chủ đem một nửa xác của mình bỏ xuống nước, một nửa bỏ lên núi và sau đó cả hai nửa con bò đã giúp Hơ-rít thoát những nạn do vua Rơ bày ra như: một mình phải ăn hết cả thịt voi, chặt cây 15 hòn núi, trỉa giống trên núi đá, v.v... Lần cuối cùng Hơ-rít phải làm một cái nhà trên mặt nước. Cá nghe lời bò giúp Hơ-rít làm một cái nhà rất lạ bằng tất cả giống thủy tộc kết lại mà thành. Vua Rơ thích quá ra đấy ở, nhưng đến khi nấu ăn loài thủy tộc sợ nóng nhảy xuống nước cả. Vua Rơ chết đuối, tài sản thuộc về Hơ-rít[6].
Ba là truyện của người Nga: Một người em nghèo có con ngựa cái vừa đẻ được một con. Con ngựa con chui sang nằm ở gầm cỗ xe của người anh. Sáng dậy người anh chiếm lấy, bảo là do xe mình đẻ ra. Kiện nhau lên quan. anh vì giàu có nên được kiện. Vụ kiện đưa lên vua, vua ra bốn câu đố. Câu trả lời của người em do con gái lên bảy tuổi gà hộ, được vua chú ý. Vua lại đố em bé nhiều câu oái oăm nữa, trong đó có lần giao cho 150 quả trứng bắt phải ấp trong một đêm nở con đem nộp. Cha nghe lời con luộc ăn tất cả rồi vào xin vua một thứ kể từ khi gieo đến khi có quả chỉ trong một ngày, để nuôi gà.
Vua chịu thua. Cuối cùng trước mặt vua, em bé gái nói cha mình làm nghề đánh cá trên mặt đất khô. Thấy vua ngạc nhiên "vì xưa nay chưa từng có cá sống trên đất bao giờ", em bé gái hỏi vặn lại "xưa nay cũng chưa từng có xe đẻ ra ngựa bao giờ. Vua khen thông minh, bắt người anh trả lại ngựa và ban thưởng cho cha con em bé[7].
Người Nga còn có một truyện khác, truyện Người vợ thông minh.
Một hoàng tử đi săn lạc đường vào nhà một cô gái. Cô xin lỗi: - "Vườn không có tai, nhà không có mắt nên không biết có khách đến". Hoàng tử hỏi: - "Bố mẹ và anh cô đi đâu?". Đáp: - "Bố mẹ tôi đi khóc đổi, anh tôi đem 100 đồng đi lấy 5 hào". Hoàng tử cầu khẩn cắt nghĩa, cô gái cho biết: - "Vườn không tai là nhà không có chó, nếu có nó sẽ sủa mỗi khi có người lạ tới. Nhà không mắt là không có trẻ con, nếu có nó sẽ báo tin. Còn bố mẹ tôi đi đưa đám ma người ta, lúc nào trăm tuổi người ta sẽ tới khóc chia buồn nên gọi là khóc đổi. Anh tôi thì cưỡi ngựa đáng giá 100 đồng để đi săn thỏ đáng giá 5 hào".
Hoàng tử về nằng nặc đòi vua phải hỏi cô gái cho mình làm vợ. Thấy thế, vua ra ba điều kiện, cô gái thực hiện được mới cho lấy nhau. Lần thứ nhất vua giao một cây gai rất nhỏ bảo lấy sợi của nó dệt cho vua một cái áo. Cô gái bẻ một cái que bảo về đưa cho vua làm cho một khung cửi và thoi để dệt. Lần thứ hai như truyện trên, vua giao 100 trứng luộc bảo ấp để đến ngày cưới lấy đủ số gà dọn tiệc. Cô gái đưa một nhúm bột lúa mạch ở nồi cháo bảo vua gieo cho đủ thức ăn nuôi gà. Lần thứ ba vua bảo cô gái tới xem mặt nhưng không mặc áo mà cũng không cởi trần, không cưỡi ngựa mà cũng không đi không, có tặng vật mà cũng không có. Hôm ấy cô gái đến, trên người khoác một tấm lưới sắt nhỏ mắt, tay cầm dây cương nhỏ buộc vào một con thỏ và tặng vua một con chim nhưng mở bàn tay thì chim đã bay mất, vua chịu thua, đành phải cho con lấy cô gái đó.
