từ"hoàn thành" trong câu thơ"bao ngôi nhà đã hoàn thành"thuộc từ :
Bài 2.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?
Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?
Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?
Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?
Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
Lận đận đời bà biếtmấy nắng mưa.
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào?
Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”.
Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng – phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán (gạch chân và ghi rõ chú thích).
Chép 07 câu thơ tiếp theo:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- Nhan đề tác phẩm là danh từ.
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.
+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.
Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.
- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.
* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:
- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.
+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.
+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.
- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa
+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.
+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương
của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...
+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
* Đánh giá khái quát:
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ 8 chữ;
+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;
+ Sử dụng câu cảm thán.
- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.
Từ nhà trong câu sau được dùng theo nghĩa gì ?Ngôi nhà của người thợ xây mới được hoàn thành
Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
Câu 4: Vì sao Lý Thái tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long)
Câu 5: Sau khi thành lập nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
B-ĐỊA LÝ
Câu 1: Dãy núi hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?
Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình của vùng Trung du Bắc bộ.
Câu 3: Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa?
Câu 4: Vì sao đồng bằng Bắc bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Câu 5: Thành phố nào là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ?
Tham khảo
3. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. + Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
4. Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô). ... - Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
5. Để củng cố nhà nước, nhà Trần đã: - Cải cách hành chính: chia cả nước thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản. - Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông coi việc nước.
B-ĐỊA LÝ
1. sông Hồng và sông Đà
2.
- Đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ+ Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. + Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. + Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
3. Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
4. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ do: - Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
5. Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đôi khi 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc.
3. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. + Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
4. Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô). ... - Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
5. Để củng cố nhà nước, nhà Trần đã: - Cải cách hành chính: chia cả nước thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản. - Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông coi việc nước.
B-ĐỊA LÝ
1. sông Hồng và sông Đà
2.
- Đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ
+ Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. + Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. + Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
3. Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
4. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ do: - Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
5. Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đôi khi 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc.
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
A. tràn ngập âm thanh
B. Có màu sắc sáng tươi
C. ảm đạm, ủ ê
D. náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Cho câu thơ sau:
"Ta nghe hè dậy bên lòng"
Câu 1: Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
Câu 2: Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?
Câu 3: Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 4: Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép
Bốn người thợ đang cùng xây một ngôi nhà. Trong 5 ngày, họ đã hoàn thành một nửa ngôi nhà. Nhưng mùa đông đang đến gần và họ muốn hoàn thành nốt công việc của mình trong vòng 2 ngày nữa. Hỏi những người thợ đó cần gọi thêm bao nhiêu người bạn đến giúp đỡ, nếu họ không muốn làm phiền nhiều người hơn mức cần thiết?
Để hoàn thành công việc xây một ngôi nhà cần 9 công nhân trong 84 ngày để hoàn thành. Hỏi cần thêm bao nhiu công nhân nx để hoàn thành công việc trong 54 ngày. ( năng suất của mỗi công nhân là như nhau)
Giải:
Gọi x ( công nhân ) làm xong công việc trong 54 ngày
Vì số ngày và số công nhân là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên
\(9.84=x.54\)
\(\Rightarrow x=\frac{9.84}{54}=14\) ( công nhân )
Vậy 14 công nhân làm xong công việc trong 54 ngày
Cần phải tăng lên số công nhân là:
\(14-9=5\) ( công nhân )
Vậy cần phải tăng thêm 5 công nhân
Cho biết 25 công nhân xây mới ngôi nhà hoàn thành với thời gian 210 ngày.để xây ngôi nhà đó hoàn thành với thời gian 150 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?