Những câu hỏi liên quan
Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
22 tháng 11 2017 lúc 17:31

1. Phần Mở hài (Giới thiệu câu chuyện)

- Tôi tên là Lê Mã Lương.

- Cha mẹ tôi mất sớm. Vì vậy, tôi phải đốn củi, cắt cỏ kiếm sống qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến mức không có tiền mua một cây bút.

- Tôi rất thích vẽ nên hằng ngày tôi chăm chỉ luyện tập. Khi đi kiếm củi trên núi, tôi lấy que củi làm bút để vẽ những con chim đang bay. Lúc cắt cỏ bên sông, tôi lấy tay nhúng xuống nước rồi vẽ tôm cá đang bơi lội. Về nhà, tôi vẽ các đồ đạc trong nhà.

- Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ. Tôi vẽ chim cá giống như hệt. Thế nhưng tôi vẫn chưa có được một cây bút vẽ. Tôi ao ước có một cây bút để tôi vẽ những gì mình thích.

2. Phần Thân bài (Biễn biến sự việc)

a). Giấc mơ kì diệu

Một đêm, tôi nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói: “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”.

- Trong mơ, tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh và sung sướng reo lớn: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!..”

- Tôi nói chưa dứt lời thì cụ già biến mất. Tôi giật mình tính dậy mới biết là mình nằm mơ.

- Nhưng tôi lấy làm lạ là cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi. Đúng là tôi đã có một giấc mơ kì diệu.

b). Giúp người nghèo

- Tôi lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt tôi. Tôi thích thú vô cùng.

- Tôi dùng cây bút thần vẽ giúp cho tất cả những người nghèo trong vùng. Nhà nào không có cày, tôi vẽ cày cho. Nhà nào không có cuốc, tỏi vẽ cuốc cho. Nhà nào không có đòn, tôi vẽ cho đòn,...

c). Trừng trị lên địa chủ tham lam

- Việc tôi có cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong vùng. Hắn sai dầy tớ tới bắt tôi và nói tôi phải vẽ cho hắn những gì hắn muốn.

- Biết đó là tên địa chủ tham lam nên tôi không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì.

- Hắn tức giận nhốt tôi vào chuồng ngựa không cho tôi ăn uống gì.

- Hắn cho người đến chuồng ngựa xem tôi đã chết hay còn sống. Hắn nào ngờ, nhờ có cây bút thần mà tôi có lò lửa rực hồng để sưởi và có bánh nướng thơm ngào ngạt để ăn.

- Đoán trước thế nào tên địa chủ tham lam cũng sẽ giết tôi nên tôi dùng cây bút thần vẽ một cái thang và trốn ra khỏi chuồng ngựa.

- Thoát khỏi nhà tên địa chủ, tỏi vẽ một con ngựa và cưỡi lên phi nhanh.

- Đi chưa được bao xa, tôi nghe tiếng huyên náo phía sau. Quay lại nhìn, tôi thấy tên địa chủ tay vung đao sáng loáng. Đằng sau tên địa chủ có khoảng hai mươi tên khác.

- Chờ cho bọn chúng đến gần, tôi rút bút thần ra vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi dương cung bắn. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ. Hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa. Ngựa tung vó phi như bay.

d). Trừng trị tên vua tham lam độc ác

- Tôi dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi đành vẽ tranh bán. Sợ lộ, nên khi vẽ, tôi cố tình vẽ thiếu một chi tiết trong tranh, nên tất cả các tranh đều dỡ dang không biến thành đồ vật hoặc con vật thật được.

- Một lần, vẽ tranh con cò, tôi cố tình vẽ thiếu một con mắt. Nào ngờ, do sơ ý, tôi để một giọt mực rơi xuống đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò vỗ cánh bay lên. Chuyện đó làm chấn động cả thị trấn. Rồi có kẻ tố giác với vua. Vua cho lính tới đón tôi về kinh đô.

