Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thị quỳnh Như
Xem chi tiết
Thái Lê Diệu Anh
15 tháng 5 2018 lúc 10:52

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

Nguyễn Phạm Hồng Anh
15 tháng 5 2018 lúc 10:45

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Nguyễn Phạm Hồng Anh
15 tháng 5 2018 lúc 10:46

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Mỹ Thành của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Mỹ Thành" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Mỹ Thành, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Mỹ Thành sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

ÂN QUỐC
Xem chi tiết
vugiang
10 tháng 1 2022 lúc 10:37

Tham khảo:

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .

like nha b

Vì em chơi hệ nguuu
Xem chi tiết
chuche
11 tháng 1 2022 lúc 10:05

Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.

Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.

Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.

Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.

 

Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.

Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.

Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.

Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.

Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.

phamvanhung
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 17:31

Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa. Đó là một vùng biển với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giỡn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sóng đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc. Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tận đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương. Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phim, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển. Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên. Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.

Ngọc Quyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
7 tháng 3 2021 lúc 19:10

Em tham khảo nhé !!!

 

 “Tùng tùng tùng”, tiếng trống vào lớp vang lên cũng là lúc chúng em biết sẽ vào giờ tập làm Văn. Đây là giờ kiểm tra một tiết mà chúng em đã được cô báo từ tuần trước. Chắc hẳn mọi người ai cũng rất mong chờ tiết kiểm tra này.

   Hôm đó cô giáo bước vào lớp. Cả lớp đứng lên chào cô và ngồi trật tự, không nhốn nháo như đầu những tiết học khác. Có thể thấy ai cũng rất coi trọng giờ kiểm tra này. Cô bước vào lớp phổ biến mọi quy tắc trong giờ kiểm tra. Cô giáo bắt đầu viết chữ lên bảng thật to: Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn, thời gian 45 phút. Cô đi phát đề kiểm tra cho từng bạn. Mới phát đến bàn đầu mà bàn cuối chờ đợi với tâm trạng đầy háo hức, không biết sẽ vào đề như thế nào đây.

   Lúc tất cả đã có đề bài trong tay tất cả đều bắt tay vào làm bài ngay. Trong lớp không khí thật im ắng. Ai ai cũng ngồi ngắn và làm bài thật nghiêm túc. Lúc đó chỉ nghe thấy thở, tiếng bút viết và tiếng lật tờ giấy kiểm tra. Vì lớp học quá im ắng có thể nghe thấy cả tiếng giảng bài của các cô ở lớp bên cạnh. Tiếng chim hót ríu rít trên những vòm cây trong sân trường khiến chúng em thấy có động lực làm bài.

 

   Trong lúc làm bài có bạn rất chăm chú viết, không hề bị mất tập trung. Có bạn lại trầm tư suy nghĩ, đôi lông mày chau lại rất tập trung rồi chợt đặt bút viết có vẻ như đã nghĩ ra một ý tưởng nào đó. Đã hết hai phần ba thời gian, cô giáo nhắc tất cả các bạn làm bài thật cẩn. Có những bạn làm nhanh đã gần hoàn thành, có bạn vẫn cố gắng viết thật nhanh cho kịp thời gian. Thỉnh thoảng cô lại đi một vòng để nhìn bao quát lớp. Cô đi qua nhắc nhở một số bạn ngồi cho thẳng lưng lên hay nhắc làm bài cẩn thận, không phải vội vàng vì còn khá nhiều thời gian.