Thứ tư là truyện của người Lô-bi (Lobis) (châu Phi):
Một người dàn bà tự nhiên có chửa nhưng không phải ở bụng mà ở đầu gối. Một hôm đang lấy nước ở suối, bỗng đầu gối mở ra, mặt đứa con trai rơi xuống. Thằng bé đứng dậy và nói được ngay, nó tự xưng tên mình là Xê-puốc-goa.
Khi theo mẹ nó đi qua đám cỏ tranh, nó hỏi: - "Của ai đám tranh này?". "Của tù trưởng Tăng-goa đấy!" - "Có đốt được không?" - "Của người ta không thể đốt được?". Xê-puốc-goa cứ đốt, đám cỏ tranh cháy hết.
Tăng-goa biết tin, giận lắm, gọi mọi người lại hỏi: - "Ai đốt?" Xê-puốc-goa trả lời: - "Tôi". Tăng-goa giao cho em một hạt mì, bảo ngay ngày mai phải có rượu để cúng thần. Về nhà, Xê-puốc-goa tìm một hạt bầu đưa cho Tăng-goa bảo: - "Vậy mai phải có một bầu nậm từ hạt giống này để dựng thứ rượu tôi làm". Tăng-goa đành thôi. Sau đó Tăng-goa lại giao cho em một con bò đực bôi mỡ ở đít, bảo Xe-puốc-goa nuôi, khi bò đẻ sẽ chia nhau. Mai lại, Xê-puôc-goa chặt một cây sào dài đi chọc lá cây bao-ba (loại cây có lá to dùng để lót ổ). Tăng-goa hỏi: "Lấy lá làm gì?" - "Tôi lấy lá về cho cha tôi mới đẻ đêm qua" - "Đàn ông sao lại đẻ được?" - "Thế bò đực của ông sao lại đẻ con được?". Tăng-goa cứng họng, bảo: - "Mày giỏi hơn tao". Bèn tha tội[8].
Thứ năm là truyện của người Ma-rốc (Maroc) Cô con gái người thợ mộc:
Một người thợ mộc, vợ chết để lại một cô con gái bé thông minh tên là Ai-sa. Hồi ấy có ông vua thường ra những câu đố hiểm hóc bắt phải trả lời. nếu đúng thì thưởng tiền, sai thì chặt đầu. Nhiều người đã bị chết oan. Đến lượt người thợ mộc nhờ con gái nên không việc gì. Lần đầu cô giúp bố trả lời hai câu đố của vua. Sau đó để thực hiện việc "đặt một vườn rau lên lưng lạc đà", cô bảo bố lấy đất trộn phân bỏ trong một cái máng lợn gieo một số hạt rau để độ một tuần rồi cho lạc đà chở vào cho vua. Lần sau, vua bắt ông đến hầu "vừa cưỡi, vừa đi, vừa cười, vừa khóc", cô bảo bố tìm một con lừa con ngồi lên lưng chân chấm đất, lại lấy hành bôi làm chảy nước mắt, rồi cứ thế đến trước vua mà cười. Lần sau nữa, vua lại bắt ông may một cái áo với một khối đá cẩm thạch. Cô bảo bố đòi vua đưa đến sợi chỉ bằng cát để may. Vua chịu. và thưởng hậu, đoạn hỏi: -"Ai bày cho ngươi"- "Con gái tôi". Vua bèn lấy cô làm vợ chính.
Một hôm có hai người tranh nhau một con ngựa mới đẻ, một người chủ con ngựa đực, một người chủ con ngựa cái, hai con vật cùng ở một chuồng và hai người luân phiên chăm sóc. Khi đẻ thì đến lượt người chủ ngựa đực chăm. Hắn nói ngựa con do ngựa đực đẻ ra vì thấy ở dưới bụng ngựa đực. Vua xử cho hắn dược. Người chủ ngựa cái đứng khóc dưới cửa sổ buồng hoàng hậu ở ngay trên tòa án. Biết chuyện, hoàng hậu mách cho anh này tâu với vua: -"Tôi trỉa hạt lúa mì trên một đám đất ở bờ sông bị cá ăn mất cây". - Vua hỏi: - Đời nào lại có cá ăn cây lúa". Hắn tiếp luôn: - "Vậy làm sao lại có ngụa đực đẻ con". Vua cứng họng hỏi: - "Ai bày cho đấy?"- "Tôi nghe có tiếng nói vọng qua cửa sổ, không rõ là ai". Biết là hoàng hậu mớm, vua giận, đuổi hoàng hậu về nhà bố mẹ đẻ, chỉ cho phép mang một cái hòm về, bỏ gì vào hòm cũng được. Đêm lại hoàng hậu cho vua ăn một chất thuốc ngủ. Chờ vua ngủ say, nàng bỏ vua vào hòm, sai khiêng về nhà bố. Khi vua tỉnh dậy hoàng hậu nói: - "Theo lệnh của vua tôi chỉ được mang một cái hòm. Vậy thì tôi bỏ vào hòm cái mà tôi quý nhất"[9].