- Được biết đây là một tên vua gian ác tham lam nên tôi không vẽ những điều vua muốn mà vẽ những thứ ngược lại. Ví dụ, vua bắt tôi vẽ con rồng, tôi vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt tôi vẽ con phượng, tôi vẽ con gà trụi lông...

- Vua lấy bút thần của tôi để tự vẽ. Vua vẽ một dãy núi vàng nhưng chắng thấy vàng dâu chỉ thấy một dãy núi đá. Đá từ trên đĩnh núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua.

- Không từ lòng tham, vua lại vẽ tiếp từng thỏi vàng nối nhau. Nào ngờ, khi nhìn lại, chẳng thấy vàng đâu cả, chỉ thấy một con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm đang bổ lại phía nhà vua. May có triều thần xô tới cứu, nếu không mãng xà đã nuôt chửng vua.

- Biết không có tôi thì bút thần chẳng hiệu nghiệm nên vua phải thả tôi ra hứa cho tôi rất nhiều vàng bạc và gả công chúa cho tôi. Tôi giả vờ đồng ý. Vua rất mừng và trả cây bút thần cho tôi.

- Nhà vua không bảo tôi vẽ núi nữa mà bảo tôi vẽ biển.

- Tôi chí cần đưa hai nét bút là biển cả mênh mông hiện ra, xanh biếc, không gợn sóng, trong như mặt gương soi.

- Vua bảo sao biển không có cá thế và tôi vẽ rất nhiều cá với đủ màu sắc.

- Vua bảo tôi vẽ một con thuyền, tôi cũng vẽ cho một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền.

- Tôi đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tần, thuyền từ từ ra khơi.

- Tôi nghe tiếng nhà vua kêu lớn: “Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”

- Tôi đưa thêm mấy nét bút nữa, sống biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

- Tôi lại nghe tiếng kêu cuống quýt của nhà vua: “Đừng cho gió thổi nữa! Dừng cho gió thổi nữa!

- Tôi chẳng thèm đếm xĩa đến lời nói đó, tôi tiếp tục vẽ thêm những đường cong lớn. Biển động dữ dội... Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi dưới lớp sóng hung dữ.

3. Phần Kết bài

- Sau khi tên vua tham lam và gian ác chết, tôi đi khắp mọi miền để giúp đở những người nghèo.

- Tôi sẽ tiếp tục dùng cây bút thần để trừng trị những ke tham lam độc ác như tên địa chủ, như nhà vua.

- Tôi thấy vui vì mình sống có ích cho mọi người.

Songoku Sky Fc11
22 tháng 11 2017 lúc 17:30

Câu hỏi của Trần Thị Hoàn - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

nguyenvankhoi196a
22 tháng 11 2017 lúc 17:31

Ngày xưa có một em bé tên là Mã Lương. Mồ côi (cả cha lẫn mẹ đều mất sớm). Em cắt cỏ, kiêm củi… để nuôi thân. Em rất thông minh và yêu thích hội họa. Em võ đẹp. Chỉ lấy que, lấy ngón tay làm bút vẽ. Em vẽ chim, vẽ cá giống như hệt, ai cũng tưởng như được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội… Em chỉ mong sao có được một cây bút vẽ.

Thế rồi, một đêm em nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, đưa cho em một cây bút vẽ và bảo: "Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều". Em sung sướng nhìn cây bút khẽ nói: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!". Mã Lương chợt tỉnh giấc thì cụ già đã biến mất, nhưng cây bút bằng vàng sáng lấp lánh vẫn còn nằm trong tay.

Từ đấy trở đi, nhờ có cây bút thần, tài nghệ của Mã Lương phát triển một cách kì diệu. Em vẽ chim thì chim biết hót, biết bay. Em vẽ cá thì cá tung tăng bơi lội. Rồi em vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước… giúp bà con nghèo có dụng cụ làm ăn. Dân làng hết lời ca ngợi em.