   Một lúc sau cô nhắc cả lớp: “Chỉ còn năm phút nữa các em nhé!”. Nghe xong lời nhắc của cô có bạn đã đặt bút xuống để soát lại bài. Có bạn vẫn cố gắng tăng tốc thật nhanh để viết cho xong kết bài. Em nhớ nhất là cái Linh, nó cuống cuồng cả lên vì mải viết quá nhiều, quá dài nên đến lúc đó vẫn chưa xong thân bài. Mặt bạn rất căng thẳng, lúc đó em ngồi bên cạnh thấy vậy đã khuyên Linh bình tĩnh, hoàn thành nốt phần thân bài rồi chuyển sang kết bài để có bài văn hoàn thiện. Tiếng trông hết giờ lại dõng dạc vang lên lần nữa “tùng tùng tùng”. Vậy là đã hết giờ. Cô giáo hô: “Đã hết thời gian làm bài, tất cả các em dừng bút lại”. Cuối cùng Linh cũng đã xong kịp khi cô thu bài. Bạn Phương Thảo lớp trưởng đã đi thu bài của từng bạn và nộp lại cho cô. Xong bài nhìn mặt bạn nào cũng bớt căng thẳng hơn, thở phào nhẹ nhõm sau bốn mươi lăm phút tập trung cao độ. Trong lớp lúc đó xôn xao những tiếng trao đổi về bài văn vừa viết.

   Bài viết văn hôm đó em cũng cảm thấy tương đối hài lòng vì mình đã viết được những đoạn văn, câu văn thật ưng ý, thể hiện được ý tưởng của mình. Em thích những giờ tập làm văn bởi lúc ấy là lúc em được thể hiện cảm xúc, ý tưởng của mình.

