Viết một đoạn văn ( khảng 5-7 câu ) phân tichs 1 chi tiết kì ảo mà em cho là thú vị
Truyện "CÂY BÚT THẦN"xây dựng bằng trí tượng tượng kì diệu tạo nên những chi tiết kì ảo, khiến ta bất ngờ và thú vị. Hãy chỉ chi tiết em cho là thú vị nhất và viết một đoạn văn ngắn kể lại một chi tiết đáng nhớ trong truyện.
ko copy hoặc chép mạng nha!!!!!!!!
Nhanh và đúng mik sẽ k cho!!!!
Cây Bút Thần là câu chuyện kể về cậu bé thông minh, vẽ đẹp tên Mã Lương.
Với cây bút thần, cậu bé đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật sống động như thật làm lũ tham quan, nhà giàu thèm khát. Hãy cùng TruyenCohHay.com xem cậu bé đã làm như thế nào để chống lại những kẻ xấu xa nhé.
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ.
Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!
Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:
Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi.
Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ.
Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về cái hay, đẹp của 1 chi tiết kì ảo mà em thích
(mk cần gấp lắm nên viết ngắn thôi nhoa mn, cho mk cái ý cx đc)
- Bạn thích chi tiết nào, ở trong truyện gì.
- Chi tiết có gì đặt biệt
-Vì sao bạn thích?
mk thích chi tiết tiếng đàn ở chuyện Thạch Sanh
Viết đoạn văn về một chi tiết tưởng tượng kì ảo mà em thích trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Son tinh:co tai Boc nui,roi nui
Thuy Tinh:Cos tai ho mua muua den goi gio gio den
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
mk mong đừng ai làm như vậy ^_^
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đọan văn (khoảng 5- 7 câu) trình bày cảm nhận về một chi tiết miêu tả trẻ em mà em thấy thú vị.
Tham khảo!
Cô bé Hiên trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam là một trong những nhân vật chính để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Không giống như hai chị em Sơn sống trong gia đình khá giả, Hiên là cô bé sinh ra trong gia đình nghèo. Vì mẹ em làm nghề mò cua bắt ốc kiếm tiền nên không hề có đủ tiền may áo ấm, nên em chỉ có manh áo rách tả tơi, thậm chí còn hở cả lưng và tay. Nhưng cô bé lại không hề cô đơn, cô được nhận tình yêu từ chị em Sơn khi được tặng chiếc áo khoác cũ của em Duyên. Đây chính là chiếc áo được gửi gắm từ những tấm lòng nhân ái và hảo thơm. Có thể thấy, Hiên là một cô bé đáng thương nhưng lại không bất hạnh, vì em luôn nhận được tình yêu thương của nhiều người.
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 3-5 câu,nêu cảm nhận của em về 1 chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong đoạn văn Thánh Gióng.
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em em về một chi tiết kì ảo trong truyện Con Rồng Cháu Tiên
ALO GIÚP MIK TRONG TỐI NAY VS MIK ĐANG CẦN GẤP .
SẼ TẶNG 1 TICK CHO CÁC BẠN
CẢM ƠN
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những điều được kể. Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần “thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ”. Thần hay ở dưới nước, “thỉnh thoảng lên sống trên cạn”, có sức khỏe vô địch và nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những con cá, con cáo, những cây sống lâu năm biến thành yêu quái làm hại đến cuộc sống, tính mạng của dân lành. Vị thần ấy còn dạy nhân dân ta “cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Sau đó, Lạc Long Quân thường về thủy cung, “khi nào có việc cần, thần mới hiện lên”.
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Hãy chỉ chi tiết em cho là thú vị nhất và viết một đoạn văn ngắn kể lại một chi tiếtddangs nhớ trong truyện " cây bút thân"
Câu 1 : Vì sao truyện "Thạch Sanh" được xếp vào thể loại cổ tích?
Câu 2: Em hiểu thế nào là "chi tiết thần kì"? hãy liệt kê 1 vài "chi tiết thần kì" trong truyện "Thánh Gióng" và nêu ý nghĩa của 1 chi tiết thần kì mà em thích.
Câu 3: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về chi tiết " bọc trăm trứng đẻ trăm con" trong truyện " Con Rồng cháu Tiên".
Giúp Mị Với!!!!!!
Câu 1: - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Câu 2: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
trong các chi tiết kì ảo của các truyện truyền thuyết đã học, em thích chi tiết nào nhất. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về chi tiết đó
Nồi cơm niêu mang biểu tượng của sự nhân nghĩa, chiến thắng Thạch Sanh qua tiếng đàn chỉ là bước đầu, nồi cơm niêu đã giải tỏa được nỗi lo của nhà vua, của nhân dân khi dùng nồi cơm nhỏ bé vừa chiêu đãi quân địch vừa đưa ra bài toán không có lời giải khiến chúng bội phục ngậm ngùi rút quân về nước, nồi cơm niêu nhỏ bé mà sao kì lạ đến vậy, nồi cơm mà bất cứ gia đình nào trong thời đại đó cũng có thể có được, nhưng không đơn giản như vậy, ẩn sâu phía bên trong hình ảnh nồi cơm niêu là bản chất từ xa xưa của người dân đất Việt, những người mang trong mình tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự nhân đạo thể hiện giữa người với người không kể ai, thể hiện trên cả những kẻ muốn cướp nước, trong lòng luôn thể hiện sự thân thiện, mong muốn hòa bình, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Bài làm :
Trong các truyền thuyết đã học ở ngữ văn 6 , có rấy nhiều chi tiết kì ảo , đặc sắc nhưng em thích nhất là chi tiết 'Cậu bé vùng dậy trở thành một tráng sĩ mình cao hơn trưởng ' trong truyện 'Thánh Gióng '
Thánh Gióng là con của 2 vợ chồng nghèo , lương thiện , phúc đức nhưng lên ba cậy vẵn không biết nói , cười và biết đi , cứ đặt đâu là nằm đó . Năm ấy , đất nước bị quân giặc xâm lược , nhà vua muốn tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước . Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc và báo với sự giải những thứ cần để dùng . Và đặc biệt từ khi gặp sứ giải cậu bé lớn nhanh như thổi , cơm ăn mấy cũng không no , hai vợ chồng phải đi vay gạo của làng xóm , làng xóm ai cũng vui vẻ góp gạo . Đến ngày hẹn , quân giặc đã ở núi Trâu , sứ giải kịp thời đưa những thứ cậu bé cần , chú bé vùng dậy trở thành một người mình cao hơn trưởng . Có thể nói rằng đây là 1 chi tiết rất thú vị . Chi tiết ấy đã làm cho truyện hay hơn ; làm nên đặc điểm của thể loại truyền thuyết ; nêu cách đánh giá của nhân dân về Thánh Gióng . Và kì vĩ hóa ; linh thiêng hóa vẻ đẹp của Thánh Gióng ; nói lên ước mơ của nhân dân có thể đánh bại được quân giặc ; khi hòa bình họ là một người rất bình thường nhưng khi đất nước gặp nạn thì họ là những mảnh ghép của sức mạnh để vùi đi quân giặc .Em rất ấn tưởng về chi tiết trên , em sẽ có gắng rèn luyện và học tập thật tốt để trở thành một người có ích trong xã hội , góp phần trong công việc xây dựng đất nước .