Thứ sáu là truyện của người Mèo Hoàng tử Cam:
Một ông vua có hai vợ. Thứ phi không có con thường bị vua ghét. Bà ta buồn, bỏ đi cầu tự. Một lần đi trẩy cam cùng mọi người. Thấy trên một cây cam có một quả chín mọng, bà hái ăn, từ đó có mang sinh được một hoàng tử thông minh, nhưng vì chính phi ghen vu cho bà chửa hoang nên mẹ con bị đuổi ra ngoài cung để chờ ngày xét xử.
Một hôm vua cho gọi các quan lại, phán: - "Hãy làm một bữa cỗ có thịt đàn bà có râu. Các quan không ai hiểu nổi ý vua. Một ông quan già trở về đi qua chỗ giam hai mẹ con thứ phi. Em bé chạy ra hỏi: - "Có gì mà ông có vẻ lo lắng?". Ông này không đáp nhưng sau thấy em hỏi gặng bèn kể cho nghe: - "Cũng dễ tìm thôi", em nói - "Tìm ở đâu?" - "Đàn bà có râu là con dê cái". Về kể với vua, vua khen lão quan thông minh. Vua lại ra lệnh tìm hoa bốn mầu. Lão quan lại đi hỏi em bé - "Đó là hoa cây thuốc phiện (trắng, hồng, xanh, tím nhạt)". Vua lại ra một câu khác: - "Món gì ăn có đủ năm vị ?". Cũng nhờ có em bé mà lão quan trả lời được, đó là trầu (nồng, cay, đắng, chát, ngọt). Vua lại bắt tìm cho vua một thứ gì "tam biến hiện hóa". Lão quan lại được em bé cho biết đó là mây. Cuối cùng vua lại đố. Cái gì nhọn nhất? Em bé giảng cho là nước nhọn nhất.
Mấy lần giải đáp thông suốt, lão quan được vua khen ngợi và ban cho quyền cao chức trọng. Sợ để em bé lại thì có ngày lộ chuyện, nên một hôm lão quan nhắc vua xử ngay vụ án thứ phi chửa hoang kẻo để lâu e mất danh giá. Vua bèn sai dọn tiệc linh đình mời hoàng tử (tức em bé) về dự, trong tiệc có chén rượu thuốc độc. Không ngờ hoàng tử uống xong bỗng lớn phổng như thổi làm cho vua quan sợ quá bỏ chạy ra ngoài thành. Cuối cùng bị hổ ăn thịt. Hoàng từ mời mẹ về cung[10].
Người Miêu (Trung-quốc) lại có truyện Nàng dâu thông minh hoàn toàn khác với truyện trên:
Một chàng trai lấy được vợ thông minh nhưng lại không được lòng mẹ chồng. Bà này cai quản trong nhà, thường buộc làm nhiều cái oái oăm. Một hôm bà bắt họ phải mua thịt nhưng "không nạc, không mỡ, không xương". Nàng dâu bèn mua cỗ dạ dày. Lần khác, bà bảo làm một công việc "dưới sạch quang, trên vàng ánh". Vợ bảo chồng đi nhổ cỏ vườn chè. Lần thứ ba bắt làm một việc mà "phía trên như mặt trời mọc, phía dưới như hoa tuyết rơi". Vợ cùng chồng đi cưa gỗ (trên mặt gỗ trắng và nóng, dưới mùn cưa rơi). Lần khác, bà bảo phải đun cơm cho người ta ăn, những người này "qua sông bằng cầu nhưng không cất bước". Nàng dâu bèn làm cơm nắm đưa cho người đi đò ngang ăn. Vào ngày Tết, bà bảo giã bột làm bánh nhưng phải dùng gạo nếp ba đấu ba, bốn đấu bốn, một đấu một, rồi lại một đấu hai. Nàng dâu đong vừa đúng một thạch (10 đấu) gạo nếp, đồ xôi rồi giã thành bánh giầy. Sau Tết, bà bảo dâu về thăm quê ngoại nhưng phải mang về ba thứ quà: củ cải trắng lòng đỏ, ba ba không chân, đầu tôm hàm không ngạnh. Nàng dâu trỏ về mang một giỏ trứng gà, một chiếc bánh giầy, và một nắm bánh phỗng.