NLT MInh
7 tháng 3 2021 lúc 19:12

Trong đời học sinh ai chẳng phải làm những bài kiểm tra. Nào là kiểm tra miệng, kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra một tiết rồi kiểm trạ học kì và cả những đợt thi học sinh giỏi nữa. Tất cả các giờ kiểm tra đều mang lại một cảm giác hồi hộp cho học sinh dù đó là học sinh giỏi hay kém. Đối với tôi, hồi hộp nhất là giờ kiểm tra Ngữ văn. lớp tôi trước mỗi giờ kiểm tra Ngữ văn, không khí ôn tập có vẻ ghê gớm hơn bình thường một chút. Tôi nhớ nhất buổi kiểm tra Ngữ văn vừa rồi. Hôm đó, khi cô giáo dạy nhạc vừa ra khỏi lớp, cả lớp tôi đã nhao nhao lên. Hầu như các bạn đều không xuống sân chơi. Đứa thì vội vội vàng vàng lôi mấy quyển vở ra “tụng”, đứa lại quay xuống bàn dưới ôn bài cùng bạn, đứa thiếu cẩn thận thì chạy ngược chạy xuôi xin tờ giấy kiểm tra. Trống vào lớp, bầu không khí lớp tôi đang xôn xao bỗng im ắng hẳn đi. Khi cô giáo văn bước vào lớp, cả lớp ai cũng im re như sợ nếu mất trật tự sẽ bị cô cho đề khó hơn. Cô cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu đọc đề bài. Cả lớp im lặng lắng nghe, cắm cúi ghi lại đề bài và bắt đầu làm bài. Một vài bạn nam tinh nghịch còn chưa tập trung quay ngang quay ngửa. Cô nhắc nhở nghiêm khắc làm các bạn trật tự ngạy lập tức.Đề kiểm tra này có hai phần: Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt cũng không có gì là khó mà toàn là câu hỏi trắc nghiệm nên tôi làm xong khá nhanh chóng. Tranh thủ nghỉ một lát, tôi ngước lên nhìn xung quanh: Không khí im ắng làm lớp học dường như cao hơn, rộng hơn. Ánh sáng từ ngoài cửa sổ chiếu vào lớp chan hòa kì lạ. Chỉ còn nghe tiếng bút đưa sột soạt trên giấy, tiếng mở giấy và tiếng quạt quay đều đều. Cô giáo ngồi trên bàn giáo viên, có vẻ như đang chấm bài. Đôi lúc cô ngẩng lên nhìn xuống khắp lớp. Cô “tăm” rất kĩ càng một học trò nào đó có ý định nhấp nhổm nhìn bài hay nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết một học trò cóp bài. Bởi sự nghiêm khắc và tinh tường đó của cô mà lớp tôi ai cũng ngoan ngoãn khác thường. Bạn thì im ru cắm cúi làm bài, bạn thì vừa viết vừa chau mày suy nghĩ, có bạn chắc đang bí nên cứ ngồi cắn cắn vào đầu bút như thể đang cố nhớ lại một điều gì đó. Tôi cũng tiếp tục đọc lại bài kiểm tra của mình một lượt xem có chỗ nào còn sai sót và tiếp tục làm bài.Còn khoảng mười phút nữa là hết giờ, bài của tôi cũng đã xong và đã được kiểm tra kĩ càng. Lúc này tôi mởi thở phào và ngước mắt nhìn xung quanh. Cả lớp tôi vẫn im phăng phắc. Ai cũng cặm cụi với bài làm của mình, không còn những gương mặt ngó nghiêng ra ngoài cửa sổ như trong những tiết học bình thường khác. Những bạn học khá môn Ngữ văn hay chăm chỉ trong lớp có vẻ đã làm bài xong và hài lòng với bài làm của mình. Bạn thì cặm cụi làm nốt phần cuối, bạn thì đang đọc lại bài viết của mình. Riêng có một số bạn mà tôi biết là không chăm chỉ cho lắm đang ngó ngoáy, hình như gặp khó khăn trong bài làm. Gương mặt các bạn có vẻ rất lo lắng. Tôi nghe thấy có đôi ba tiếng xì xào ở chỗ các bạn ấy nhưng rồi các bạn lại im bặt khi gặp cái nhìn “nảy lửa” của cô. Sau buổi hôm nay, chắc chắn các bạn ấy sẽ rất hối hận vì sự lười nhác của mình. Cô giáo đi xuống và tiếp tục quan sát khắp lớp. Nhìn qua bài của mấy bạn làm xong ánh mắt của cô ánh lên nét tin tưởng, khích lệ rõ rệt. Còn khi nhìn mấy bạn đang bắng nhắng, ngó nghiêng, cô lại lộ vẻ buồn buồn nhưng cũng khá nghiêm khắc. Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường giòn giã vang lên kết thúc hai tiết kiểm tra. Cô yêu cầu các tổ trưởng đi thu bài, trong khi đó, lớp dần yên ả trở lại. Mấy bạn tổ trưởng vừa thu bài vừa hỏi han, so sánh kết quả bài làm. Các bạn khác cũng bàn tán sôi nổi. Có bạn ngồi bàn một còn quay xuống, hỏi bài bạn ngồi tận bàn cuối. Có vài bạn khôn lanh vội vã sửa lại đôi chỗ ở bài làm của mình. Bài thu rồi, lớp còn ồn hơn, tiếng hỏi bài, tiếng kều chán nản khi làm sai một câu nào đó và cả tiếng hét lên sung sướng khi làm bài khá hoàn chỉnh. Mấy bạn ngó ngoáy trong giờ nay có vẻ chán nản ghê gớm. Nhưng rồi những điều đó cũng qua đi sau khi cô giáo thu bài và bước ra khỏi lớp. Cả lớp tôi không ai ngồi lại phòng, tất cả đều ùa xuống sân để được chơi sau những giây phút làm bài căng thẳng.Một giờ kiểm tra Ngữ vãn như thế đấy, có cả những niềm vui và nỗi thất vọng. Sau mỗi giờ kiểm tra như thế, cô giáo có thể biết được học lực và mức độ chăm chỉ của mỗi học sinh, , còn chúng tôi cũng có thể tự đánh giá được năng lực học tập môn học của bản thân.

đình đạt lớp 6a5 nguyễn
Xem chi tiết
Giang シ)
31 tháng 12 2021 lúc 10:03

tham khảo :

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Chưa đến bảy giờ mà bọn trẻ ở khu phố em đã hát vang khắp ngõ. Em rối rít hối mẹ lấy đèn giúp em. Tay cầm đèn, tay cầm bánh em bước vội ra ngõ nhập vào cùng các bạn để lên phường.

