Đóng vai bác tiều trong truyện " Con hổ có nghĩa " để kể lại câu chuyện
(Có thể có thêm một vài chi tiết tưởng tượng và đừng chép mạng nhé ,ai chép mạng tớ ko k đâu)
Bài tham khảo
Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.
Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:
– Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.
– Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?
– Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.
Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.
Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.
Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.
Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.
Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?
Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!
Hổ bà tiếp tục kể:
Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người
– Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.
Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3
Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.
Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.
Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:
– Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?
– Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…
Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.
– Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.
Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:
“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.
Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.
– Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…
– Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…
Nói rồi bác gánh củi quay đi.
Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.
Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:
“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.
Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.
Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.
Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.
Nghe xong, con hổ kia nói:
– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”
Trong truyện Thánh gióng có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa . Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó ( ko chép mạng các bạn nhé )
+ Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
+ Sứ giả triều đình. Những người đi theo Gióng giết giặc… - Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật chính. - Những chi tiết kì ảo giàu ẩn ý ở nhân vật Thánh Gióng. + Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường : ++ Bà mẹ đặt chân mình vào vết chân to về nhà thọ thai 12 tháng ; sinh cậu bé khôi ngô, lên 3 tuổi mà không biết nói biết cười. ++ Nghe tin sứ giả bỗng dưng cất tiếng đòi đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi. + Thánh Gióng ra trận. ++ Vươn vai thành dũng sĩ. ++ Ngựa sắt phun lửa. ++ Dùng tre làng đánh giặc. + Thánh Gióng sống mãi. ++ Bay về trời. ++ Để lại những dấu tích của tre, của ao đầm.Em đọc câu chuyện Cây tre trăm đốt và tìm một chi tiết tưởng tượng,kì ảo có trong chuyện và nêu ý nghĩa của nó (trả lời từ 3-5dòng)
em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
tham khảo
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích em liên tưởng ngay đến những ông bụt, bà tiên, những vị thần giúp đỡ người tốt trong lúc nguy nan cấp bách hay đau khổ. Một trong những truyện cổ tích em được đọc nhiều lần và nhớ rõ từng chi tiết chính là truyện Cây tre trăm đốt.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt kể về một lão nhà giàu và một anh nông dân nghèo. Lão nhà giàu tuy có tiền nhưng lại rất keo kiệt, chỉ biết ăn của người, anh nông dân nghèo phải đi cày thuê ruộng cho lão nhưng lão lại không muốn trả tiền liền nghĩ ra cách dỗ dành anh chịu khó cày bừa đủ ba năm sẽ gả con gái cho. Anh nông dân tính thật thà liền tin ngay, chăm chỉ làm lụng cả vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, kiếm cho lão nhà giàu không biết bao nhiêu là thóc lúa.
Đến hạn ba năm trôi qua, lão nhà giàu không muốn gả con gái cho anh nông dân nên lừa anh đi chặt cây tre đủ 100 đốt về làm đũa cho cả làng ăn cỗ. Anh nông dân khờ tưởng cây tre trăm đốt có thật nên vào rừng chặt nhưng làm gì có cây tre nào đủ 100 đốt, may thay anh là người thật thà lại ăn ở tốt nên được trời thương, có một ông lão dạy anh đọc câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất". Từ 100 đốt tre có thể liền thành một cây tre cao vút thẳng tắp, anh nông dân đã thành công có được cây tre đủ 100 đốt.
Thế nhưng khi mang tre về anh nông dân biết mình đã bị lừa, lão nhà giàu đang mở tiệc linh đình gả con gái cho tên nhà giàu khác. Thấy vậy anh ta liền đọc câu thần chú "khắc nhập" nhốt cả lão nhà giàu và những tên nhà giàu khác vào trong cây tre, lúc sau khi lão đã hứa gả con gái thì anh nông dân mới đọc "khắc xuất" để họ được ra ngoài.
Quả thực những người tốt sẽ luôn gặp điều lành, may mắn giống như câu "Ở hiền gặp lành" còn những người xấu ác trước sau gì cũng phải chịu quả báo cho những việc mình đã gây ra.
tham khảo :
Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:-Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:-Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:-Làm sao con khóc giữa rừng vậy?Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:-Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:-Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:-Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Tôi là một anh nông dân nghèo bình thường như bao người khác. Nhưng tôi vẫn luôn tự hào về bản thân mình vì có tính tốt bụng, chăm chỉ và khỏe mạnh hơn người.