Gần miền có một tên địa chủ tham lam, độc ác sai hai tên tôi tớ đến bắt Mã Lương đưa về nhà, ép em phải vẽ theo ý muốn của hắn. Em không thèm vẽ cho hắn. Dụ dỗ, dọa nạt không được, hắn giam em vào chuồng ngựa với ác ý làm cho em chết đói. Ba hôm sau, tuyết phủ đầy trời đất. Tên địa chủ tin rằng em sắp chết rét. Nửa đêm, hắn lò mò đến chuồng ngựa, hắn vô cùng sửng sốt thấy Mã Lương đang ngồi sưởi trước bếp hồng và đang ăn bánh nướng! Vô cùng tức tôi, hắn trở về nhà kéo bọn gia nhận đến để giết Mã Lương và ăn cướp cây bút thần. Mã Lương đã trôn mất, chỉ còn lại một chiếc thang. Tên địa chủ vừa leo lên ba bậc thì bị ngã xuống đất như bị trời giáng. Mã Lương vẽ ngựa, dùng ngựa phóng như bay, chạy trốn. Tên địa chủ cùng một đoàn tôi tớ gươm giáo sáng loáng, phóng ngựa đuổi theo. Mã Lương vẽ cung tên làm vũ khí bắn trúng họng tên địa chủ độc ác.

Chạy trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán lấy tiền sinh sông. Cũng vẽ chim, vẽ cá… nhưng con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân… Một hôm, em vẽ cò trắng, vô ý làm rơi một giọt mực xuống bức tranh. Con cò đủ mắt, bỗng cất cánh bay lên… Chuyện lạ ấy đến tai nhà vua. Mã Lương bị triệu đôn hoàng cung. Vốn căm ghét tên bạo chúa, Mã Lương đã phản kháng lại. Vua bảo vẽ rồng thì em vẽ cóc ghẻ, vua bắt vẽ phượng thì em vẽ gà trụi lông. Cóc, gà vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu. Nhà vua tước mất cây bút thần của em. Hắn tham lam vẽ núi vàng, thì núi vàng thành núi đá, vẽ thỏi vàng dài thì thỏi vàng hóa thành con mãng xà, miệng há hốc, đỏ lòm. Nhà vua suýt nữa bỏ mạng. Nhà vua tìm mọi cách mua chuộc, hứa gả công chúa và trả lại bút thần cho Mã Lương. Vua sai Mã Lương vẽ biển, rồi vẽ thuyền có cánh buồm để du ngoạn. Vua, hoàng hậu, các công chúa, hoàng tử và bọn đại thần kéo nhau xuống thuyền. Biển gợn sóng, gió thổi nhẹ, thuyền từ từ ra khơi. Nhà vua đòi Mã Lương vẽ cho gió to thêm. Mã Lương vẽ và vẽ, gió mạnh thổi một lúc một mạnh, biển nổi sóng dữ dội nhấn chìm thuyền nhà vua xuống đáy biển.

Sau sự kiện chấn động ấy, đìu chuyện về Mã Lường và cây bút thần đồn đại khắp nơi. Nhưng Mã Lương cũng đã đi đâu mất…

Hoàng Thanh Mai
Xem chi tiết
Bi Bi
13 tháng 12 2016 lúc 21:33

Vào đúng khoảnh khắc những que diêm cuối cùng nối tiếp nhau bừng sáng, bà dịu dàng nắm lấy tay tôi, rồi hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Thế là tôi đã được cùng bà về bên Thượng đế chí nhân, chấm dứt những tháng ngày đau khổ, bi thương chốn trần gian. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nữa. Tôi cảm nhận rõ sự ấm áp từ vòng tay đầy yêu thương của bà. Hạnh phúc ơi! Sao tận bây giờ Người mới gọi tên con?