Chúng em đi hàng đôi, miệng hát líu lo. Hàng dần dần dài ra bổi đi qua ngõ nhà ai cũng có từ một vài bạn ra nhập cuộc. Đúng bay giờ ba mươi chúng em đã có mặt ở bãi đất rộng nơi các anh chị trong Đoàn thanh niên thường sinh hoạt. Có hơn hai mươi bạn đã có mặt tự bao giờ. Các bạn ấy lớn hơn em nhưng nhìn các bạn có vẻ rụt rè, ngơ ngác lắm. Đó là những bạn không nhà, sống nhờ vào các công việc bán báo, vé số, đánh giày… Hôm nay, các bạn cũng được các anh chị trong phường mời đến vui Trung thu với chúng em.

Giữa bãi đất trống treo mấy cái đèn lồng to, bên trong gắn bóng điện, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Trên hai bàn lớn bày nhiều bánh: nào là bánh nướng, bánh dẻo, nào là mứt dừa , mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, còn có một mâm trái cây thật to của các cô ngoài chợ gửi vào. Chúng em được xếp ngồi trên các dãy ghế xung quanh chiếc bàn dài. Sau những giây phút rụt rè, các bạn nhỏ bây giờ đã rối rít. Bạn thì liến thoắng kể chuyện chị Hằng Nga ở cung trăng, bạm thì hỏi dò chú Cuội còn chăn trâu không, trâu có đi ăn lúa người ta nữa không?… Bỗng, tiếng chị phụ trách vang lên, không ai bảo ai, mọi người đều im phăng phắc nghe chị nói. Sau lời tuyên bố của chị, chúng em vỗ tay, rồi bắt đầu thắp đèn. Cả bãi trống sáng rực lên, lung linh ánh nến. Các bạn nghèo cũng được phát lồng đèn thật đẹp. Đó là công sức của các anh, các chị ở Đoàn phường đã ra công vót tre, cắt giấy bóng làm nên những lồng đèn cho tụi nhỏ chúng em vui chơi tối nay. Nhìn khắp sân bãi có đến hơn năm mươi chiếc lồng đèn, xanh, đỏ, tím, vàng… với những kiểu dáng khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là đèn của bé Thảo. Đó là chiếc đèn hình con bướm xinh xinh nhiều màu sắc, lại được trang trí bằng những sợi dây ngũ sắc, trông cứ như con bướm thật. Tiếp đó là đèn cá chép của Hoàng, đèn ông sao của Trinh, đèn con thiên nga của Thủy… Cái nào cái nấy đều trang trí đẹp mắt. Chúng em đồng thanh hát to “Tết Trung thu… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” Trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi. Ánh trăng trải xuống sân, nhảy múa trên các khóm cây làm cảnh vật thêm lung linh, mờ ảo. Có lẽ chị Hằng đang muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng. Sau thời gian rước đèn đi vòng vòng khắp khu phố, chúng em quay về vị trí bãi chơi để tiến hành phá cỗ. Mâm bánh trái được chia đều cho mỗi bạn. Các bạn mới rụt rè chưa dám nhận. Nhưng rồi trong không khí vui vẻ, ấm tình thương ấy, tất cả như quên hết mặc cảm, côi cút của mình, hòa vào cuộc vui như anh em trong một đại gia đình. Tiếng hát lại vang vang. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, chị Phụ trách tuyên bố tạm thời chấm dứt đêm rước đèn, hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem lại cho chúng em biết bao niềm vui. Em thầm mong bất cứ nơi nào trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn nhỏ đều được dự đêm Trung thu rước đèn họp bạn vui vẻ, ấm áp để mỗi dịp tết Trung thu đều trở nên đầy ý nghĩa