Thấy dâu làm đúng không cãi được, mẹ chồng tức uất lên mà chết.
Nhưng lại đến lượt ông vua phải lòng cô gái thông minh. Để có cớ bắt nàng, lần đầu vua buộc nàng phải tìm một tấm vải che kín trời. Nàng nhận lời nhưng hỏi lại vua xem trời rộng và dài bao nhiêu để may cho đúng. Lần khác, vua bắt nộp một con lợn đầu to như đỉnh núi, mình dài như sườn núi. Nàng hỏi lại trọng lượng của đỉnh núi và chiều dài của sườn núi. Vua chịu, lại bắt nộp một con gà trống đẻ trứng. Cũng gần như truyện của ta và các truyện vừa kể, nàng theo lính về triều. Vua hỏi: - "Sao chồng nàng không cùng đến?". Đáp: "Chồng tôi đang ở cữ". - "Sao đàn ông lại đẻ con được?" -"Vậy thì làm gì lại có gà trống đẻ trứng". Vua choáng váng, đành để người đàn bà tự do trở về[11].
Về chi tiết xâu chỉ qua đường ruột ốc, Trung-quốc có truyện Sứ giả vua Tạng đi cầu hôn, có nói đến tài trí của một viên sứ thần thay mặt vua cha đi cầu hôn con gái vua Đường. Vua Đường ngại xa không muốn gả công chúa nhưng cũng không tiện từ chối, mới ra những chuyện đố oái oăm để cho sứ ta nản chí. Nhưng qua năm lần đố là năm lần sứ giả được cuộc. Trong đó có một lần vua Đường sai đưa ra một viên ngọc trong có lỗ quanh co xuyên qua, bảo sứ thần hãy xâu cho được một sợi chỉ. Cũng như truyện của ta, sứ giả nước Tạng buộc chỉ vào lưng một con kiến càng, mặt kia bôi mật. Kiến quả ngửi thấy mùi mật bò sang, mang theo cả sợi chỉ[12].
Người Triều-tiên có truyện Khổng Tử và cô gái:
Một hôm Khổng Tử đi chơi có 3.000 học trò đi theo, thấy ở giữa đồng có một cây ăn quả, hai bên cây có hai cô gái ngồi hái quả ăn. Cô ngồi phía mặt trời lặn mặt trắng, đẹp, còn cô ngồi phía đối diện mặt vàng, nhan sắc kém thua. - "Ồ, chị này đẹp thật!", Khổng Tử chỉ vào cô thứ nhất nói thế - "Vâng. nhưng khi phải xâu sợi chỉ qua 90 lỗ của một cái khóa thì sẽ biết là người phía Đông chứ không phải phía Tây", cô kia đáp. - "Cô ấy da xấu lại có vẻ khờ dại". Nói rồi ông đi. Nhưng khi vào chầu, không ngờ vua đưa cho ông một cái khóa đục 90 lỗ, bảo: - "Ông là bậc thánh hãy xâu sợi chỉ vào các lỗ này cho ta". Khổng Tử bối rối, sực nhớ tới cô gái ngồi phía mặt trời lặn nhưng lúc đến thì cô này đi vắng. Khổng Tử nhờ cô kia giúp. Cô gái liền cầm lấy khóa nhúng vào mật. Đoạn buộc một sợi to vào cẳng kiến. Kết quả khi ăn mật kiến đã xâu qua các lỗ. Khổng Tử mừng hỏi: - "Cô là ai mà giải được bài toán khó này". Cô kia đáp - "Tôi là người nhà Trời xuống giúp ông, vì ông phải là người trả lời được thông suốt những cái mà người ta hỏi"[13]. Đoạn cô bay lên trời trước mặt Khổng Tử.