Vừa đặt chân đến cổng thiên đường, tôi ngỡ ngàng khi đứng trước một chiếc cầu vồng khổng lồ, lung linh bảy sắc. Ánh sáng, màu sắc rực rỡ từ cầu vồng chiếu ra khiến tôi lóa mắt. Trên cầu vồng, những làn mây màu ngọc thạch vắt ngang như những chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh non được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế có lẽ chỉ một lần trong vũ trụ, khác hẳn sự tối tăm, lạnh lẽo của đêm giao thừa chốn dương gian. Bà ân cần nắm tay tôi, đưa về một ngôi nhà xinh xắn, với hàng rào dây thường xuân bao quanh giống như ngôi nhà hạnh phúc của gia đình tôi ngày xưa. Trong nhà, một lò sưởi ấm cúng với những ngọn lửa nhỏ đang nhẩy múa, trên bàn ăn trải khăn trắng tinh, một con ngỗng quay vàng rộm đang chờ sẵn cùng với rất nhiều bánh ngọt và hoa quả tươi ngon, cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy ở góc phòng. Ngồi trong lòng bà, bên lò sưởi ấm áp, tôi nghẹn ngào kể cho bà nghe cuộc sống khốn cùng của tôi sau khi bà mất:

- Bà ơi! Từ ngày bà rời xa cháu, gia đình ta đã lâm vào cảnh bần hàn. Hai cha con cháu phải chuyển đến một căn áp mái tồi tàn, hoang lạnh. Cha trở nên nghiện ngập, mắng chửi cháu cả ngày. Cháu phải đi bán diêm để mưu sinh. Trong đêm giao thừa rét mướt, một mình cháu đầu trần với đôi chân tê cóng vì không có giày dò dẫm trong đêm tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ đòn roi của cha. Đói và rét khiến cháu kiệt sức, đành ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà trong cái rét cắt da, cắt thịt của đêm đông. Cháu muốn quẹt một que diêm để hơ ấm đôi bàn tay tê buốt nhưng không dám vì đó là số diêm cha cháu giao đi bán. Cuối cùng cháu đánh liều quẹt một que, ánh sáng diêm rực như than hồng. Cháu tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm tàn, lò sưởi cũng biến mất, cháu bần thần lo sợ sẽ bị cha mắng. Cảm giác đói cồn cào xâm chiếm, cháu lại quẹt que diêm thứ hai. Kì diệu quá bà ơi! Cả một bàn ăn thịnh soạn hiện ra, mùi ngỗng quay thơm nức cả mũi. Nhưng rồi mộng tưởng cũng tan biến khi que diêm vụt tắt. Chỉ còn lại mình cháu cô đơn trong xó tường lạnh lẽo. Không một ai bố thí cho cháu một chút tình thương. Tại sao cuộc sống của cháu lại bi thảm đến thế? Cháu nhớ quay quắt những đêm giao thừa hạnh phúc khi bà còn sống. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Trời ơi! Cháu không tin nổi! Trước mắt cháu là một cây thông Noel lớn, lộng lẫy với ngàn ánh nến sáng rực, lấp lánh. Rồi diêm tắt, những ngọn nến cứ thế bay cao rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời xa thẳm. Những ngôi sao đó gợi trong cháu nỗi nhớ bà da diết. Cháu quẹt thứ tư và bà đã đến bên cháu, vẫn nụ cười hiền hậu, dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn cháu. Bà ơi! Đó chính là điều kì diệu nhất mà cháu được nhận từ thượng đế nhân từ. Cháu muốn níu bà ở lại vì bà chính là điểm tựa của cháu trong cuộc sống. Vì cháu biết có bà, cháu sẽ được sống những ngày hạnh phúc. Bà sẽ đưa cháu đến với một thế giới không có đòn roi, không có đói khát, không bị ghẻ lạnh mà chỉ có tiếng cười và những yêu thương. Cháu cũng biết, diêm tắt, bà cũng sẽ biến mất như những ảo ảnh trước. Không! Cháu không muốn thế. Cháu muốn ở mãi bên bà. Cháu cuống quýt quẹt tất cả những que diêm còn trong bao mong giữ bà ở lại. Diêm nối nhau sáng mãi, rồi bà đã nắm tay cháu bay cao lên mãi.

