Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Ngân
19 tháng 3 2023 lúc 22:17

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

Khang Trần
13 tháng 4 lúc 19:55
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

vũ gia anh
Xem chi tiết
vũ gia anh
24 tháng 3 2019 lúc 14:43

ghi nhầm ko phải viết đoạn văn đâu

Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
︵✰ßล∂
21 tháng 3 2018 lúc 19:22

Trẻ em phải đội mũ bao hiểm khi đi xe gắn máy
Bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm và đưa vào trong hệ thống văn bản pháp luật, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông.Nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự liên quan đến tình hình tai nạn giao thông …làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông, để an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (dĩ nhiên là mũ phải đạt chất lượng) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Tại các nước phát triển, hầu hết mọi người dân đều có ý thức tốt chấp hành luật lệ giao thông, khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy (kể cả xe đạp) luôn đội mũ bảo hiểm, không cần sự giám sát của nhà nước.

︵✰ßล∂
21 tháng 3 2018 lúc 19:22

Ta phải thực hiện đúng an toàn giao thông có những quy luật sau :
- Đội mũ bảo hiểm có quai khi đi xe máy , đạp điện .
- Không đi quá nhanh .
- Đi đúng phần đường bên phải .

vũ thị như quỳnh
21 tháng 3 2018 lúc 19:35

ở lưa tuổi học sinh như chúng ta, cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi các loại xe. 

ta cần phải đội mũ bảo hiểm để nếu mà bị tai nạn thì có mũ bảo hiểm, chúng ta se tránh đươc các tai nạn rủi ro đáng tiếc sảy ra. Nhà nươc đã có quy định rằng :Trẻ em tư 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm.

Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
18 tháng 11 2018 lúc 2:13

Đáp án: A

tt hà
Xem chi tiết
Chính Ngô
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
1 tháng 4 2022 lúc 22:16

a. Cầu khiến

b. Nghi vấn.

c. Cảm thán

thân minh phúc
Xem chi tiết

đấm chết cha chúng nó đê :)))

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Thùy Mai
24 tháng 3 2020 lúc 20:48

Khuyên răn và nói lên tác hại nhá

Khách vãng lai đã xóa
ミ★长ąуşợǥáเ★彡
24 tháng 3 2020 lúc 21:23

công an mời ngay lên phường

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 6 2019 lúc 11:45

Là khu phố văn hóa nên vấn đề bảo vệ môi trường khu dân cư rất được mọi người nơi em cư trú quan tâm. Khu phố luôn sạch đẹp. Trẻ em không nói tục. Chẳng người lớ nào cãi cọ nhau. Mọi người bảo nhau giữ gìn trật tự, an ninh và luôn sống hòa thuận với nhau. Chính vì vậy, vào sáng chủ nhật vừa qua, như đã được thông báo trước, em cùng với bố mẹ và bà con cô bác trong khu phố đi làm "xanh – sạch" con đường chính vào Khu phố Văn hóa An Hưng.

Tinh mơ, mặt trời chưa lên, mọi người đã lao xao gọi nhau tập trung ở đầu cổng Khu phố. Ai nấy đều có trên tay dụng cụ lao động và tư thế rất sẵn sàng: "Tiến hành đi bà con ơi, kẻo nắng lên thì mệt đấy!". Rồi, cứ thế theo sự phân công của bác Trưởng Khu phố, mọi người sốt sắng vào việc ngay. Ai cũng vui vẻ chuyện trò, vừa làm vừa làm vừa hỏi han nhau, vì cả tuần ai cũng bận bịu chẳng mấy lúc rảnh rang. Tiếng cuốc xới cỏ dại. Tiếng chổi quét sàn sạt thu dọn các loại rác vào một chỗ. Tiếng bước chân thoăn thoắt của các anh chị thanh niên, tất cả đã tạo thành những âm thanh rộn rã, đáng yêu. Có những cô, những bác tuổi cao nhưng vẫn tham gia lao động rất hăng hái, vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa động viên con cháu cùng năng nổ hoàn thành. Tuổi nhỏ như chúng em thì đi gom nào các loại rác, nào cỏ dại… vào thành từng đống để đốt đi hoặc để đổ vào thùng rác công cộng. Mấy hôm nay trời mưa liên tục, cỏ các loại ở ven đường mọc lan nhanh quá và chúng em nhanh chóng nhổ bằng hết. Một đoạn đường đi lại bị nước mưa làm cho xói dần, đất lở ra tạo thành vũng lầy ngập nước. Em tham gia cùng các anh chị thanh niên dùng xẻng, cuốc san lấp lại cho bằng phẳng hơn, rồi chuyển đổ vào đó những sọt đá xanh vừa được mua về bằng tiền đóng góp của bà con dân phố. Những ống quần xắn cao quá gối, những bàn tay trần lem dính đầy bùn non, những nụ cười tươi rói của mọi người đang lao động. Tất cả tạo thành một hình ảnh đẹp đẽ của một Khu phố Văn hóa. Nhìn cảnh đầm ấm ấy, em càng thêm yêu mến và tự hào về Khu phố của mình và coi đó là một tấm gương sáng về tinh thần bảo vệ môi trường.

Chẳng bao lâu, con đường đã trở nên gọn sạch và bằng phẳng hơn. Em ngắm nhìn khuôn mặt phấn khởi của mọi người mà càng thêm hiểu rõ về giá trị của công việc mình vừa tham gia. Em thầm hứa rằng mình sẽ luôn luôn là thành viên tích cực, chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sạch, đẹp.