Người Nhật-bản cũng có hai quyển cùng một chủ đề nhưng nhân vật chính không phải em bé mà là người già.
Truyện thứ nhất, từng chép trong sách Makura no sôshi (Thẩm thảo chỉ), ở thế kỷ X:
Ngày xưa có một ông vua không ưa người già, ra lệnh bắt những kể đến tuổi bốn mươi phải chết. Một ông tướng có hiếu thấy thế bèn đào lỗ trong nhà làm chỗ trốn của bố mẹ đã gần bảy mươi. Vua Trung-quốc toan chiếm nước này, trước hết tìm cách xem nước ấy có người tài hay không, mới đưa một khúc gỗ bào trơn, hai đầu bằng nhau, hỏi đằng nào ngọn đằng nào gốc? Không một ai trả lời được. Ông tướng nhờ bố mách nên tìm ra một cách là ném khúc gỗ xuống dòng nước chảy, đàng nào hướng ngược lại dòng nước là ngọn[14]. Vua Trung-quốc lại cho đưa sang hai con rắn giống nhau hỏi con nào cái con nào đực. Được bố mách, ông tướng lại bảo lấy cành lá nho cọ nhẹ vào đuôi, con nào cựa quậy là cái. Về sau vua Trung-quốc lại sai mang một viên ngọc bắt phải xâu một sợi chỉ qua đường ruột ốc. Ông tướng lại theo mưu kế của bố, buộc chỉ vào hai con kiến lớn, một đầu bôi mật và quả thành công.
Nhận thấy tài năng của ông, vua Nhật toan ban cho chức tước, nhưng ông ta chỉ xin phép cho bố mẹ mình đang trốn tránh được về ở kinh đô.
Trong truyện thứ hai cũng có một ông chúa ra lệnh thủ tiêu tất cả người già. Một chàng hiếu tử cõng mẹ vào rừng sâu đi trốn. Bà già thả cành lá ở những chỗ đường rẽ. Con hỏi mẹ, mẹ cười không đáp, nhưng khi con về nhờ có cành lá mới nhận ra đường.
Sau đó con lại cõng mẹ về giấu ở chạn lúa. Lúc này chúa ra lệnh phải nộp một dây bằng tro và một thân cây làm sao cho đầu và đuôi to nặng bằng nhau. Mọi người không làm sao nghĩ ra. Chàng hiếu tử hỏi bà mẹ. Mẹ bày cho con bện dây rơm rồi đốt để có dây bằng tro, và đánh nhiều vào đằng đầu cây, rồi đem nhúng nước, ngấm nước thân sẽ phồng to như đằng gốc, thả xuống nước nặng ngang như gốc. Khi đưa nộp, chúa hỏi ai bày, anh không dám giấu sự thực. Chúa mới nhận ra một sự thực: kinh nghiệm của người già giúp ích tho xã hội. Bèn bãi lệnh giết người già và bảo chàng hiếu tử về chăm sóc mẹ[15].
Giống với truyện Nhật-bản, người Bun-ga-ri (Bulgarie) cũng có truyện Tại sao phải kính trọng người già? Ở đây cũng có một ông vua tàn bạo hạ lệnh giết người già. Chỉ còn sót lại một người bố của một quý tộc giấu ở một nơi bí mật. Vua có con ngựa quý bất kham, theo lời mụ phù thủy, vua bắt các quý tộc phải nộp dây thòng lọng bằng cát mới thuần được. Nhờ người bố bày mưu "tâu với vua xin một cái làm mẫu", nên vua đình chỉ lệnh ấy. Sau đó gặp đại hạn kho lẫm trống rỗng, vua ra lệnh tìm cho được hạt giống, nếu không sẽ xử tử. Nhờ người bố bày mưu bảo nông dân đi đào các tổ kiến nên kiếm được hạt giống. Vua khen, hỏi: - "Ai bầy?" - "Nếu tôi nói thật, bệ hạ sẽ giết tôi mất". - "Ta sẽ không chạm đến sợi tóc của ngươi".
Khi biết sự thật, vua bãi lệnh giết người già, lại bắt dân không được coi thường người già; ra đường phải nhường họ đi trước[16].