Bà ơi! Cháu đã không còn mẹ nữa. Xin bà đừng bao giờ rời xa cháu nữa bà nhé! – Tôi khẩn nài bà trong nước mắt.

Bà hiền hậu vuốt tóc tôi và nói:

- Cháu yêu! Đừng khóc nữa. Giờ cháu đã ở đây với bà rồi. Sẽ không còn buồn đau, đói rét nào đe dọa cháu nữa đâu.

Tôi ngả đầu vào vai bà trong niềm vui sướng khôn tả. Bỗng cánh cửa lớn mở ra, một người phụ nữ bước bước vào. Nhìn bà, tôi chợt thấy trái tim mình loạn nhịp. Vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, nụ cười bừng nở như nắng mai, mùi hương quen thuộc. Mẹ! Là mẹ thật rồi. Tôi chạy nhào vào lòng mẹ, khóc tức tưởi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự trùng phùng kì diệu. Mẹ ôm chặt lấy tôi, vuốt tóc, lau nước mắt cho tôi. Mẹ nói:

- Nín đi con! Từ nay mẹ và bà sẽ bù đắp cho con tất cả những bất hạnh con đã phải chịu suốt bao năm qua.

Nỗi vui sướng khiến tôi mê mụ. Tôi không ngờ niềm hạnh phúc của tôi lại tròn đầy đến thế. Tôi chợt nghĩ không biết giờ này, ở dưới kia, họ đang làm gì với tôi - cô bé bán diêm. Tôi bèn vén mây nhìn xuống trần gian. Tôi nhìn theo và thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé ấy đã chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết. Vậy mà họ không tỏ chút xót thương nào, họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất. Cô bé ấy là tôi. Tôi đã chết không phải vì đói và rét, mà chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Mong sao trong cuộc đời sẽ không còn cô bé nào khốn khổ như tôi nữa. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương và biết sẻ chia.

- Cháu gái! Chúng ta đi chơi nào! Tiếng bà gọi tôi trở lại với thực tại.

Tôi vui sướng cùng bà và mẹ đi chơi, vườn hoa nơi thiên đường đẹp kì ảo với trăm ngàn loài hoa đủ màu lấp lánh. Mây trắng bò tràn lan trên mỏi nẻo đường đi. Mây ngũ sắc vương trên các vòm cây kì bí. Những cổng chào với ánh sáng chói lóa, lung linh đẹp mê hồn.

Thế là từ nay, tôi sẽ được sống cùng bà và mẹ hạnh phúc như xưa! Tôi sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ, lời nói, ảnh mắt của hai người. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Tôi thầm cảm ơn thượng đế đã ban cho tôi phước lành này. Thượng đế chí tôn! Con xin cảm ơn Người!

 
Hoàng Thanh Mai
14 tháng 12 2016 lúc 23:09

Linh Phương giúp mk. mk cần 1 cái mở bài #

Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Dung Nguyen
6 tháng 9 2016 lúc 20:07

cậu cũng học lớp 6 à trường nào thế

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 2 2019 lúc 7:30

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

khánh linh 2k8
Xem chi tiết
Liễu Y Y
14 tháng 10 2019 lúc 20:42

Bài làm :

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

Hok tốt

•Mυη•
14 tháng 10 2019 lúc 20:43

Bài làm :