Bùi Hương Giang
Xem chi tiết
phan lê ngọc như ý nguyệ...
5 tháng 5 2018 lúc 8:22

bạn chủ tịch HĐTQ lớp mình mặc đồng phục khá nhăng . đầu bạn bù xù . lúc đó lớp nói chuyện nhiều bạn lên la lói om sòm lớp cũng chẵng nghe. Cái cổ của bạn đó như phun trào núi lửa nhưng cũng hổng ai nghe hết , cuối cùng bạn lấy cây thước dẻo dài 30 cm quất mấy bạn đến khi lớp ổn định cô bắt đầu trao giải ngoan học giỏi bạn lúc nào cũng được lên dù ai cũng biết bạn nói rất nhiều nên nhiều bạn muốn chữi bạn lắm nhưng ko được vì cô vừa dữ vừa binh bạn . lúc đó cái đầu bù xù của bạn trở nên gọn gàng hơn . nụ cười xinh đẹp trên môi bạn khiến nhiều đứa muốn ăn thịt bạn nhiều đứa thèm ăn luôn lớp phó.

em nhanh nhất thựt nhất nên k em nha

em học lớp 4 đó 

kết bạn nha

lê thanh sơn
5 tháng 5 2018 lúc 8:52

điếu cần .

Bùi Hương Giang
5 tháng 5 2018 lúc 15:46

Giúp mình với mình đang cần gấp lắm và ko được viết linh tinh

 토니
Xem chi tiết
Cô nàng cự giải
2 tháng 3 2018 lúc 16:41

Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Trong không khí lan toả khắp nơi mùi hương hoa ngào ngạt và thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó.

Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kĩ của năm trước mà khoác thêm chiếc áo đẹp thêm của năm mới. Những cây xà cừ to, cao, lắc lư cái đầu, ngày thường rất trầm tư thì hôm nay vui vẻ, luôn nở nụ cười như giỡn đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy.

Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. ở giữa đường có giăng khẩu hiệu: "Chúc mừng năm mới". Mỗi người trong gia đình đều tất bật chuẩn bị bữa cơm cùng tổ tiên. Thế rồi, mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng với những lời chúc tốt đẹp.

Gia đình em cũng vậy, cả nhà sum họp bên nhau hạnh phúc. Mọi người cười nói vui vẻ chúc nhau một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Tiếng cười vang khắp xóm, tràn ngập niềm yêu thương của gia đình. Rồi mọi người diện những bộ quần áo đẹp nhất để đi chúc tết. Những đứa trẻ ríu rít vui mừng vì được tiền mừng tuổi của mọi người. Mọi vật đều đổi mới. Những người trong xóm đã bắt đầu đi chúc Tết lẫn nhau với mong muốn một năm mới "an khang – thịnh vượng.



 

Mùa xuân chính là mùa tươi đẹp nhất trong năm, những cơn mưa xuân làm cho vạn vật tràn trề nhựa sống, vạn vật đua nở, trăm hoa khoe sắc. Sau những ngày đông dài và buồn thì mùa xuân đến như thổi vào cuộc sống của con người những luồng sinh khí mới, dào dạt mà thiết tha. Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất trong năm, bởi vào những ngày này thì khung cảnh quê hương của em trở nên vô cùng rực rỡ, tuy đó chỉ là những cảnh vật đơn sơ của một làng quê nghèo nhưng những thứ thân thương thường hóa thành những điều kì vĩ, tuyệt tác trong tâm hồn mỗi người. Và đối với tôi, mùa xuân trên quê hương chính là một tuyệt tác của đất trời.

Ai cũng có quê hương, đó chính là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi con người ta được sinh ra và lớn lên. Trên mảnh đất quê hương đó sẽ in đậm những dấu ấn của những kỉ niệm, của những dòng hồi ức đầy tươi đẹp. Những điều thân thuộc mà ta yêu thương thường được ưu ái hơn trong những cảm nhận, dẫu đi xa đến những miền tươi đẹp, trù phú hơn nhưng trong tâm thức mỗi người thì quê hương vẫn là nơi đẹp đẽ nhất, đẹp bởi chính tình yêu, sự gắn bó, và đẹp bởi nơi đó ta có người yêu thương.

Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.