Ba truyện trên đều có nguồn gốc từ Ấn-độ. Trong Đại tạng kinh có kể: xưa có một nước tên là Khí-lão (loại bỏ người già). Một viên quan có hiếu cũng đào lỗ cho bố trốn tránh, có một vị thần bắt ông vua nước ấy phải giải đáp các câu hỏi, nếu không trả lời được thì trong bảy ngày sẽ phá tan tành cả nước.
Cũng như trên, ông vua ấy nhờ có bố viên quan mà giải đáp được: lần đầu chỉ đúng hai con rắn đực cái, lần thứ hai chỉ đúng gốc và ngọn của khúc gỗ. Và cũng nhờ đó cái lệnh đuổi người già bị bãi bỏ[17].
Trong Tập bảo tàng kinh có đến hai truyện cũng một chủ đề như trên nhưng ở đây lại dùng kinh điển tôn giáo để giải đáp một số các câu đố, v.v...[18].
Một loạt truyện khác tuy hình tượng không giống với các truyện trên nhưng lại cùng một chủ đề, tức là dùng thông minh để biện bạch giúp những người bị phân xử bất công. Sau đây là một vài truyện:
Truyện Mã-lai (Malaysia):
Một người mượn búa của người khác. Khi người này đòi, hắn nói búa đã bị mối ăn mất. Vua sai hoẵng Pơ-lăng-đốc xử. Hoẵng dội nước ướt lông rồi lăn lên trên tro. Vua hỏi: - "Sao lại bẩn thế?" - "Tôi đi tắm thấy biển nổi lửa, tôi phải dập cho tắt nên lông đầy tro". - "làm sao lại có biển nổi lửa được nhỉ?". Người kia nói theo: - "Tôi chưa từng thấy bao giờ". Hoẵng liền đáp: - "Đúng thế. Cũng giống như búa sắt vậy, tôi chưa từng thấy mối ăn bao giờ". Vua bắt người kia phải bồi.
Truyện Ấn-độ:
Một tên trộm bắt trộm một con ngựa đang buộc ở cây, người ta đưa nó ra quan tòa chồn, hắn đổ cho cây ăn mất ngựa. Quan tòa nói: - "Đêm qua biển nổi lửa ta phải ôm từng ôm rạ quẳng vào lửa để dập tắt, nay ta mệt không xử được hãy để đến mai". Tên trộm nói: - "Làm sao ngài lại làm tắt lửa bằng rạ được?" - "Thế thì làm sao lại có cây nuốt ngựa được".
Truyện Ấn-độ (vùng Păng-jáp (Pendjab)):
Một con ngựa con mới đẻ trong đêm. Sáng ra thấy nó đứng ở gần một cái máy ép dầu, chủ máy này nhận là của mình. Vua xử cho hắn được. Chủ ngựa cầu cứu với chồn. Chồn đến trước vua làm bộ ngã hai ba lần, ngất đi. Vua hỏi lý do. Đáp: - "Đêm qua biển bốc lửa, tôi phải múc nước dội để dập tắt nên mệt quá!" - "Mày nói gì lạ lùng vậy. Làm gì có biển bốc lửa". - "Cũng vậy thôi! Làm gì có máy ép dầu đẻ ra ngựa"[19].
Truyện Căm-pu-chia:
Có hai người đặt bẫy thú: một người đặt dưới đất, một người đặt trên cây. Sáng dậy người sau đi thăm trước, thấy bẫy người trước được một con hươu, còn của mình không có gì cả. Bèn bắt hươu bỏ vào bẫy của mình. Việc đưa lên quan, quan xử cho người có bẫy trên cây được. Thỏ bày giúp người đặt bẫy dưới đất nói với quan rằng vì thấy một đàn cá leo lên cây hái quả ăn, nên đến hầu chậm. Quan đập bàn: - "Nói không thể tin được. Đời thuở nào có cá trèo cây". - "Vậy thì, thỏ đáp, đời thuở nào có hươu trèo cây chui vào bẫy"[20].
Xem thêm truyện Trạng Hiền (số 81) sau đây, và truyện Gái ngoan dạy chồng (số 88).
[1] Theo Nguyễn Văn Ngọc. Sách đã dẫn.
[2] Theo lời kể của người miền Bắc.
[3] Xem Văn Tân. Văn học trào phúng, tập I.