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

_Chúc bạn học tốt_

Trần Thị Minh Châu
14 tháng 10 2019 lúc 20:44

Tôi là một người phụ nữ chân quê, sống một cuộc sống bình yên bên người chồng tại một ngôi làng nhỏ thời vua Hùng thứ 6. Hai vợ chồng tôi tuổi đã cao, mặc dù làm nhiều việc thiện tích đức nhưng mãi vẫn chưa có được một mụn con. Được ông trời thương xót, cuối cùng, hai vợ chồng tôi đã có được một đứa con. Và đó chính là Thánh Gióng- người anh hùng dân tộc đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
Đó là một câu chuyện dài mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy trên mặt đất có một vết chân to. Thấy lạ quá, tôi bèn lấy chân mình ra ướm thử, từ đó tôi có thai. Cả hai vợ chồng tôi đều vô cùng vui mừng, sung sướng. Nhưng trớ trêu thay, khi đứa con còn chưa ra đời, chồng tôi mất. Không lâu sau, tôi sinh ra một đứa bé bụ bẫm, kháu khỉnh và đặt tên là Gióng. Nhưng kỳ lạ thay, dù đã ba tuổi, Gióng vẫn không biết nói, biết cười, điều này khiến tôi vô cùng buồn khổ, lo lắng.
Năm đó, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Chúng cướp bóc, tàn sát người dân vô cùng tàn độc. Triều đình đã cử binh lính đi dẹp yên bờ cõi đất nước, nhưng thế giặc mạnh, quân ta bị đánh bại. Trước hoàn cảnh đất nước nguy nan, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Khi sứ giả đi qua làng tôi, nghe lời kêu gọi người tài, Gióng bất ngờ cất tiếng bảo tôi:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Vui mừng xen lẫn bất ngờ, tôi làm theo lời con. Khi sứ giả bước vào nhà, Gióng liền nói:
- Ông về tâu vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả tuy bất ngờ nhưng cũng lập tức về tâu vua. Vua sai người ngày đêm chuẩn bị những vật mà Gióng yêu cầu. Và điều kì lạ đã xảy ra. Từ khi gặp sứ giả, con tôi bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ, quần áo mới vừa mặc đã sứt chỉ. Tôi phải nhờ đến hàng xóm giúp đỡ. Mọi người ai nấy đều vui vẻ góp gạo, may áo nuôi Gióng, nhờ vậy, tôi bớt được phần nào gánh nặng.
Giặc đã đến chân núi Trâu, lòng người vô cùng lo lắng. Đúng lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Con tôi bỗng vươn mình đứng dậy, trở thành một tráng sĩ to khỏe, lực lưỡng. Tôi giúp con mặc áo giáp sắt. Mặc áo giáp xong, tay cầm roi sắt, Gióng lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Đi đến đâu, ngựa phun lửa thiêu cháy quân thù đến đó. Gióng cầm roi sắt vung lên, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, con tôi bèn nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc. Giặc bỏ chạy tan tác. Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Lên đến đỉnh núi, đứa con anh hùng của tôi cởi áo giáp sắt, cúi đầu cảm tạ và cùng ngựa sắt bay về trời.
Câu chuyện ấy xảy ra cũng khá lâu rồi nhưng tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh đứa con bé bỏng của tôi anh dũng xông pha trận mạc, chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi Gióng về trời, nhà vua đã cho lập đền thờ ở chính ngôi làng của tôi, điều đó vừa khiến tôi tự hào về Gióng vừa buồn bã vì Gióng đã xa tôi mãi mãi. Nhưng chắc chắn, những hình ảnh đẹp đẽ về đứa con sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi.

k cho mk nha

Trần Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nhok_baobinh
15 tháng 12 2017 lúc 19:46

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

Huy Hoang
15 tháng 12 2017 lúc 19:45

Đề bài: Trong vai bà đỡ Trần, kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa. 

Bài 1
II. BÀI LÀM

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:

- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!

Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:

- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!

Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.