Một ngày nọ, khi đến làm ở nhà phú ông, tôi đã được ông hứa gả con gái cho nếu chịu làm ba năm cho nhà ông mà không lấy tiền công. Vốn đã phải lòng con gái phú ông lâu nay, tôi liền đồng ý mà không cần suy nghĩ gì cả. Trong ba năm ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, không quản ngại nắng mưa. Rất nhiều tài sản đã được tôi tạo ra, chất đầy trong kho khiến phú ông thích lắm.
Đến kì hạn, phú ông gọi tôi ra, yêu cầu tôi về chuẩn bị sính lễ là một cây tre trăm đốt để hỏi cưới con gái ông. Tuy khó khăn, nhưng thấy ông kiên quyết, tôi cũng đành khăn gói đi ngay. Tìm biết bao ngọn đồi, khu rừng mà vẫn không thấy cây tre nào có nhiều đốt như thế cả. Tôi bất lực ngồi gục xuống. Đúng lúc ấy, ông Bụt hiện lên, dạy cho tôi câu thần chú kì diệu. Với câu thần chú ấy, tôi có thể dính một trăm đốt tre vào với nhau thành cây tre trăm đốt.
Tìm được sính lễ, tôi phấn khởi trở về nhà. Ngờ đâu, ở trên sân lại đang tổ chức đám cưới linh đình của con gái phú ông và tên nhà giàu khác. Phẫn nộ vô cùng, tôi xông vào, đọc thần chú tạo nên cây tre trăm đốt, rồi gắn cả tên địa chủ xảo trá vào đó. Tên thông gia kia muốn giúp ông ta cũng bị dính vào luôn. Phải đến khi tên địa chủ chịu xin lỗi và thực hiện lời hứa, tôi mới tha cho.
Sau lần ấy, tên địa chủ không dám lừa gạt tôi nữa. Như đã hứa, hắn gả con gái cho tôi. Cả hai vợ chồng tôi cùng nhau chung sống hạnh phúc dưới mái nhà ấm êm.
Trong truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh nhân vật chính là ai ? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng , kì ảo như thế nào ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó ? ( ko chép mạng )
+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
Ý nghĩa tượng trưng
- Sơn Tinh: Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.
- Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Trong bài có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Sơn Tinh là chúa vùng non cao có thể làm các dãy núi, đất cao thêm còn Thủy Tinh thì điều khiển được nước.
- Sơn Tinh: tượng trưng cho sự mong muốn chế ngự thiên tai của ông cha ta và thể hiện cho những điều tốt đẹp.
- Thủy Tinh: tượng trưng cho những cái xấu, sư tàn phá phá hủy thiên nhiên bằng cách dâng nước lên cao.
-Các nhân vật cinh là Sơn Tinh , Thủy Tinh
-Các chi tiết tưởng tượng kì ảo là:
ST: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
TT:Họ mua , mua về ; gọi gió , giờ đến.
ST dùng phép lạ bốc từng quả đồi , đổi từng dãy núi , dựng thành lũy đất để ngăn chặn dòng nước lũ.
Nước sông dâng lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh giữa một biển nước
Voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao.
-Ý nghĩa của nhân vật ST , TT là:
Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh của mưa gió , lũ lụt hàng năm xảy ra tại khu vực sông Hồng , gây phá hoại mùa màng.
Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng năm đáp đề , chế ngự thiên tai , lũ lụt, đồng thời nói lên ước mơ muốn chiến thắng thiên tài của người Việt có để bảo vệ mùa màng.
Mình nghĩ là vậy nha
cậu hãy tự làm hoặc THAM KHẢO văn mẫu nhé
cảm ơn bạn đã đưa ra lời khuyên mình xin nhận
Tham khảo :
Tôi là Sọ Dừa. Mẹ thấy tôi không chân, tròn như một quả dừa. Bà buồn bã, toan vứt đi thì tôi bảo với mẹ:
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!
Thương tôi, bà giữ lại nuôi. Đến khi lớn, tôi xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Tôi chăm bò rất giỏi, con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.
Đến vụ mùa, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho tôi. Hai cô chị kiêu căng, thường tỏ ra khinh thường tôi. Chỉ có mình cô Út là đối đãi với tôi tử tế.
Cuối mùa ở, tôi xin mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới vợ cho mình. Mẹ tôi liền mang buồng cau đến nói chuyện với phú ông.
Đến khi về nhà, mẹ nói với tôi về lễ vật mà phú ông yêu cầu: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Tôi nghe xong, liền động viên mẹ hãy cứ yên tâm.