[4] Theo Truyện cổ tích miền núi.
[5] Theo Đơ-jor-jơ (Degeorge), đã dẫn.
Về truyện này, người Lào và người Thái kể có khác về chi tiết. Người Lào kể: một vị thần Bơ-ra-ma đầu thai thành một đứa bé chân tay ngắn ngủn. Thần In-đơ-ra muốn cải tạo lại bèn mang lên trời giao cho Ngọc Hoàng (Then). Ngọc hoàng đúc khuôn đồng không thành. Lại đúc khuôn bạc, rồi vàng, rồi thủy tinh, đều không thành. Ngọc Hoàng trả lại. In-đơ-ra bèn đúc khuôn kim cương hóa ra tốt đẹp như In-đơ-ra. Mừng lắm bèn cho đầu thai vào lòng nàng Ma-li-ka 10 năm mới đẻ đặt tên là Ra-pha-na-xu-an. Lên ba hắn đã học hết khoa học. Hắn đòi vua một nước nọ phải gả công chúa cũng mới lên ba. Ông vua này thấy hắn hỗn xược, cũng đành phải gả nhưng xin thiên thần cho mình một đứa trai khác để chế ngự hắn. (Truyện Ramayana của Lào).
Người Thái kể đoạn đầu như của người Tày. Khi đứa bé (ở đây tên là Lan Phắc) gặp Thiên Thần (ở đây là Ngọc hoàng = Then) thì nó hỏi vặn lại: - "Ngựa của ông đã để lại bao nhiêu dấu ở dọc đường?". Ngọc hoàng cứng họng bèn đến gần, nhìn rồi nói: - "Tại sao cục thịt này lại nghe được nói được?". Lan Phắc đáp: - "Khi đã là người thì ai cũng muốn đẹp. Còn tôi thì rất xấu hổ. Vậy tôi muốn ông làm cho tôi tốt đẹp như như người". Ngọc hoàng y lời đúc lại, lại cho hắn mượn ngựa cưỡi lên trời dạo chơi. Bọn trẻ con Ngọc hoàng nói với nhau: - "Sao có kẻ nào cưỡi ngựa của bố ta". Lan Phắc quay trở về bảo Ngọc hoàng: - "Ông làm cho tôi được đẹp như ông". Ngọc hoàng lại đúc lại. Hắn lên trời vẫn nghe bọn trẻ con thì thào: - "Người này giống bố nhưng không phải bố". Hắn lại về xin làm cho giống Ngọc hoàng như đúc. Lần này lúc lên, Lan Phắc được vợ con Ngọc hoàng quấn quýt vì tường chính Ngọc hoàng đã về.
Sau đó Lan Phắc lại xuống bảo Ngọc hoàng: - "Ông hãy chịu khó ở dưới đó vì ông chưa phải là thần tối linh: người nghèo quá nghèo, người giàu quá giàu". Đoạn trở về thừa hưởng mọi thứ của Ngọc hoàng.
Ngọc hoàng giận vì bị phản bội, giẫm chân thì đất sụt rơi xuống thế giới Diêm vương. Từ đó vì có cơn giận của Ngọc hoàng nên thỉnh thoảng lại có một lần động đất dữ dội. Về sau khi nghe có người nói: - "Xin ngài bớt giận, dầu sao Lan Phắc vẫn còn sống". Ngọc hoàng thẹn không làm động đất dữ dội nữa.
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
Hãy kể lại câu chuyện Em bé thông minh.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
Hãy kể lại câu chuyện Em bé thông minh.
Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.
Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:
- Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!
Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.
Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:
- Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.
Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:
- Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…
Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:
- Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…
Chú bé liền tâu:
- Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?
Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.
Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.
Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:
"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"
Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.
hãy lập dàn ý chi tiết cho một trong 3 đề bài sau:
1.hãy kể lại 1 kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
ai trả lời hay,nhanh và đúng thì mk tk
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
a. Mở bài
Giới thiệu bạn mình là ai?
Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
Sự việc chính và các chi tiết.
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c. Kết bài
Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Suy nghĩ của em về người bạn đó.
Mình tìm được 2 dàn ý chi tiết, K mình nha
Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 1
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
2. Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
3. Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 3
a. Mở bài
Giới thiệu bạn mình là ai?
Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
Sự việc chính và các chi tiết.
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c. Kết bài
Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Suy nghĩ của em về người bạn đó.