Bài viết 2

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả 
là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi 
sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như 
kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó 
không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể 
cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua... 
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng 
nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai 
gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, 
ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng 
cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng 
dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng 
phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi. 
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai 
con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, 
tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc 
ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về 
phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ 
dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn 
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, 
vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho 
con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. 
Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con. 
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc 
khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi 
bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi 
trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng. 
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con 
hổ kia có nghĩa. 
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã 
sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì 
lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ 
một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

 

Trần Nguyễn Kiều Trinh
15 tháng 12 2017 lúc 19:49

bài 1

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

bài 2

Tôi là một người sống ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, vì tôi làm nghề đỡ đẻ nên mọi người thường gọi tôi với cái tên thân mật là bà đỡ Trần. VÌ làm nghề này hơn nửa đời người nên tôi có nhiều kinh nghiệm, mà theo như lời mọi người thì tôi rất “mát tay”, bao nhiêu ca đỡ đẻ, dù khó khăn nhường nào thì tôi đều giúp họ sinh sản an toàn, mẹ tròn con vuông. Chính vì vậy mà dù con cái của họ đã lớn nhưng mỗi dịp đầu năm họ lại mang theo gà, mang gạo đến nhà tôi tạ ơn. Được sự tin tưởng, tín nghiệm của mọi người như vậy khiến tôi rất vui. Hôm ấy, khi trời về khuya gần chìm vào giấc ngủ thì tôi nghe tiếng gõ cửa dồn dập.

Tôi nghĩ rằng có ai đó chuẩn bị sinh nên mới vội vàng đến tìm tôi lúc đêm khuya như vậy. Tôi vội vàng mặc thêm áo khoác rồi ra mở cửa, nhưng hoàn toàn trái ngược với những tưởng tượng trước đó của tôi, trước mắt không phải khuôn mặt của một người nào, mà xuất hiện một con hổ to lớn, khuôn mặt dữ tợn. Tôi chưa kịp kêu lên thì con hổ đã mang tôi chạy thẳng vào rừng, đến một hang đá nó chợt dừng lại, thả tôi xuống đất, tôi vì quá sợ hãi nên đã chạy nhanh vào một góc hang, trốn chạy ánh nhìn dữ tợn của nó. Lúc này, tiếng gầm của một con hổ khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Nhìn xuống thì thấy con hổ này nhỏ bé hơn con hổ mang tôi đến đây, bụng nó chướng lớn và đang nằm quằn quại đau đớn dưới đất.

Với những kinh nghiệm của mình, tôi có thể thấy con hổ cái này chuẩn bị sinh nở, giờ đang trở dạ nên mới đau đớn, quằn quại như vậy. Tuy nhiên, vì sợ hãi nên tôi không dám lại gần, càng không dám có những hành động quá khích nào khác. Nhưng khi đang chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn thì con hổ vừa đưa tôi đến đã dùng chân của mình chạm nhẹ và cánh tay của tôi, nhìn tôi đầy khẩn trương như muốn tôi giúp đỡ con hổ kia vậy. Biết rằng con hổ này không hề có ý làm hại mình mà chỉ mong muốn được tôi đỡ đẻ cho hổ mẹ kia nên tôi nhanh chóng lấy thuốc mang theo bên mình, hòa với nước suối gần đó, rồi cho hổ mẹ uống để giảm bớt sự đau đớn.

Sau đó tôi xoa tay trên bụng hổ mẹ và giúp nó sinh con. Hơn một canh giờ sau, cuối sùng hổ con được sinh ra, đó là một con hổ đực khỏe mạnh, xinh xắn. Tôi khẽ quệt nhẹ tầng mồ hôi trên trán, đứng sang một bên nhìn cảnh hổ đực đang chơi đùa cùng với hổ con, hổ mẹ vì mệt mỏi mà nằm xoài dưới mặt đất nhưng khuôn mặt vẫn ánh lên những tia hạnh phúc. Bỗng nhiên tôi có cảm giác xúc động không thôi, tuy chỉ là những con vật nhưng chúng vẫn đối xử với nhau thân tình như những con người thực sự.

bài 3

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:

- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!

Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:

- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!

Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.