Đúng ngày hẹn, khi thấy trong nhà có đầy đủ lễ, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên. Vào ngày rước dâu, tôi được trở làm lại người. Thật ra, tôi vốn là tiên ở trên trời. Do tôi vi phạm thiên quy nên Ngọc Hoàng phạt đầu thai xuống hạ giới, biến thành hình dáng xấu xí. Nay nhận được tình yêu thương của cô út nên được hóa giải. Khi tôi bước ra, mọi người trong nhà vô cùng ngạc nhiên. Mẹ tôi thì vui mừng vì con mình có được hạnh phúc.
Tôi và vợ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhờ có sự động viên của vợ, tôi học hành chăm chỉ. Tôi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
Sau nhiều ngày đi sứ, tôi trở về quê hương. Trên đường đi, thuyền của tôi có ngang qua một hòn đảo thì nghe thấy tiếng kêu:
- Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về.
Tôi cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng tôi gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Tôi nghe vợ kể lại chuyện bị hai cô chị hại. Tôi liền đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, rồi mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện vợ tôi gặp rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, tôi mới đưa vợ ra. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.
Em đã từng nghe câu Câu chuyện cây tre trăm đốt, em hãy tưởng tượng ra nhân vật anh Khoai và tả lại nhân vân đó
Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhà phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông ngày càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ. Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhờ vào chính sức lao động của mình.
Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhá phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về thì phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ.Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc ấm no, hạnh nhờ vào chính sức lao động của mình.
Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhà phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông ngày càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ. Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhờ vào chính sức lao động của mình.Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhà phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông ngày càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ. Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhờ vào chính sức lao động của mình.
Câu 1 : a, Giải thích các khái niệm sau:
- Tưởng tượng là: ........................................
- Kì ảo là: ......................................
- Tưởng tượng kì ảo là tưởng tượng ra những chi tiết, hình ảnh:.......................................................
b, vai trò của các chi tiết này trong truyện:.................................................................
ai nhanh mk tick, ko chép mạng . :)
tưởng tượng là thứ con người nghĩ ra ,ko có thật
kì ảo là li kì và huyền bí
là chi tiết do ông cha ta sáng tác,li kì ,ko có thật ,..
b) nghiêng về công lí (ở hiền gặp lành, ở gian gặp ác,...),...
Hãy đóng vai nhân vật cô em gái út kể lại câu chuyện Sọ Dừa ( ko chép mạng, nếu chép mạng mình sẽ đánh giá là sai )
trong thiên nhiên có sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi sang xuân chi chít những mầm non nhú lên tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành câu chuyện có các nhân vật: Cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông và nàng tiên mùa xuân.
(ko chép mạng nha, mình đọc trên mạng chán r mới vào đây đấy)
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
MB: - Nêu tình huống, hoàn cảnh
- Giới thiệu các nhân vật
TB: 1. Lão già Mùa Đông
- Lão tới cai quản đất trời
- Già nua, xấu xí, lạnh lùng, cau có
- Mang theo hơi lạnh, buốt giá, ...
- Lão hay rít lên những âm thanh khô khốc
- Len lỏi vào đường làng, ngõ xóm, trèo lên cành cây, kẽ lá, ... khiến cho vạn vật run rẩy, sợ hãi
2. Cây bàng
- Mọi người quây quần trong nhà bên bếp lửa...
- Cây Bàng run rẩy, lo sợ ngoài đường
- Lão già Mùa Đông cuốn theo những chiếc lá
- Cây đau xót nhìn những chiếc lá rơi dần
- Tay gầy guộc, khô khốc
+)Nói với Đất Mẹ: con chết mất thôi, con khát nước...
Đất Mẹ an ủi: cố gắng vượt qua thời gian này, gian khổ rồi cũng sẽ qua...
*Đất Mẹ:
- Giọng thều thào, khô cằn, mệt mỏi, dưới mặt đất chỉ còn lá khô,... cánh đồng nứt nẻ...
+)Chắt chiu những giọt nước, những dưỡng chất để nuôi dưỡng Cây Bàng
3. Khi Nàng tiên Mùa Xuân tới
- Xinh đẹp, trẻ trung, dịu dàng, ấm áp
- Chị mang trên mình những chiếc váy làm từ các loại hoa, áo choàng kết từ những tia nắng
- Mang theo những giọt mưa...
- Vạn vật, cây cối bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài
- Cây Bàng như hồi sinh
- Đất Mẹ đón lấy những giọt mưa...
KB: - Nêu bài học
...