Bài viết 4

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả 
là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi 
sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như 
kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó 
không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể 
cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua... 
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng 
nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai 
gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, 
ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng 
cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng 
dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng 
phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi. 
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai 
con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, 
tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc 
ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về 
phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ 
dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn 
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, 
vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho 
con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. 
Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con. 
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc 
khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi 
bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi 
trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng. 
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con 
hổ kia có nghĩa. 
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã 
sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì 
lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ 
một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

 

Dung Nguyen
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 20:14

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

Vũ Thảo Nguyên
30 tháng 9 2016 lúc 22:22

sao dài dòng thế 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 3 2017 lúc 10:36

- Tranh 1 :

Một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Có vẻ như bà đang muốn sang đường nhưng đường phố nhiều xe quá, bà cứ ngập ngừng một hồi lâu.

- Tranh 2 :

Thấy vây, cậu bé bước tới và hỏi bà :

- Cháu có thể giúp gì cho bà ạ ?

- Chào cháu. Bà đang muốn sang phía bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá.

Cậu bé nhanh nhảu đáp :

- Vậy thì cháu sẽ dẫn bà sang đường ạ

- Tranh 3 :

Cậu bé nắm lấy tay bà cụ rồi bước chầm chậm xuống lòng đường. Cụ nở nụ cười ấm áp, hiền từ vì cậu bé thật ngoan. Cuối cùng cậu đã giúp bà qua đường an toàn.

→ Em có thế đặt tên câu chuyện là : Một việc làm tốt, Giúp bà, Sang đường...

banhbeo123
Xem chi tiết
Mai Anh
3 tháng 12 2017 lúc 16:23

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

KUDO SHINICHI
3 tháng 12 2017 lúc 16:27

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei

em
3 tháng 12 2017 lúc 16:38

1.Đó là một bài học nhớ đời cho tôi. Chỉ vì tính kiêu căng và ngạo mạn mà tôi đã thất bại. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc thi đấu giữa tôii và Rùa.
Vào một buổi sáng mùa thu, tôi ra khỏi hang. Nhìn những bông hoa mới thơm làm sao. Tôi vừa đi vừa nhấm nháp vài ngọn cỏ. Đang đi, bỗng tôi nhìn thấy một chú Rùa cố sức tập chạy. Tôi mỉa mai Rùa:
- Mày mà cũng đòi tập chạy à? Đồ chậm như sên ấy.
Rùa đáp:
- Vậy anh thử thi với tôi xem ai chạy nhanh hơn?
Tôi vừa nghe Rùa nói, lăn ra đất, ôm bụng cười. Tôi nói với Rùa:
- Được, thi thì thi, tao chấp mày một nửa đấy!
Sáng hôm ấy, mọi thú vật đổ tới rừng để xem cuộc thi đấu có một không hai. Vừa bắt đầu, Rùa đã vác cái mai nặng cố sức chạy thật nhanh. Đi đến giữa đường đua, tôi nghĩ:
- Đợi Rùa đến gần đích ta phóng là vừa.
Gặp một cây cổ thụ lớn, tôi liền tựa lưng nhìn trời, mây và đánh một giấc. Đang ngủ bỗng những tia nắng chiếu thẳng vào mắt tôi. Thỉnh dậy nhìn thấy Rùa đã gần tới đích, tôi vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn rồi, Rùa đã về đích trước tôi. Xấu hổ quá, tôi chạy thẳng vào rừng sâu.
Đấy, các bạn thấy không, nếu kiên trì và khiêm tốn thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, còn kiêu căng ngạo mạn như tôi thì không tốt đâu. Các bạn hãy học tập Rùa nhé

2.Chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ rồi. Vậy mà buổi nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ hồi ấy ở Sài Gòn chẳng bao giờ phai nhạt trong kí ức tôi. Lời nói và cử chỉ của người khi giơ hai bàn tay ra trước mắt tôi: “Đây! Tiền đây! Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Quyết tâm và ý chí, nghị lực của Người đã làm cho tôi vô cùng xúc động. Người đã biểu lộ sức mạnh tiềm tàng của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước một kè thù xâm lược nào. Chuyện về “Hai bàn tay” cụ thể như sau

mk trả lời đầu tiên